Quân đội Mỹ chưa sẵn sàng đối đầu với Nga và Trung Quốc
Theo truyền thông Mỹ, hiện tại Mỹ đang ra sức chuẩn bị cho “kỷ nguyên của sự cạnh tranh quyền lực lớn”.
Quân đội Mỹ đang có sự chuẩn bị yếu kém để có thể đối đầu với những mối đe dọa nghiệm trọng như Nga và Trung Quốc – tờ Foreigan Policy viết. Ấn phẩm lưu ý rằng, Mỹ hiện đang ra sức chuẩn bị cho “ kỷ nguyên của sự canh tranh quyền lực lớn“.
Tác giả bài viết tin rằng, một sự chuẩn bị như vậy là đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh Matxcơva và Bắc Kinh đang tạo ra được nhiều loại vũ khí mới, đặc biệt là những loại tên lửa siêu uy lực. Điều này sẽ làm hạn chế đáng kể khả năng của Mỹ trong các hoạt động ở Tây Thái Bình Dương và Đông Âu.
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, Mỹ đã xây dựng được “ ưu thế không thể phủ nhận” ở nhiều nơi trên thế giới, trải khắp từ Đài Loan đến các quốc gia vùng Baltic.
Mỹ hiện đang ra sức chuẩn bị cho “kỷ nguyên của sự canh tranh quyền lực lớn”. (Ảnh: US Navy)
Trong điều kiện đó, Mỹ đang thúc đẩy “ chiến lược leo thang và gây tổn thất theo chiều ngang“. Điểm mấu chốt của chiến lược này là người Mỹ có thể tận dụng quyền truy cập gần như không giới hạn vào bất cứ nơi nào trên thế giới để gây ra tổn thất nghiêm trọng cho Trung Quốc và Nga.
Ví dụ, nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Washington có thể áp đặt lệnh cấm vận thương mại, tấn công căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti hoặc các cơ sở ở Pakistan. Còn trong trường hợp, nếu Nga xâm chiếm các nước vùng Baltic, Mỹ có thể tấn công quân đội Nga ở Crưm hoặc Syria – Foreign Policy viết.
Matxcơva và Bắc Kinh khó có thể theo đuổi được một chiến lược kiểu như vậy, bởi họ không có được sự hiện diện quy mô lớn ở nước ngoài như Mỹ.
Để đạt được “ ưu thế toàn diện” so với Trung Quốc và Nga, tác giả của bài viết đề xuất, Mỹ nên củng cố sức mạnh cho quân đội, chế tạo các loại vũ khí mới, đồng thời tăng cường tương tác với các đồng minh.
Trước đó, theo một chiều hướng khác, Trung tướng quân đội Mỹ đã nghỉ hưu, ông Thomas Spoehr nói rằng, quân đội Mỹ không nên vội vã chế tạo tên lửa siêu thanh. Thay vì cố gắng theo đuổi cân bằng tiềm lực vũ khí với Nga và Trung Quốc, Mỹ nên tập trung vào khắc phục khâu phòng thủ – ông nói.
Video đang HOT
Theo vị tướng này, sẽ tốt hơn nếu người Mỹ bắt tay vào phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Ông Spoehr cho rằng, những gì mà tên lửa siêu thanh của Nga có thể làm được hiện nay vẫn còn chưa được biết đến.
(Nguồn: Foreign Policy)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Mỹ toan tính, Nga "nắm thóp": Thủ lĩnh IS mà ông Trump tuyên bố tiêu diệt có lại "hồi sinh"?
Bộ Quốc phòng Nga nghi ngờ tính xác thực đối với hoạt động tiêu diệt Abu Bakr al-Baghdadi của Mỹ, theo lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov.
Tổng thống Trump đang rất tự hào về chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.
Sự hoài nghi của Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối tuần qua tuyên bố, thủ lĩnh khét tiếng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt sau một cuộc đột kích đêm của lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở tây bắc Syria.
Theo ông Trump, kẻ khủng bố bị truy lùng gắt gao nhất thế giới Abu Bakr al-Baghdadi là mục tiêu số một của quân đội Mỹ trong suốt ba năm qua.
Trong chiến dịch này, đặc nhiệm Mỹ đã truy lùng vào tận nơi ẩn náu của trùm khủng bố. Khi bị dồn đến đường cùng, al-Baghdadi đã bỏ trốn xuống đường hầm, "kêu khóc" thảm thiết trước khi tự kích nổ bom tự sát.
Tuy nhiên, câu chuyện kể lại của Tổng thống Mỹ đang khiến cho nhiều người hoài nghi, bao gồm cả Nga.
Bộ Quốc phòng Nga nghi ngờ tính xác thực đối với hoạt động tiêu diệt Abu Bakr al-Baghdadi của Mỹ, theo lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov.
"Bộ Quốc phòng không có thông tin đáng tin cậy nào về hoạt động của quân đội Mỹ tại khu vực giảm leo thang Idlib do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát, hoặc bất kỳ hoạt động nào nhằm mục đích tiêu diệt lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi", người phát ngôn của bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Trong khi đó, giới quan sát cho rằng, động thái mở chiến dịch truy lùng thủ lĩnh IS khét tiếng của Mỹ, cũng như việc khoe khoang chiến công trên truyền thông đều là các bước đi có tính toán của Tổng thống Trump trong bối cảnh Syria hiện tại.
"Người Mỹ tuyên bố tiêu diệt al-Baghdadi lúc này là để tối đa hóa lợi ích của chiến dịch mang lại", Sputnik dẫn lời nhà phân tích chính trị và chuyên gia chiến lược của Iraq Ahmed al-Sharifi tuyên bố.
"Ông Trump đang đầu tư vào chiến dịch bầu cử của mình. Ông đặc biệt cần một bước đi như vậy ngay bây giờ, khi quân đội Mỹ đang âm thầm rời khỏi Syria và Iraq. Tôi cho rằng IS sẽ dần suy tàn và biến mất", al-Sharifi nói .
IS che giấu sự thật?
Thủ lĩnh IS khét tiếng Abu Bakr al-Baghdadi.
Irina Fedorova, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện nghiên cứu phương Đông, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói rằng không có thông tin đáng tin cậy nào về cái chết của thủ lĩnh IS.
"Nếu một sự kiện như vậy xảy ra, tổ chức khủng bố IS chắc chắn sẽ coi đó là một vấn đề tối mật, vì vai trò của al-Baghdadi là biểu tượng thúc đẩy sự đoàn kết của các chiến binh IS từ các nhóm khác nhau. Nếu al-Baghdadi bị giết thật sự, những kẻ kế cận của tên này sẽ làm mọi thứ để xóa sạch bằng chứng có thể bị đưa ra ánh sáng", bà cho biết.
"Quan trọng hơn là tại sao người Mỹ nói nhiều về việc tiêu diệt thủ lĩnh IS. Đó là vì họ cần hào quang chiến thắng, bằng chứng cho thấy họ là người giỏi nhất trong việc tiêu diệt những kẻ khủng bố", chuyên gia này nêu quan điểm.
Chuyên gia Irina Fedorova nhớ lại một trong những điểm đáng chú ý về tiểu sử của Abu Bakr al-Baghdadi. Theo đó, tên này từng bị giam trong một nhà tù ở Iraq do người Mỹ kiểm soát.
"Làm thế nào hắn ta được thả ra, trong hoàn cảnh nào, tại sao? Có rất nhiều câu hỏi và những suy đoán xoay quanh vấn đề này", bà nói.
Franz Klintsevich, một thành viên của Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga, nói rằng ông không tin tưởng các báo cáo về cái chết của al-Baghdadi là chính xác, lưu ý câu chuyện hiện tại cũng tương tự với bối cảnh vài năm trước, khi cựu Tổng thống Barrack Obama bận rộn trước thềm bầu cử.
"Ở đây bạn cần nhớ IS là sản phẩm của các cơ quan tình báo phương Tây và đặc biệt là Mỹ. Nếu al-Baghdadi thực sự bị giết, thì tôi gần như chắc chắn cho rằng chúng ta sẽ sớm nghe về thủ lĩnh mới của IS. Rất có thể, kẻ đó sẽ ở Afghanistan", Klintsevich nói.
Chuyên gia quân sự Nga, Đại tá về hưu Alexander Zhilin lưu ý đến thực tế người Mỹ không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào trong chiến dịch vừa rồi.
"Tôi nghĩ rằng nếu al-Baghdadi đã thực sự bị tiêu diệt, nó sẽ được xác nhận bởi Israel, quốc gia kiểm soát mọi phần tử trong khu vực".
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi từng nhiều lần đồn đoán là đã chết trong các chiến dịch truy quét khủng bố ở Syria. Nhưng tên này rốt cuộc vẫn cứ "chết đi sống lại" nhiều lần.
"Kịch bản này có thể được ông Trump thực hiện để tăng uy tín trước đối thủ của mình. Hiện tại, ông Trump đang đưa ra rất nhiều tuyên bố tự hào và vì vậy nếu một tháng sau al-Baghdadi lại xuất hiện trên TV - hình ảnh của Trump sẽ xuống vực sâu", chuyên gia Zhilin kết luận.
Theo nguoiduatin
Nga: Tổng thống Mỹ có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố Ngày 28-10, phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định, nếu các thông tin về việc thủ lĩnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi được xác thực, thì đây sẽ là một tín hiệu cho thấy những đóng góp nghiêm túc của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến...