Quân đội Mỹ đã rút ra những bài học sai lầm về UAV trên chiến trường Ukraine?
Lầu Năm Góc đang đánh giá quá cao năng lực mang tính quyết định của các hệ thống không người lái trong những cuộc xung đột ở tương lai.
Sự thích ứng trên chiến trường cùng sự xuất hiện của các hệ thống và chiến thuật chống UAV hiệu quả đang làm giảm khả năng sát thương của UAV.
Lầu Năm Góc đang đánh giá quá cao năng lực mang tính quyết định của các hệ thống không người lái trong những cuộc xung đột ở tương lai. Ảnh: U.S. Army
Bộ Quốc phòng Mỹ đang đặt cược lớn trong cuộc đối đầu tiềm tàng với việc sử dụng hàng nghìn hệ thống không người lái nhằm bù đắp cho lợi thế về số lượng của các đối thủ có lợi thế lớn về con người, tên lửa và tàu chiến như Trung Quốc.
Lấy cảm hứng từ việc sử dụng rộng rãi các hệ thống như vậy ở chiến trường Ukraine, Lầu Năm Góc đặt mục tiêu triển khai các năng lực không người lái cỡ nhỏ và rẻ tiền trong vòng 18-24 tháng tới như một phần của Sáng kiến mới có tên gọi Replicator, nhằm trang bị “các hệ thống tự hành” với số lượng lên tới “hàng nghìn phương tiện trong nhiều lĩnh vực”.
Tuy nhiên, chương trình Replicator có thể thất bại vì một lý do khác: Lầu Năm Góc đang đánh giá quá cao năng lực mang tính quyết định của các hệ thống không người lái trong những cuộc xung đột ở tương lai.
Cuộc chiến ở Ukraine là nơi “thử nghiệm” các khái niệm tác chiến và công nghệ chiến trường mới, trong đó máy bay không người lái (UAV) đứng đầu. UAV chỉ thị tọa độ cho hỏa lực pháo binh, cung cấp khả năng giám sát liên tục trên không và tấn công các phương tiện bọc thép. Quân đội Ukraine đang dành đáng kể nhân lực và nguồn lực để tối đa hóa hiệu quả chiến đấu của UAV: Kiev có kế hoạch chi 1 tỷ USD để nâng cấp khả năng của UAV và đã đào tạo 10.000 người điều khiển UAV mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những đoạn video quay cảnh UAV lao vào chiến hào (với mục đích phá hủy công sự) và tấn công xe tăng trên những cánh đồng trống không nói lên toàn bộ câu chuyện. Thay vào đó, cuộc chiến ở Ukraine cho thấy việc theo đuổi những thay đổi về mặt công nghệ chỉ tạo ra những lợi thế nhất thời trước khi chúng bị vô hiệu hóa bởi sự thích ứng trên chiến trường.
Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch cho các đơn vị cấp thấp có thể kết hợp UAV và các hệ thống không người lái khác vào kế hoạch hoạt động của họ. Ảnh: breakingdefense.com
Kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột, Nga đã dựa chủ yếu vào tác chiến điện tử (EW) để gây nhiễu, nghi binh hoặc vô hiệu hóa UAV của Ukraine. Việc Nga sử dụng EW không phải là mới vì đã là một thành phần cốt lõi của học thuyết tác chiến của họ. Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Anh (RUSI) cho rằng các lực lượng Nga đã triển khai những hệ thống EW chính cách nhau 10 km trên toàn chiến tuyến.
Các thiết bị gây nhiễu có định hướng nhỏ hơn được sử dụng ở cấp trung đội trong khi các hệ thống EW phức tạp hơn được sử dụng để phòng thủ khu vực rộng lớn hơn. Theo RUSI, lực lượng Ukraine đã mất khoảng 10.000 UAV mỗi tháng do EW của Nga.
Việc thích ứng trên chiến trường cũng làm giảm khả năng sát thương của UAV. Các biện pháp ngụy trang thô sơ như che phủ bạt hoặc dùng tán lá cây được cả hai bên sử dụng để giúp các phương tiện và hệ thống pháo binh hạn chế bị giám sát từ trên cao.
Các đường hầm, hào đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại UAV: Các lực lượng Nga được cho là đã sử dụng chúng để di chuyển giữa các chiến hào của họ nhằm tránh bị phát hiện từ trên cao, để ngăn chặn cuộc tấn công của phía Ukraine. Lực lượng Ukraine thậm chí còn triển khai pháo, xe tăng và hệ thống radar giả làm từ nhựa làm mồi nhử để đánh lừa những UAV giám sát của Nga. Và để giảm thiểu hơn nữa nguy cơ bị UAV của Nga phát hiện, lực lượng Ukraine đã tiến hành các hoạt động tấn công vào ban đêm khi UAV khó phát hiện sự cơ động của bộ binh hơn.
Những đổi mới đặc biệt để ứng phó với UAV cũng phổ biến trên chiến trường. Xe tăng Nga thường trang bị lưới chắn kim loại để tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công của UAV từ trên cao. Trong khi những sự thích ứng này ban đầu bị chế giễu là “những chiếc lồng ứng phó”, thì các quân đội khác trên thế giới đã áp dụng: Israel trang bị những chiếc lưới kim loại cho xe tăng Merkava trước khi tiến hành chiến dịch trên bộ ở Dải Gaza.
Cùng với sự phổ biến của các hệ thống và chiến thuật chống UAV hiệu quả, việc phụ thuộc quá nhiều vào UAV có thể tạo ra những vấn đề mới cho các lực lượng trên chiến trường. Để chương trình Replicator hoạt động, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch cho các đơn vị cấp thấp có thể kết hợp UAV và các hệ thống không người lái khác vào kế hoạch hoạt động của họ. Tuy nhiên, có nguy cơ là việc tăng cường phụ thuộc về mặt chiến thuật vào UAV có thể cản trở các hoạt động di chuyển của bộ binh.
Lực lượng bộ binh – mục đích chính là áp sát và tiêu diệt địch – phải hành động nhanh chóng để giành thế chủ động. Ngược lại, người điều khiển máy bay không người lái phải “quét” chiến trường để phát hiện các mối đe dọa và mục tiêu tiềm ẩn. Và như những người điều khiển UAV của Ukraine xác nhận, tín hiệu điện từ trong quá trình sử dụng UAV có nguy cơ làm bộc lộ vị trí của họ, ảnh hưởng đến lợi thế chiến thuật trong việc ngụy trang và gây bất ngờ của lực lượng bộ binh mà họ đang hỗ trợ.
Một số quân đội trên thế giới đang biên chế UAV vào các đơn vị cấp chiến thuật. Ảnh: breakingdefense.com
Với sự phụ thuộc của cả hai bên vào các hệ thống không người lái, những nỗ lực của Nga và Ukraine nhằm đối phó UAV của đối phương đang được Trung Quốc theo dõi. Trung Quốc cũng đang tiến nhanh trên mặt trận chống UAV.
Các hệ thống phòng thủ laser gắn trên xe – được truyền thông Trung Quốc gọi là “sát thủ UAV” – là phương tiện thường xuất hiện tại các triển lãm thương mại quốc phòng Trung Quốc. Tuy nhiên, Lực lượng Lục quân của Quân đội Trung Quốc (PLAGF) cũng đang ttích hợp những khả năng này vào các đơn vị phòng không chiến thuật của mình.
Theo báo cáo năm 2023 của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc, các đơn vị phòng không PLAGF hiện được trang bị nhiều biện pháp đối phó UAV, bao gồm súng phòng không gắn trên xe, hệ thống tác chiến điện tử cỡ nhỏ và Hệ thống phòng không di động (MANPADS).
Tóm lại, UAV và các hệ thống không người lái khác sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại và Lầu Năm Góc muốn đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống không người lái giá rẻ. Tuy nhiên, như cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, việc thích ứng trên chiến trường trong chiến tranh quan trọng hơn lợi thế công nghệ mà mỗi bên có được ban đầu.
Căn cứ Mỹ ở Syria bị bắn phá bằng UAV "lạ"
Quân đội Mỹ xác nhận căn cứ al-Tanf tại miền Nam Syria bị máy bay không người lái (UAV) nhắm mục tiêu, nhưng không khiến binh sĩ Mỹ nào bị thương.
Reuters ngày 20/1 dẫn thông báo từ Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM), đơn vị đặc trách nhiệm vụ tác chiến ở Trung Đông của quân đội Mỹ, xác nhận căn cứ al-Tanf tại miền Nam Syria bị 3 chiếc UAV tự sát tập kích, nhưng chưa rõ bên chịu trách nhiệm.
Thiết giáp và trực thăng Mỹ bên ngoài căn cứ al-Tanf. Ảnh: Getty Images
Theo CENTCOM, liên quân do Mỹ dẫn đầu bắn hạ hai UAV, song chiếc thứ ba đánh trúng khu phức hợp làm "hai thành viên lực lượng đồng minh Syria bị thương". Không có công dân Mỹ nào bị thương sau vụ việc.
"Các vụ tập kích kiểu này là điều không thể chấp nhận được", phát ngôn viên CENTCOM Joe Buccino nói. "Họ đẩy quân đội Mỹ và các đối tác của chúng tôi vào tình thế nguy hiểm, cũng như làm tổn hại cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng".
Hiện chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm đứng sau vụ tập kích. Căn cứ al-Tanf từng là mục tiêu tập kích bằng UAV bởi các nhóm dân quân thân Iran hiện diện trên lãnh thổ Syria.
Mỹ triển khai lực lượng tại al-Tanf kể từ khi các nhóm dân quân vũ trang do Washington hậu thuẫn chiếm được khu vực biên giới Syria giáp Iraq này vào năm 2016. Đây là nơi duy nhất có sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ tại phía Nam Syria.
Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ từng tuyên bố rút khỏi al-Tanf cuối năm 2018 nhưng sau đó đảo ngược quyết định này. Washington mô tả căn cứ là "ranh giới đỏ" và doạ tấn công phủ đầu quân đội Syria nếu dám tiến vào vùng bán kính 55km quanh al-Tanf.
Vài năm qua, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nhiều lần kêu gọi các lực lượng nước ngoài, ám chỉ lực lượng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, phải chấm dứt hiện diện bất hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia Trung Đông, nhưng không được đáp ứng.
Nước NATO ở châu Âu đầu tiên mua UAV 'sát thủ' Switchblade 600, tạo 'năng lực chưa từng có' Bộ Quốc phòng Litva đã ký thỏa thuận mua UAV tấn công tự sát Switchblade 600 từ Mỹ, trở thành thành viên NATO châu Âu đầu tiên đặt hàng hệ thống kamikaze này. Lính thủy quân lục chiến Mỹ phóng một UAV Switchblade trong cuộc tập trận vào năm 2020. Ảnh: Business Insider "Chúng tôi là quốc gia đầu tiên trên thế giới...