Quân đội Mỹ chuẩn bị thử nghiệm hệ thống phòng không tầm ngắn MSHORAD
Đại diện cấp cao của quân đội Mỹ ông Terry Young vừa cho biết, lục quân nước này sẽ nhận được những hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn đầu tiên nhằm mục đích thử nghiệm.
5 nguyên mẫu hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn linh hoạt (MSHORAD) sẽ được bàn giao cho quân đội Mỹ để thử nghiệm vào tháng 10.
Hệ thống MSHORAD trên thực tế được phát triển dựa trên khung gầm xe bọc thép Stryker nhưng có thêm tháp pháo với 2 tên lửa Hellfire, một pháo M230LF 30mm, một súng máy 7.62mm và giá đỡ để gắn thêm 4 tên lửa Stinger.
Hệ thống MSHORAD sẽ chống lại các mục tiêu tầm thấp như máy bay không người lái, trực thăng
Hệ thống phòng không tầm ngắn này được thiết kế để khỏa lấp khoảng trống đội hình của các đơn vị bộ binh Mỹ hiện nay nhằm chống lại những mục tiêu như máy bay không người lái, cường kích hoặc trực thăng.
Video đang HOT
Đây vốn là những thiếu sót đã có từ lâu của quân đội Mỹ nhưng giờ mới được giải quyết do trong nhiều năm qua, lực lượng này chỉ tham chiến chống lại các tổ chức khủng bố không có không lực.
Nhà sản xuất Lockheed Martin chưa công bố các thông số chi tiết về MSHORAD như tầm bắn, trọng lượng và hệ thống dẫn đường. Chỉ biết, nó cung cấp khả năng phòng vệ 360 độ ở nhiều địa hình chiến đấu khác nhau.
Mỹ mong chờ đến năm 2023, quân đội nước này sẽ sở hữu 144 hệ thống MSHORAD để triển khai cho 4 tiểu đoàn.
Theo ANTD
Mỹ đã sử dụng tên lửa không nổ, bí mật ở Libya, Syria, Iraq, Yemen, Somalia
Theo phản ánh của báo chí Nga, các phương tiện truyền thông đưa tin về tên lửa bí mật không nổ của Mỹ.
Loại vũ khí có thể đã được nhắc đến.
Báo Sputnik dẫn các thông tin từ báo chí Mỹ cho hay, từ năm 2017, Bộ Quốc phòng và Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã sử dụng tên lửa bí mật trong các hoạt động ở Libya, Syria, Iraq, Yemen và Somalia.
Theo nguồn tin của tờ Wall Street Journal, loại tên lửa này không nổ, nhưng có thể găm trúng nạn nhân với những lưỡi dao "cắt mọi thứ trên đường đi của nó".
Vũ khí mà sự phát triển và sử dụng được giữ bí mật, là phiên bản mới nhất của tên lửa Hellfire, trang bị đầu đạn với thiết bị giả.
Theo báo Wall Street Journal, tên lửa R9X không phát nổ, mà rơi vào nạn nhân tiềm năng, vào nóc xe hơi và các tòa nhà với khối lượng lớn.
Tên lửa Hellfire.
Vũ khí cũng được trang bị các thiết bị đặc biệt, là sáu lưỡi dao dài, được phóng ra vài giây trước khi trúng mục tiêu, "cắt mọi thứ trên đường đi của nó". Trong cuộc trò chuyện, tên lửa được gọi là "Ginsu bay" theo tên của những con dao phổ biến những năm 70-80 hay "bom Ninja".
Quân đội Mỹ hiếm khi sử dụng tên lửa này, chỉ trong một số điều kiện nhất định, tờ báo cho biết. Đó là khi vị trí của một trong những thủ lĩnh nhóm khủng bố được thiết lập chính xác, nhưng việc sử dụng các loại vũ khí khác sẽ gây nhiều thương vong dân sự.
Theo các nguồn tin, tên lửa này đã được sử dụng khoảng năm lần, trong các chiến dịch ở Libya, Syria, Iraq, Yemen và Somalia.
Theo Wall Street Journal, người Mỹ đã phát triển loại vũ khí này từ năm 2011, Rocket R9X được chế tạo dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama để tránh thương vong dân sự trong các cuộc không kích.
Báo cáo của Wall Street Journal lưu ý rằng, việc quân đội Mỹ sử dụng tên lửa có đặc điểm tương tự được coi là "kế hoạch B" để tiêu diệt "kẻ khủng bố số một" Osama bin Laden năm 2011.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Máy bay thương mại chở 9 người rơi ở Hawaii, không ai sống sót Căng thẳng gia tăng trong tuần qua suýt chút nữa đã khiến Tổng thống Trump phát động cuộc tấn công vũ trang nhằm vào Iran. Dù quân đội Mỹ vượt trội so với Iran, nhiều nguồn tin cho rằng Mỹ đã lo sợ về một cuộc chiến thảm khốc với Tehran. Theo phân tích của tờ The Washington Post, sức mạnh quân sự...