Quân đội Liberia thẳng tay đánh dân nghèo vì sợ Ebola
Do mất niềm tin vào chính phủ, sợ hãi và căng thẳng, người dân Liberia tấn công một trung tâm sàng lọc người nhiễm virus Ebola ở thủ đô, buộc lực lượng an ninh phải trấn áp.
Binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm chống Ebola của Liberia vung dùi cui vào một phụ nữ đang chạy tại khu ổ chuột West Point của Liberia hôm 20/8. Bạo loạn nổ ra tại thành phố Monrovia, thủ đô của Liberia, sau khi những người biểu tình bao vây nhà của Miatta Flowers, quan chức phụ trách khu ổ chuột West Point, và đổ lỗi cho bà vì biến khu dân cư xung quanh thành điểm kiểm dịch Ebola. Ảnh: Getty
Người dân chạy khi một binh sĩ của quân đội sẵn sàng nã súng vào đám đông. Căng thẳng lên tới đỉnh điểm vào cuối tuần qua, khi một đám đông tấn công và cướp phá một trung tâm sàng lọc Ebola. Họ cáo buộc các quan chức mang bệnh tật từ khắp thành phố tới khu dân cư. Hàng chục người chờ kiểm tra đã chạy, gây nên cảnh hỗn loạn. Ảnh: Getty
Video đang HOT
Binh lính chuẩn bị vung dùi cui vào một thanh niên. Trong vụ bạo loạn, nhiều kẻ đã cướp ga và nệm dính máu, những vật dụng có thể khiến virus lây lan. Ảnh: Getty
Một cậu bé bị thương hét lên vì đau đớn do trúng đạn ở hai chân trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh. Khu ổ chuột West Point của thành phố Monrovia nằm trong danh sách những nơi cần kiểm dịch theo lệnh của tổng thống Liberia. Ảnh: EPA
Cảnh sát lập rào chắn gần khu vực West Point sau khi Tổng thống Ellen Johnson Sirleaf ban bố bố lệnh giới nghiêm đối với thủ đô Monrovia vào đêm 20/8. Lệnh sẽ có hiệu lực vào ban đêm, trong khoảng thời gian từ 21h tối đến 6h sáng (giờ địa phương) nhằm ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh Ebola. Ảnh: AP
Lực lượng an ninh dựng hàng rào gỗ để cách ly khu ổ chuột West Point với 50.000 dân. Đây là một trong số những nơi nghèo và đông dân nhất của thủ đô. Môi trường bẩn thỉu, bừa bãi trong West Point là nguyên nhân khiến giới chức đau đầu, đặc biệt trong bối cảnh dịch Ebola đang lan rộng. Ảnh: AP
Theo Tri Thức
Bộ Y tế đồng ý cho 2 người Nigeria bị sốt xuất viện
Bộ Y tế đã đồng ý cho 2 bệnh nhân từ "tâm bão Ebola" đến TP.HCM xuất viện sau khi đã hết triệu chứng sốt.
Các chuyên gia y tế đo thân nhiệt cho sinh viên người Nigeria
Như thông tin chúng tôi đã đưa, đến trưa 20/8, tin từ bệnh viện cho biết, cả 2 bệnh nhân đã hết sốt, tình trạng sức khỏe rất tốt, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Hai người này cũng không có thêm triệu chứng nào khác thuộc bệnh lý Ebola.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, trong vòng 24 giờ kể từ khi cách ly, nếu thân nhiệt của những người này vẫn bình thường, không sốt, không phát hiện gì thêm thì có thể cho phép họ xuất viện. Tuy nhiên, việc xuất viện hay không, thuộc quyền quyết định của Bộ Y tế.
Liên lạc với bệnh viện vào cuối buổi chiều 20/8, chúng tôi được bác sĩ Lê Mạnh Hùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới - xác nhận, Bộ Y tế đã đồng ý cho 2 bệnh nhân Nigeria xuất viện. Bệnh viện đang làm thủ tục. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố sẽ tiếp tục theo dõi 2 người này tại nơi cư trú trong 21 ngày. Nếu kết quả các mẫu xét nghiệm có sớm hơn và âm tính với virus Ebola thì họ được tự do đi lại.
Các mẫu xét nghiệm của 2 bệnh nhân đã được phối hợp với Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam để gửi mẫu.
Theo bác sĩ Hùng, chi phí trong thời gian 2 bệnh nhân này nằm viện tạm thời do bệnh viện chi trả. Số tiền này cũng không nhiều. Tuy nhiên, nếu trong thời gian tới tiếp tục có các ca tương tự là người nước ngoài, bệnh viện sẽ xin ý kiến Sở, Bộ về vấn đề viện phí liên quan.
Trước đó, chiều 19/8, kiểm dịch viên y tế tại khu vực cửa khẩu Tân Sơn Nhất đã phát hiện 2 hành khách quốc tịch Nigeria, đi trên chuyến bay QR964 của Hãng hàng không Qatar Airway, có dấu hiệu sốt và đã tiến hành xử lý cách ly, đưa ngay về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để theo dõi, điều trị.
Theo Khampha
Những tiết lộ động trời ở 'địa ngục' Ebola Các bác sĩ và y tá nước ngoài tham gia cuộc chiến chống Ebola ở Tây Phi đang phải làm việc 14 tiếng đồng hồ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần và mặc những bộ đồ bảo hộ bịt kín từ đầu tới chân trong cái nóng nực ngột ngạt ở những trung tâm y tế bẩn thỉu. Tiếp xúc và chứng kiến...