Quân đội Mỹ bỏ súng phóng lựu thông minh XM25 vì quá đắt
Quân đội Mỹ đã hủy hợp đồng súng phóng lựu thông minh XM25 vì chi phí quá cao, phức tạp và vận hành không ổn định sau 2 thập kỷ phát triển
Bussiness Insider dẫn lời quan chức cấp cao quân đội Mỹ cho biết quân đội đã kết thúc thỏa thuận kéo dài 2 thập kỷ với tập đoàn Orbital ATK Inc liên quan đến súng phóng lựu thông minh XM25, một động thái có thể khiến loại vũ khí từng được kỳ vọng làm nên cách mạng tác chiến bộ binh bị khai tử.
XM25 thuộc loại súng phóng lựu bán tự động, được thiết kế bắn đạn 25 mm nổ trên không lập trình sẵn để tiêu diệt bộ binh ẩn nấp trong hầm hào, công sự. Súng được đặt tên là Punisher do ATK hợp tác cùng nhà sản xuất súng bộ binh lừng danh Heckler & Koch của Đức chế tạo.
Từ lâu XM25 trở thành nỗ lực lớn của quân đội trong việc tạo ra một vũ khí đột phá, cung cấp cho các đơn vị bộ binh lợi thế tuyệt đối chống lại kẻ thù ẩn nấp trong hầm hào, công sự mà các vũ khí bộ binh khác không thể tấn công.
XM25 từng là kỳ vọng lớn lao của quân đội Mỹ. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Từ khi mẫu thử nghiệm XM25 được đưa ra chiến trường thử nghiệm đã tạo nên làn sóng phấn khích trong cộng đồng bộ binh Mỹ. Tuy nhiên, XM25 mang theo những công nghệ quá phức tạp khiến chương trình liên tục chậm tiến độ, phát sinh chi phí và lọt vào “tầm ngắm” của cơ quan kiểm toán Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Vào ngày 5/4, quân đội Mỹ đã chấm dứt hợp đồng XM25 với ATK sau khi không thể cung cấp 20 mẫu thử nghiệm theo các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. “Mặc dù có nhiều nỗ lực đàm phán nhưng nhà thầu đã thất bại trong việc đưa ra giải pháp thay thế có thể chấp nhận được”, phát ngôn viên quân đội Mỹ nói với Military.com.
“XM25 vẫn đang được quản lý trong văn phòng của tôi, chương trình đang tạm dừng. Tôi không thể nói ngay bây giờ về tình trạng của nó”, Trung tá Steven Power, người quản lý Bộ phận Vũ khí Cá nhân của quân đội Mỹ, cho biết.
Đại tá Brian Stehle, người đứng đầu Chương trình Quản lý Vũ khí Bộ binh nói: “Quân đội có nhu cầu về vũ khí bắn đạn nổ trên không, quân đội đang đánh giá lại các yêu cầu thực tế và chúng tôi đang xem xét các giải pháp”.
Quân đội Mỹ đang cân nhắc sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực của XM25 kết hợp với súng phóng lựu 40 mm, một chuyên gia công nghệ đạn dược cho biết.
XM25 là một phần quan trọng trong Chương trình Vũ khí Chiến đấu Cá nhân được khởi xướng từ những năm 1990 nhằm làm tăng hiệu quả chiến đấu của người lính. XM25 được trang bị hệ thống cảm biến có khả năng tìm kiếm, điều khiển hỏa lực cho phép người bắn xác định mục tiêu, cự ly và kích nổ đạn trên không với tầm bắn khoảng 600 m.
Tuy nhiên, loại vũ khí độc đáo này đang chịu nhiều sự chỉ trích của kiểm toán viên và các đơn vị quân đội. Tháng 9/2016, Văn phòng Tổng thanh tra của Lầu Năm Góc công bố báo cáo kiểm toán chương trình XM25 cho thấy, chương trình không đáp ứng kịp tiến độ, phát sinh chi phí, không đáp ứng yêu cầu ban đầu trong kế hoạch.
Vấn đề kỹ thuật với chương trình XM25 bắt đầu phát sinh trong tháng 2/2013 khi súng bị hỏng trong đợt thử nghiệm thứ 2 ở Afghanistan khiến một binh sĩ bị thương nhẹ. Quân đội đã dừng thử nghiệm XM25. Trong tháng 3/2013, đơn vị đặc nhiệm Ranger của quân đội từ chối sử dụng XM25 vì cho rằng súng quá nặng, cơ số đạn mang theo không đủ để thay thế cho vai trò của súng trường M4A1.
(Theo Zing News)
"Quái vật biến hình của quân đội Mỹ" được tích hợp vũ khí laser
Quân đội Mỹ và Công ty Quốc phòng "General Dynamics Land Systems" vừa thử nghiệm thành công việc tích hợp vũ khí laser MEHEL 2.0 lên xe bọc thép Stryker (Quái vật biến hình của quân đội Mỹ).
Thông tin trên đã được đăng tải trên website của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
MEHEL 2.0 do Bộ Phòng thủ không gian và tên lửa (ASMDC) và Bộ Chỉ huy chiến lược quân đội (AFSC) hợp tác nghiên cứu. Đây là phiên bản nâng cấp của thiết bị gốc công suất 2kW. Trong thời gian tới, loại vũ khí này sẽ được phát triển thêm để tăng công suất lên 5kW.
Stryker là loại xe bọc thép 8 bánh, rất cơ động và có khả năng tác chiến cao trên chiến trường. Xe bọc thép này có thể đạt tốc độ tối đa 105km/giờ, được trang bị súng máy và súng phóng lựu. Nguyên mẫu Stryker MEHEL 2.0 được giới thiệu lần đầu tiên tại triển lãm vũ khí thế giới AUSA 2016 (tại Wasington).
Xe bọc thép chiến đấu Stryker MEHEL 2.0. Nguồn: Arms-expo.ru.
Theo ông Adam Aberle, người phụ trách nhóm nghiên cứu, loại vũ khí laser này sẽ giúp Stryker nâng cao khả năng phòng thủ và ngăn chặn các mối đe dọa của hệ thống máy bay không người lái (UAV).
Việc tích hợp vũ khí laser vào xe bọc thép nằm trong tiến trình đổi mới vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Trong tiến trình này, không thể không kể tới tập đoàn chuyên sản xuất thiết bị quốc phòng Lockheed Martin đã chế tạo một siêu laser năng lượng công suất cao tới 30kW, bằng cách kết hợp nhiều laser vào một chùm tia sáng. Trong tuần qua, tập đoàn này vừa chuyển giao cho các lực lượng phòng thủ một loại vũ khí laser với công suất 60kW.
Tập đoàn General Atomics đã hợp tác với Lầu Năm góc thử nghiệm thành công tích hợp vũ khí laser (LaWS) công suất 1000kW vào tàu vận tải đổ bộ USS Ponce.
Tập đoàn Boeing cũng không đứng ngoài cuộc. Họ đã cùng với các đơn vị lục quân thử nghiệm bắn rơi thành công nhiều mục tiêu trên không bằng hệ thống laser năng lượng cao di động (HEL-MD).
Ngoài ra, vũ khí laser cũng được trang bị cho siêu trực thăng tấn công AH-64 Apache và máy bay vận tải AC-130.
Theo Như An/ Arms-expo.ru
Quân đội nhân dân
Tại sao Việt Nam nên quan tâm tới súng phóng lựu AGS-40? Với những viên đạn lựu 40mm, súng phóng lựu AGS-40 sẽ là cơn ác mộng cho bất kỳ đạo quân nào dùng "chiến thuật biển người". Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Kalashnikov không những nổi tiếng trong loạt vũ khí cá nhân mà họ còn có những thiết kế ưu tú khác. Đến với triển lãm Diễn đàn quân sự Nga 2016,...