Quân đội Iraq liên tiếp đẩy lùi IS khỏi nhiều khu vực tại Fallujah
Sau nhiều cuộc giao tranh ác liệt, quân đội Iraq đã giành quyền kiểm soát một số khu vực trong thành phố Fallujah từ tay IS.
Sau khi bắt đầu tiến vào nội thị thành phố Fallujah và xảy ra nhiều cuộc đụng độ ác liệt với nhóm khủng bố IS, quân đội Iraq đã giành kiểm soát một số khu vực trong thành phố vào ngày 02/06. Trong khi đó, các cuộc không kích của lực lượng không quân liên minh do Mỹ dẫn đầu vẫn không ngừng dội xuống các khu vực ngoại vi thành phố.
Quân đội chính phủ cùng các lực lượng người Shiite và Sunni đã giành kiểm soát ngôi làng al-Tuffaha và treo cờ Iraq trên một cây cầu ở phía nam thành phố Fallujah, thành phố cách thủ đô Baghdad 50 km về phía tây.
Trong khi đó, các lực lượng an ninh và các đơn vị Hashd Shaabi tiếp tục tiến công vào thị trấn Saqlawiyah do IS chiếm đóng nằm ở ngoại ô phía tây bắc thành phố Fallujah và đang nỗ lực giải phóng thị trấn này.
Các cuộc tiến công vào nội thị thành phố Fallujah của các lực lượng vũ trang Iraq đang có phần chậm lại do vấp phải sự chống trả quyết liệt của các phần tử khủng bố. Ngoài hỏa lực đáp trả, các tay súng thánh chiến đã cài đặt hàng trăm quả bom, bẫy mìn ở trong và ngoài thành phố nhằm cản bước tiến của quân đội chính phủ.
Quân đội Iraq liên tiếp đẩy lùi IS khỏi nhiều khu vực tại Fallujah. Ảnh: Reuters
Hơn nữa, các lực lượng chính phủ cũng muốn giảm thiểu thương vong cho hàng chục ngàn người dân vẫn còn bị mắc kẹt trong thành phố.
Hôm thứ 4 ngày 01/06, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF đã cảnh báo có ít nhất 20.000 trẻ em Iraq vẫn bị mắc kẹt trong thành phố Fallujah, nơi các cuộc giao tranh đang diễn ra hết sức ác liệt.
Video đang HOT
Trong cùng ngày, các cuộc không kích đã dữ dội giáng xuống một cứ điểm của IS tại Jazirat al-Khaldiyah nằm ở phía đông thành phố Fallujah. Cuộc tấn công đã tiêu diệt 10 tay súng IS và phá hủy 3 phương tiện di chuyển của khủng bố.
Một máy bay thuộc liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành không kích vào một sở chỉ hủy của IS ở Albu Hawa phía nam thành phố Fallujah, trên bờ tây sông Euphrates, tiêu diệt 8 tay súng và làm bị thương 15 tên khác.
Fallujah, là nơi xảy ra các đụng độ quân sự mạnh mẽ nhất trong giai đoạn Mỹ xâm lược Iraq từ năm 2003 – 2011.
Đây cũng là thành phố đầu tiên rơi vào tay phiến quân Hồi giáo IS hồi tháng Giêng năm 2014. Đến tháng 6/2014, IS tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo tại các khu vực chiếm đóng ở Iraq và Syria.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Sau thất bại ê chề, phe nổi dậy Syria bất ngờ phản công
Phe nổi dậy Syria đã bất ngờ phản công quyết liệt, giành lại được hai ngôi làng từ tay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Chiến thắng này đạt được sau khi phe nổi dậy vừa hứng chịu thất bại ê chề trong một cuộc tấn công bất ngờ của IS cách đó vài ngày, các nhà hoạt động cho biết.
Ảnh minh hoạ
Phe nổi dậy đã chiếm lại được hai ngôi làng Kafr Shoush và Braghida hôm 29/5, từ đó giúp họ mở rộng được vùng đệm an toàn xung quanh thành phố Azaz. Đây là nơi thuộc quyền kiểm soát của phe nổi dậy Syria và đang là nơi sinh sống của hàng chục ngàn người mất nhà cửa trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 5 năm qua ở Syria, Uỷ ban Phối hợp Địa phương - một mạng lưới của các nhà hoạt động bên trong Syria, cho biết.
Lực lượng chiến binh IS trước đó đã bất ngờ tấn công phe nổi dậy Syria, đe doạ chiếm thành phố Azaz và cô lập Marea - một thành phố khác nằm trong sự quản lý của phe nổi dậy. Marea nằm ở phía bắc thành phố Aleppo - một trong những chiến trường nóng bỏng nhất Syria hiện giờ.
Hơn 160.000 dân thường đã bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh, đụng độ ở Syria. Tổ chức y tế quốc tế mang tên Bác sĩ Không biên giới đã phải sơ tán một trong số ít những bệnh viên còn lại của họ trong khu vực.
Thành trì của phe nổi dậy ở Azaz - nơi nối với biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị bao vây một mặt bởi lực lượng chiến binh IS trong khi mặt kia bị áp sát bởi Lực lượng Dân chủ Syria người Kurd (SDF). Lực lượng nổi dậy Syria được Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cáo buộc SDF bắt tay thông đồng với quân chính phủ trong cuộc nội chiến đẫm máu ở nước này.
Bước tiến của IS ở chiến trường này đã dẫn đến một thoả thuận hiếm hoi giữa SDF và phe nổi dậy. Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Anh, SDF và phe nổi dậy hôm 28/5 đã ký thoả thuận bắt tay với nhau. Theo đó, phe nổi dậy trao lại quyền kiểm soát một ngôi làng gần Marea cho một đơn vị của SDF để đổi lại việc SDF cho phép 6.000 dân thường được sơ tán đến những khu vực thuộc quyền kiểm soát của người Kurd.
Tuy nhiên, phe nổi dậy tiếp tục oanh tạc các khu vực của lực lượng SDF ở Sheikh Maqsoud, gần Aleppo, khiến 4 người thiệt mạng.
Các cuộc giao tranh, đụng độ hồi cuối tuần vẫn tiếp tục nổ ra giữa quân chính phủ, phe nổi dậy và lực lượng IS ở nhiều khu vực khác của Syria.
Quân chính phủ đã nã đạn vào một khu vực của phe đối lập ở Homs - thành phố lớn thứ ba của Syria. Mạng lưới Uỷ ban Phối hợp Địa phương cho biết, các cuộc tấn công nhằm vào khu vực al-Waer đã cướp đi sinh mạng của 4 người và làm bị thương 17 người khác, trong số đó có cả trẻ em.
Al-Waer đã bị quân chính phủ bao vây từ năm 2013 và tình hình bên trong khu vực này rất nghiêm trọng.
Theo Liên Hợp Quốc, gần một nửa triệu người dân đang bị mắc kẹt trong các cuộc bao vây ở Syria. Cuộc xung đột đã bắt đầu từ cách đây hơn 5 năm và nó đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người cũng như đẩy hàng triệu người vào cảnh khốn cùng. Trong lúc này, tiến trình hoà bình Syria tiếp tục bế tắc.
Mỹ vẫn không chịu hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố
Liên quan đến cuộc chiến chống IS, Nga hồi cuối tuần vừa rồi cho biết, lực lượng của họ tiếp tục tấn công mạnh mẽ vào các cơ sở dầu mỏ của lực lượng khủng bố. Tuy nhiên, Moscow chỉ trích Mỹ về việc vẫn từ chối bắt tay với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố.
Nga đã đề nghị Mỹ và các đồng minh của nước này cùng phát động những cuộc không kích chung nhằm vào phe nổi dậy không tuân theo lệnh ngừng bắn, trong đó có Mặt trận Nusra. Tuy nhiên, Washington thẳng thừng tuyên bố không quan tâm đến lời đề nghị của Nga.
Đây không phải là lần đầu tiên Washington bác bỏ đề nghị hợp tác từ phía Moscow.
Cũng giống như cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cuộc khủng hoảng ở Syria chứng kiến cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, cụ thể hơn là giữa Nga và Mỹ.
Hai cường quốc hàng đầu thế giới mâu thuẫn gay gắt với nhau kể cả về mục tiêu lẫn cách thức hành động ở Syria. Nếu như Mỹ và các đồng minh phương Tây ủng hộ phe nổi dậy Syria, muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad thì Nga lại kiên quyết bảo vệ chính quyền này, chống lại phe đối lập Syria.
Trong cuộc chiến chống khủng bố, cụ thể là IS, Mỹ và Nga dù đều mong muốn diệt trừ tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới này nhưng hai bên tiếp tục không tìm được tiếng nói chung trong cách thức hành động. Hai bên còn nghi ngờ lẫn nhau. Mỹ không tin rằng, Nga can thiệp vào Syria với mục đích chống IS mà thực chất là để hậu thuẫn cho đồng minh Assad trong cuộc chiến chống phe đối lập. Bản thân Nga thì cho rằng, Mỹ chỉ nhăm nhăm trợ giúp cho phe nổi dậy Syria và tìm cách lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Những mâu thuẫn trên khiến cho cuộc khủng hoảng ở Syria hoàn toàn bế tắc, không có cách nào thoát ra. Đồng thời, sự mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ cũng là kẽ hở để các lực lượng khủng bố ngoi lên.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Bí ẩn lớp bọt trắng tràn vào khu vực xảy ra động đất liên tiếp tại Nhật Bản Một lớp bọt bí ẩn đã tràn vào các đường phố của thành phố Fukuoka, Nhật Bản, ngay sau khi trận động đất 7 độ richter rung chuyển đảo Kyushu vào thứ Bảy 16/4 vừa qua. Hình ảnh lớp bọt trắng trên đường phố được người dân ghi lại (ảnh: Twitter) Hình ảnh về những lớp bọt bí ẩn đã được người dân...