Quân đội Mỹ bị cáo buộc là “nguồn” phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới
Trong một nghiên cứu mới đây về biến đổi khí hậu, quân đội Mỹ đã bị cáo buộc là tác nhân gây phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.
Trường Đại học Brown, một trong số những trường đại học danh giá nhất nước Mỹ đã thực hiện dự án mang tên ” Cái giá của Chiến tranh”, tập trung nghiên cứu đến hậu quả của “các cuộc chiến sau ngày 11/9″ và tác động của chúng đối với môi trường.
Báo cáo đưa ra ước tính quân đội Mỹ phải chịu trách nhiệm cho 1.212 triệu tấn khí nhà kính “xả” ra môi trường trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2017. Khí thải phát ra từ các hoạt động quân sự của Mỹ ở các nước Hồi giáo như Afghanistan, Pakistan, Iraq và Syria đã chiếm hơn 400 triệu tấn. Chỉ riêng trong năm 2017, lượng khí phát thải của Lầu năm góc lớn hơn cả lượng phát thải của hai quốc gia Thụy Điển và Đan Mạch cộng lại.
Quân đội Mỹ tại các nước Hồi giáo
Báo cáo cũng nhận định, các tác động của biến đổi khí hậu sẽ sớm gây ra căng thẳng chính trị, thúc đẩy việc di cư hàng loạt và dẫn đến khủng hoảng tị nạn mới, và quân đội Mỹ đã buộc phải bổ sung vấn đề biến đổi khí hậu vào danh sách các mối quan ngại về an ninh quốc gia.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ trích việc Lầu năm góc thừa nhận mối đe dọa của biến đổi khí hậu đối với an ninh quốc gia, nhưng không thừa nhận việc sử dụng nhiên liệu trong các hoạt động quốc phòng là một trong những “nguồn” gây phát thải khí nhà kính lớn nhất.
Nghiên cứu của Đại học Brown đã tìm thấy bảy nguồn phát thải khí nhà kính chính liên quan đến các hoạt động quân sự của Mỹ, bao gồm từ các cơ sở lắp đặt và hoạt động phi chiến tranh, khí thải liên quan đến các cuộc chiến tranh do Mỹ phát động và khí thải từ việc sản xuất vũ khí. Nguồn phát thải từ việc tái thiết cơ sở hạ tầng bị phá hủy trong các khu vực chiến tranh và việc cố tình đốt các giếng dầu và nhà máy lọc dầu của tất cả các bên tham chiến cũng là một trong những nguyên nhân chủ đạo.
Câu hỏi được đặt ra là liệu sự hiện diện của Mỹ trong Vịnh Ba Tư có cần thiết hay không, vì bản thân nước Mỹ hiện nay đã ít phụ thuộc hơn vào nguồn dầu mỏ của khu vực này so với trước đây và Mỹ không nhất thiết phải tham gia bảo vệ dòng chảy dầu này cho toàn thế giới.
Một trong những khuyến nghị đã được đưa ra, yêu cầu Lầu năm góc phải báo cáo trung thực, rõ ràng mức tiêu thụ nhiên liệu hàng năm cho Quốc hội. Hiện những thông tin này vẫn bị Nhà Trắng bưng bít hoặc công bố nhỏ giọt, không rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu cũng đề xuất cắt giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng cho mỗi kế hoạch quân sự đưa ra vào năm 2022 và khuyến nghị sử dụng nhiên liệu thay thế như các phương tiện vận chuyển hybrid và năng lượng tái tạo. Nhà Trắng cũng được yêu cầu xem xét đóng cửa những căn cứ quân sự có nguy cơ và tác động xấu đến biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của Đại học Brown đưa ra kết luận, rằng quân đội Mỹ phải khẩn trương “giảm vai trò” trong việc tạo ra khí thải nhà kính vì vấn đề an ninh quốc gia và khẳng định cần có những hành động táo bạo để giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tránh những tác động tiêu cực lớn đến khí hậu toàn cầu.
Theo ANTD
Mỹ lý giải tại sao Iran chưa dám tấn công
Washington tin rằng chính sự hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực đã đẩy lui ý định tấn công của Iran.
Căn cứ không quân Al-Udeid tại Qatar và hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln là hai điểm tập trung lực lượng chính mà quân đội Mỹ triển khai tại Trung Đông vào tháng trước. Nhiệm vụ chính là ngăn chặn cuộc tấn công có thể được thực hiện bởi Iran.
"4 chiếc máy bay ném bom chiếm lược B-52 được điều động tới đây để chứng minh sức mạnh của quân đội Mỹ. Sau khi nhận lệnh, 4 chiếc máy bay này chỉ mất 51 giờ để có mặt tại căn cứ Al-Udeid ở Qatar, và rời đi trong khoảng 3 ngày sau đó", phóng viên của NBC News, những người được có mặt tại các căn cứ trên để truyền đi những hình ảnh thực tế về sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực vùng Vịnh, cho biết.
Video: Căn cứ không quân Mỹ Al-Udeid tại Qatar trước bối cảnh căng thẳng với Iran.
Tướng Frank McKenzie, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, cũng đã có chuyến thị sát đến khu vực này để nắm tình hình binh sĩ và xem liệu việc tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ có giúp ngăn chặn Iran hay không.
"Khi nhìn thấy chiếc hàng không mẫu hạm Abraham Lincoln này, mọi kẻ thù sẽ phải công nhận rằng quân đội Mỹ đang tập trung một sức mạnh khủng khiếp tại đây", tướng McKenzie khẳng định.
Được biết, Mỹ không chỉ gửi đến khu vực này một chiếc tàu sân bay khổng lồ, mà còn thực hiện các chuyến bay F/A-18 mỗi ngày. Đây cũng là một phần của nhiệm vụ chứng minh sự hiện diện của quân đội Mỹ.
Theo khẳng định của các quan chức Mỹ, hồi đầu tháng 5, người Iran gần như đã tiến rất gần đến một cuộc tấn công, tuy nhiên, sự hiện diện của Mỹ đã buộc họ phải từ bỏ ý định này.
"Mặc dù vẫn còn đó những mối đe dọa nghiêm trọng từ đất liền của Iran, tuy nhiên nước này thực sự đã rút bớt số lượng tàu chiến của mình, khiến căng thẳng trên biển theo đó cũng được giảm bớt. Tôi nghĩ rằng, lý do cho điều này chính là sự có mặt của tàu sân bay và một số động thái khác của quân đội Mỹ", tướng McKenzie nhận định.
Mặc dù thế, nhưng ông McKenzie vẫn không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục đề xuất điều động thêm binh sĩ và khí tài quân sự đến khu vực này trong tương lai.
(Nguồn: NBC News)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Thổ Nhĩ Kỳ vừa nhận "tin sốc" từ Mỹ về F-35, Ba Lan đã lăm le thế chân Quân đội Mỹ đã cho ngừng bay với các phi công Thổ Nhĩ Kỳ trong khóa huấn luyện sử dụng máy bay chiến đấu F-35 ở Mỹ, đồng thời họ cũng bị cắt quyền tiếp cận thông tin mật về máy bay. Điều này làm dấy lên nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35. Tiêm kích F-35 tại căn...