Quân đội Israel phân luồng giao thông tạo điều kiện sơ tán dân tại Gaza
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ra tuyên bố cho biết IDF sẽ phân luồng một đường cao tốc chính ở Gaza trong vòng 3 giờ để tạo điều kiện cho người dân sơ tán từ khỏi vùng chiến sự tới các khu vực phía Nam.
Người dân sơ tán khỏi Dải Gaza qua cửa khẩu Rafah để vào Ai Cập, ngày 1/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo được đăng trên mạng xã hội, bằng tiếng Arab, cho biết đường cao tốc Salah a-Din sẽ được khai thông trong khoảng thời gian từ 13 – 16h cùng ngày theo giờ địa phương (18 – 21h theo giờ Hà Nội) để hỗ trợ sơ tán dân an toàn.
Israel liên tục thông báo khuyến cáo người dân ở phía Bắc Gaza di chuyển xuống phía Nam nhằm tránh các cuộc không kích của IDF. Tuy nhiên, nhiều người không muốn hoặc không thể rời đi do nhiều nguyên nhân, trong khi LHQ cảnh báo “Gaza không còn nơi nào an toàn”.
Theo số liệu sơ bộ, đã có từ 800.000 đến 1 triệu người dân Palestine di chuyển đến phía Nam Gaza trong khi khoảng từ 350.000 – 400.000 người vẫn ở lại khu vực phía Bắc.
Video đang HOT
Cùng ngày, Đặc phái viên LHQ, ông David Satterfield khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy lực lượng Hamas ngăn chặn hoặc thu giữ hàng viện trợ vào Gaza. Phát biểu với báo giới tại thủ đô Amman của Jordan, ông Satterfield khẳng định: “Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) đã tiếp cận được các kho chứa nhiên liệu ở Gaza để cung cấp cho các xe tải chở hàng, nhà máy lọc nước biển và bệnh viện ở phía Nam Gaza”.
Trong khi đó, tờ Haaretz dẫn lời ông Satterfield cho biết hiện các bên đã đạt được thỏa thuận về một cơ chế cho phép đưa xăng dầu vào Gaza khi nguồn cung tại đây bị cạn kiệt.
Xung đột Hamas – Israel đã bước sang tuần thứ 5 mà không có dấu hiệu hạ nhiệt. Cơ quan y tế ở Dải Gaza ngày 4/11 thông báo ít nhất 9.488 người Palestine, trong đó có khoảng 3.900 trẻ em, thiệt mạng. Theo số liệu từ Israel, nước này đã ghi nhận khoảng 1.400 người thiệt mạng, hầu hết là dân thường, và khoảng 240 người bị bắt làm con tin.
Hệ thống đường hầm ở Gaza ẩn giấu bẫy chực chờ quân đội Israel
Quân đội Israel đang bao vây biên giới Gaza. Chiến đấu tại một trong những khu vực có mật độ dân cư cao nhất thế giới là vô cùng khó khăn, đặc biệt khi lực lượng Hamas đã chuẩn bị sẵn mạng lưới đường ngầm chằng chịt.
Một binh sĩ Israel đứng trong một đường hầm do Hamas xây dựng. Ảnh: AFP
Binh sĩ Israel đang tập trung ở biên giới Dải Gaza sau khi phong trào Hồi giáo Hamas tấn công bất ngờ vào lãnh thổ của Israel hôm 7/10. Việc họ có mở cuộc tấn công trên bộ vào Gaza hay không vẫn còn chưa rõ ràng.
Dù vậy, theo lời những binh sĩ từng chiến đấu ở Gaza trước đây, một điều rõ ràng ở đây là bất kỳ cuộc chiến nào cũng sẽ khó khăn, nguy hiểm và đẫm máu.
Gaza là dải đất dài 40km nhưng có khoảng 2,3 triệu dân. Đây là một trong những nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất thế giới. Trong bản đồ quân sự ở Israel, Gaza được chia thành hai phần: Gaza bên trên mặt đất và Gaza dưới mặt đất, nơi bom và máy bay không người lái không thể tiếp cận, còn các vệ tinh tinh vi không thể quan sát.
Vị trí của dân thường Palestine và các tay súng rất gần nhau. Israel tin rằng Hamas đang cố gắng lôi kéo các tay súng đến vùng lãnh thổ mà phong trào này thông thạo hơn. Các quan chức dự đoán những đường hầm và mặt đất khắp khu vực đó sẽ bị gài đầy chất nổ.
Nhà sử học người Palestine Harel Chorev tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và châu Phi Moshe Dayan thuộc Đại học Tel Aviv, nhấn mạnh: "Không ai thực sự biết có gì dưới lòng đất".
Ông Chorev cho rằng binh lính Israel khó thể xông vào những đường hầm này. Thay vào đó, họ sẽ cố gắng xác định vị trí của chúng và tìm cách "hun chuột".
Bất chấp những đòn không kích dữ dội của Israel vào Gaza, Hamas vẫn có thể bắn tên lửa vào các thành phố của Israel sau 5 ngày giao tranh. Trong nhiều trường hợp, tên lửa được giấu dưới lòng đất và di chuyển bằng đường ray ngầm. Khoảng 150 con tin mà Hamas bắt từ Israel hôm 7/10 được cho là bị giam giữ trong những đường hầm đó. Mọi nỗ lực giải cứu có thể trở nên vô cùng khó khăn, thậm chí là bất khả thi.
Hệ thống đường hầm của Hamas đã khiến binh sĩ và dân thường Israel sợ hãi trong nhiều năm qua. Chúng trở nên vũ khí hóa vào năm 2006, khi các thành viên Hamas sử dụng lối đi này để lẻn vào Israel sát hại hai binh lính, làm bị thương hai người khác và bắt cóc binh sĩ Gilad Shalit. Shalit bị giam giữ dưới lòng đất hơn 5 năm và được trở về quê hương qua thỏa thuận trao đổi 1.000 tù nhân trong các nhà tù của Israel.
Trong thập kỷ qua, nhiều người Israel đã báo cáo với chính quyền về việc nghe thấy tiếng đào xới dưới lòng đất. Quân đội cũng nỗ lực tìm kiếm giải pháp để phát hiện và phá hủy các đường hầm ở cả hai bên biên giới, nhưng chỉ đạt được thành công hạn chế.
Quân đội Israel biết hệ thống đường ngầm phức tạp của Hamas có máy phát điện, phòng tình báo và thiết bị quân sự. Dường như không ai ở Israel biết được đường hầm dài bao nhiêu, ngoại trừ việc mạng lưới rộng lớn và phức tạp này thường được gọi là "Gaza Metro".
Một người lính từng chiến đấu ở Gaza cho biết: "Chúng tôi biết họ đang đợi chúng tôi. Tình hình trên mặt đất ở Gaza đã tồi tệ thì dưới lòng đất còn tồi tệ hơn nhiều".
Theo số liệu chính thức của Palestine, sau các cuộc không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza và khu Bờ Tây bị chiếm đóng, đã có 1.569 người thiệt mạng và 7.212 người bị thương. Trong khi đó, truyền thông Israel đưa tin số người thiệt mạng tại nước này đã tăng lên trên 1.300 người.
Quân đội Israel bao vây thành phố lớn nhất Gaza; Mỹ nói về khả năng Hezbollah toàn lực can dự Trong khi quân đội Israel cho biết họ đã bước vào giai đoạn quan trọng khác của cuộc chiến với Hamas ở Dải Gaza, Nhà Trắng lại lo ngại về các cuộc tấn công của Hezbollah vào lực lượng Israel. Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel, Trung tướng Herzi Halevi phát biểu với báo giới ngày 2/11/2023. Ảnh chụp màn hình...