Quân đội Israel thừa nhận phạm ’sai lầm nghiêm trọng’ khi xác định sai mục tiêu
Ngày 3/4, quân đội Israel thừa nhận đã phạm phải một “sai lầm nghiêm trọng” khi 7 nhân viên cứu trợ thuộc tổ chức viện trợ lương thực World Central Kitchen (Mỹ) thiệt mạng trong một cuộc không kích ở miền Trung Gaza.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Deir el-Balah, Dải Gaza, ngày 2/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông điệp video đăng trên mạng xã hội X, người đứng đầu Lực lượng Phòng vệ Israel Herzi Halevi tuyên bố “vụ việc này là một sai lầm nghiêm trọng”, đồng thời xác nhận quân đội Israel đã “xác định sai mục tiêu” khi tiến hành không kích vào ban đêm “trong điều kiện rất phức tạp”.
Trước đó, Tổng thống Israel Isaac Herzog cũng xin lỗi về vụ không kích đã cướp đi sinh mạng của 7 nhân viên cứu trợ ở Gaza. Ông cho biết đã có cuộc trao đổi với ông Jose Andres – một đầu bếp nổi tiếng ở Mỹ, đồng thời là một lãnh đạo World Central Kitchen – để “bày tỏ chia buồn sâu sắc và gửi lời xin lỗi chân thành về mất mát này”.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng thừa nhận lực lượng vũ trang nước này đã “vô tình bắn vào những người vô tội”. Ông Netanyahu khẳng định Israel đang “điều tra đến cùng” vụ việc và liên hệ với chính phủ của những người nước ngoài thiệt mạng, đồng thời cam kết thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo sự việc không tái diễn.
Ngày 2/4, tổ chức World Central Kitchen thông báo tạm dừng các hoạt động tại Dải Gaza sau vụ việc. Mặc dù hoạt động của World Central Kitchen có sự phối hợp của Lực lượng Phòng vệ Israel, nhưng đoàn xe vẫn bị tấn công khi đang rời khỏi nhà kho Deir al-Balah sau khi dỡ hơn 100 tấn lương thực viện trợ nhân đạo được đưa đến Gaza bằng đường biển. Giám đốc điều hành của World Central Kitchen Erin Gore nhấn mạnh đây không chỉ là cuộc tấn công nhằm vào tổ chức này, mà còn là cuộc tấn công nhằm vào các tổ chức nhân đạo trong tình hình thảm khốc nhất. Ông khẳng định điều này là “không thể tha thứ được”.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết cuộc xung đột hiện nay tại Dải Gaza đã cướp đi sinh mạng của 196 nhân viên cứu trợ, trong đó hơn 175 người làm việc cho LHQ. Ông nhấn mạnh: “Điều này một lần nữa cho thấy sự cấp thiết về một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức, thả tất cả con tin vô điều kiện và mở rộng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza – như Hội đồng Bảo an đã yêu cầu trong nghị quyết được thông qua hồi tuần trước. Nghị quyết này phải được thực thi ngay lập tức”.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bày tỏ sự “phẫn nộ và đau lòng” trước cái chết của các nhân viên cứu trợ thuộc tổ chức World Central Kitchen. Ông nhận định việc phân phối hàng hóa viện trợ tại Dải Gaza đang gặp khó khăn do Chính phủ Israel “chưa hành động đầy đủ” để bảo vệ các nhân viên cứu trợ tại đây. Tổng thống Biden đồng thời hối thúc Israel yêu cầu các cá nhân liên quan vụ việc này giải trình cụ thể và những kết luận điều tra phải được thông báo công khai.
Từ thủ đô Paris, Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne nhấn mạnh: “Bảo vệ nhân viên cứu trợ là một mệnh lệnh đạo đức và pháp lý mà mọi người phải tuân thủ” Ông đồng thời tuyên bố Pháp “lên án mạnh mẽ” cuộc tấn công nói trên của Israel và lưu ý rằng “không có gì biện minh cho một thảm kịch như vậy”.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng có cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel, đồng thời triệu tập Đại sứ Israel tại Anh để “phản đối mạnh mẽ” về vụ việc này.
Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ ông Sunak đánh giá tình hình tại Dải Gaza ngày càng trở nên “không thể chấp nhận được” và London “mong đợi chứng kiến hành động ngay lập tức của Israel nhằm chấm dứt các hạn chế đối với viện trợ nhân đạo”.
Lý do quân đội Israel quay trở lại bệnh viện Al-Shifa ở Bắc Gaza
Lực lượng Israel trong tháng 3 đã phát động một chiến dịch quân sự khác nhằm vào bệnh viện lớn nhất Gaza, Al-Shifa, khiến cơ sở y tế này lại trở thành thành tâm điểm chú ý.
Điều trị cho người bị thương tại bệnh viện Al-Shifa, ngày 29/2. Ảnh: AA/TTXVN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến ngày 28/3, chiến dịch này đã kéo dài 11 ngày. Đây là lần thứ hai Israel khám xét bệnh viện Al-Shifa. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) lần đầu đột kích Al-Shifa vào tháng 11/2023. Chiến dịch khi đó khiến tòa nhà chính của cơ sở y tế này hư hại nặng nề dẫn tới ngừng hoạt động.
Đến tháng 3 này, IDF quay trở lại bệnh viện Al-Shifa cho dù trước đó vào tháng 1 tuyên bố họ đã hoàn thành việc triệt phá cấu trúc chỉ huy của Hamas ở phía Bắc Gaza.
IDF tuyên bố người dân thường, bệnh nhân và đội ngũ nhân viên y tế tại Al-Shifa đều đã được sơ tán khi triển khai chiến dịch. Tuy nhiên, nhiều người Palestine trong bệnh viện Al-Shifa và gần đó khẳng định rằng có thương vong với người dân thường, họ còn bị bắt và cơ sở hạ tầng bên trong bệnh viện Al-Shifa bị tàn phá ở quy mô lớn.
Cả Israel và Hamas cùng người dân thường đều ghi nhận về giao tranh dữ dội quanh bệnh viện Al-Shifa. Trong khi đó, các quan chức Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh không thể biến bệnh viện thành chiến trường.
Lý do Israel quay trở lại
Bệnh viện Al-Shifa ở Dải Gaza. Ảnh: IRNA/TTXVN
Lực lượng Israel quay trở lại bệnh viện Al-Shifa từ ngày 18/3 và viện dẫn rằng họ đang tiến hành "các hoạt động tác chiến chính xác chống lại những kẻ khủng bố" ở cơ sở y tế này. Đây cũng chính là lập luận của Israel trong cuộc đột kích vào tháng 11/2023. Đáng chú ý, vào tháng 1 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant thông báo rằng giai đoạn hoạt động căng thẳng nhất ở phía Bắc Gaza đã hoàn tất.
Nhưng đến ngày 26/3 này, Bộ trưởng Gallant ca ngợi chiến dịch tại Al-Shifa, nói rằng các thành viên Hamas vẫn ẩn náu tại bệnh viện "đang cân nhắc về tương lai của chúng: đầu hàng hay là chết".
Quân đội Israel cho biết đã bắt giữ hàng trăm thành viên Hamas và phong trào Palestine Islamic Jihad (Thánh chiến Hồi giáo Palestine) trong và xung quanh bệnh viện Al-Shifa.
Ngày 28/3, IDF tuyên bố đã tiêu diệt khoảng 200 chiến binh trong khu vực bệnh viện kể từ khi bắt đầu chiến dịch. IDF cũng cáo buộc rằng những tay súng này đã bắn vào binh sĩ lực lượng này từ bên trong và bên ngoài tòa nhà cấp cứu tại bệnh viện.
Israel trong nhiều năm cáo buộc rằng các tay súng Hamas đang trú ẩn trong thánh đường Hồi giáo, bệnh viện và những nơi khác liên quan đến dân sự để tránh các cuộc tấn công của Israel. Hamas đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này.
Cơ quan Y tế Gaza cho biết khoảng 3.000 người đang trú ẩn tại Al-Shifa vào thời điểm xảy ra cuộc khám xét gần đây. Cơ quan này cáo buộc rằng các tay súng bắn tỉa Israel và binh sĩ trên trực thăng đã nhắm bắn một số người cố gắng rời bệnh viện Al-Shifa.
Hamas chỉ trích Israel tấn công các mục tiêu mà không quan tâm đến bệnh nhân hoặc nhân viên y tế bên trong. Về phần mình, quân đội Israel cảnh báo rằng sẽ bắn những trường hợp rời bệnh viện mà không nhận được chỉ thị sơ tán trước.
Luật pháp quốc tế nghiêm cấm việc nhắm mục tiêu vào bệnh viện trong thời chiến, nhưng có ngoại lệ nếu các tay súng đối phương sử dụng cơ sở này để tấn công kẻ thù.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 18/3 đăng lên mạng xã hội X, trước đây là Twitter: "Chúng tôi vô cùng lo lắng về tình hình tại bệnh viện Al-Shifa ở phía Bắc Gaza, đang gây nguy hiểm cho các nhân viên y tế, bệnh nhân và dân thường". Ông cũng kêu gọi bảo vệ các bệnh viện và chấm dứt chiến sự. WHO cùng nhiều nhóm nhân đạo khác đã cảnh báo về nạn đói đang đến gần ở phía Bắc Gaza.
Mỹ đã nhiều lần ủng hộ cáo buộc của Israel rằng Hamas sử dụng tổ hợp y tế của Al-Shifa làm trung tâm chỉ huy, nơi giam giữ con tin và cất vũ khí. Khi được hỏi về cuộc khám xét Al-Shifa, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 18/3 nói rằng "Hamas đã quay trở lại Al-Shifa".
Israel đột kích bệnh viện lớn nhất Gaza, hơn 400 người Palestine thiệt mạng Cơ quan y tế Dải Gaza xác nhận hơn 400 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc bao vây của quân đội Israel tại bệnh viện al-Shifa. PressTV hôm nay (31/3) dẫn thông báo của cơ quan y tế Dải Gaza xác nhận lực lượng Israel đã tấn công, vây hãm khu vực bệnh viện al-Shifa ở phía Bắc thành phố Gaza trong...