Quân đội mạnh nhất thế giới lộ điểm yếu chết người
Mặc dù được đánh giá là lực lượng mạnh nhất thế giới nhưng quân đội Mỹ đang bộc lộ những điểm yếu chết người. Theo tin từ hãng tin AP đưa ra ngày hôm qua (13/8), một đơn vị không quân vận hành tới 1/3 kho vũ khí tên lửa hạt nhân mặt đất của Mỹ đã không qua được một cuộc kiểm tra về độ an toàn và an ninh. Sự kiện này đánh dầu bước thụt lùi lớn thứ hai của một lực lượng được giao nhiệm vụ nhạy cảm nhất trong quân đội của siêu cường số 1 thế giới.
Ảnh minh họa.
Trung tướng James M Kowalski – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Lực lượng Tấn công Toàn cầu của Không quân Mỹ cho biết, một nhóm binh sĩ có “cấp bậc tương đối thấp” trong Không lực Mỹ đã không qua được một bài kiểm tra – một phần trong cuộc thanh tra lớn hơn được khởi động hồi tuần trước và vừa kết thúc ngày hôm qua. Tuy nhiên, vì những lý do an ninh, ông Kowalski không cung cấp thông tin cụ thể về nhóm binh lính không vượt qua bài kiểm tra cũng như nội dung cuộc kiểm tra.
“Đơn vị đó đã tỏ ra lóng ngóng trong cuộc kiểm tra của chúng tôi. Nhóm binh sĩ đã không thực hiện được đúng quy trình, thủ tục theo yêu cầu. Và vì thế, họ bị đánh trượt”, Trung tướng Kowalski cho biết qua đường dây điện thoại từ trụ sở của căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana.
Việc nói cụ thể về bài kiểm tra đó “có thể làm lộ điểm dễ tổn thương” trong lực lượng, ông Kowalski đưa ra lý do để không cung cấp thêm bất kỳ thông tin chi tiết nào.
Video đang HOT
Cuộc kiểm tra trên được tiến hành ở Đơn vị Tên lửa số 341 thuộc Căn cứ Không quân Malmstrom ở Montana. Đơn vị này bị đánh giá không đạt kết quả hài lòng vì binh sĩ “mắc những sai lầm mang tính chiến thuật” trong bài kiểm tra. “Sự thất bại đó đã khiến toàn bộ cuộc kiểm tra bị đánh giá là không đạt yêu cầu”.
Tuy nhiên, Trung tướng Jim Kowalski nhấn mạnh, kết quả trên không đồng nghĩa với việc sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đang đối mặt với nguy cơ. Ông Kowalski cũng cho biết, bài kiểm tra của họ được “thiết kế rất khó”.
Dù thế nào thì việc Đơn vị Tên lửa số 341 trượt bài kiểm tra về an toàn và an ninh cũng là một thông tin gây thất vọng mới về lực lượng tên lửa của Không quân Mỹ. Mùa xuân năm ngoái, đơn vị Tên lửa sô 91 của Không quân Mỹ ở căn cứ Minot cũng từng nhận được điểm đánh giá kém trong một cuộc kiểm tra nhưng chưa hoàn toàn bị đánh trượt. Sự thể hiện yếu kém này đã khiến 17 sĩ quan tạm thời bị mất quyền vận hành các tên lửa. Vào thời điểm đó, Phó chỉ huy nhóm sĩ quan trên đã nói rằng, lực lượng này đang chịu sự “mục ruỗng” trong hàng ngũ của mình.
Đơn vị tên lửa vừa được kiểm tra ở căn cứ Montana chịu trách nhiệm vận hành tới 150 tên lửa hạt nhân Minuteman 3. Các tên lửa này luôn được đặt trong trạng thái trực chiến 24/24, nhằm sẵn sàng tấn công vào bất kỳ mục tiêu tiềm năng nào trên khắp thế giới.
Theo_VnMedia
TQ sắp từ bỏ "răn đe hạt nhân tối thiểu"?
Thông tin về xu hướng phát triển các lực lượng chiến lược cho phép có một cái nhìn về triển vọng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Tàu ngầm tên lửa đặc chủng điện-diesel lớn nhất thế giới của dự án 032, được thiết kế để thử nghiệm tên lửa, đã được đưa vào biên chế hạm đội.
Trong năm 2014, các tàu ngầm tên lửa hạt nhân thế hệ mới đầu tiên của Trung Quốc sẽ có khả năng sẵn sàng chiến đấu. Cách đây không lâu, tàu ngầm tên lửa đặc chủng với động cơ điện-diesel của dự án 032, được thiết kế để thử nghiệm tên lửa, vừa qua thử nghiệm và được đưa vào biên chế hạm đội. Đây là chiếc tàu ngầm phi hạt nhân lớn nhất thế giới.
Về tiềm năng hạt nhân của Trung Quốc, chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) nhận định: "Rõ ràng là Trung Quốc đang thực hiện chương trình đầy tham vọng chế tạo loại máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng với nhiều đầu đạn tự tách cũng đang được đẩy mạnh. Đồng thời họ cũng đang triển khai chế tạo tên lửa tầm trung với tầm bắn 4.000 km. Và rất có thể, loại tên lửa này cũng có thể mang nhiều đầu đạn độc lập tự tách như tên lửa Pioneer của Liên Xô trước đây".
Cho đến nay, Trung Quốc theo đuổi học thuyết "răn đe hạt nhân tối thiểu". Theo học thuyết này, Trung Quốc không cạnh tranh với các cường quốc hạt nhân khác và chỉ tạo ra một sức mạnh hạt nhân có khả năng kiềm chế, buộc đối phương không thực hiện một cuộc tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc bằng đe dọa giáng trả hạt nhân. Để thực hiện điều này, Trung Quốc chỉ cần bắn vài đầu đạn hạt nhân Trung Quốc vào lãnh thổ của kẻ thù tiềm năng là đủ".
Trong năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố nói Trung Quốc sở hữu kho vũ khí hạt nhân nhỏ nhất trong số tất cả các cường quốc hạt nhân. Điều này có nghĩa là lực lượng hạt nhân Trung Quốc còn yếu hơn cả lực lượng hạt nhân của Anh, mà vào thời điểm đó chỉ có dưới 200 đầu đạn hạt nhân được triển khai trên tên lửa đạn đạo của các tàu ngầm.
Tuy lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hiện vẫn còn khá khiêm tốn, nhưng những dự án mà Trung Quốc đang và sắp triển cho thấy lực lượng này sẽ vượt mặt cả Anh và Pháp cộng lại về số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược và bắt đầu tiến gần đến mức độ của Mỹ-Nga.
Trung Quốc đang có ý định chế tạo 5-6 tàu ngầm tên lửa hạt nhân dự án 094, mỗi tàu mang 12 tên lửa JL-2. Trung Quốc đồng thời cũng có dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân lớn Type 096, có khả năng mang 24 tên lửa đạn đạo. Trong tương lai gần, các lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc có thể sở hữu 216-288 đầu đạn hạt nhân. Có nghĩa là chỉ riêng trong lực lượng hải quân, số đầu đạn hạt nhân được triển khai có thể nhiều hơn so với số lượng của tất cả các lực lượng hạt nhân Trung Quốc trong những năm 2000.
Các chuyên gia cho rằng vào cuối thập kỷ này, Trung Quốc có thể sẽ có đến 600-700 đầu đạn hạt nhân lắp vào các tên lửa đạn đạo. Phần lớn trong số đó sẽ được lắp vào các tên lửa đạn đạo liên lục địa trên mặt đất và trên biển. Đó là chưa kể số lượng bom nguyên tử, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân...
Như vậy, Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Nếu đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc cắt giảm kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga và Mỹ xuống 1000-1100 đầu đạn hạt nhân chiến lược được thực hiện, có thể nói rằng về số lượng đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc sẽ ngang ngửa với hai cường quốc hạt nhân lớn. Trong tình huống đó, đến năm 2020, việc Trung Quốc đạt được cân bằng hạt nhân với Mỹ và Nga sẽ không còn là "nhiệm vụ bất khả thi".
Theo VTC
5 kịch bản can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria liệu có khả thi? Ngày 22-7, Quốc hội Mỹ đã công bố bức thư do Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, gửi cho Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ Carl Levin hôm 19-7 và đã được đưa ra điều trần trước Quốc hội, trong đó ông trình bày chi tiết 5 lựa chọn quân sự đối với Syria....