Quân đội Iraq khai hỏa tấn công ISIL, giao tranh ác liệt ở Tikrit
Ngày 28/6, giao tranh ác liệt đã nổ ra khi hàng nghìn binh sỹ thuộc lực lượng Chính phủ Iraq với sự yểm trợ của máy bay chiến đấu, xe tăng và các đơn vị phá bom tấn công vào thành phố Tikrit – thủ phủ của tỉnh Salahudin, nhằm giành lại thành phố này vốn rơi vào tay lực lượng phiến quân từ hôm 11/6.
Người phát ngôn của Thủ tướng Iraq, Nuri al-Maliki cho biết máy bay của quân chính phủ tiếp tục oanh kích vào các mục tiêu có lực lượng phiến quân, giao tranh cũng nổ ra gần một trường đại học.
Các lực lượng an ninh hiện đã kiểm soát một tuyến đường quan trọng nối từ thủ đô Baghdad tới Samarra và giữa thủ đô với Tikrit. Tuy nhiên, nhiều người dân thông báo qua điện thoại cho biết các tay súng Hồi giáo dòng Sunni vẫn kiểm soát Tikrit và xuất hiện trên nhiều đường phố chính.
Binh sỹ Iraq trước giờ tấn công Tikrit. (Nguồn: ksl.com)
Cùng ngày, cảnh sát Iraq cho biết đã có 25 thành viên lực lượng an ninh thiệt mạng và 22 người bị thương trong vụ đụng độ giữa lực lượng chính quyền Iraq và các phiến quân ở phía Nam thủ đô Baghdad.
Đụng độ ác liệt xảy ra gần các thị trấn Jurf al-Sakhar, Mahmoudiyah và al-Rasheed giữa lực lượng an ninh và phiến quân Hồi giáo dòng Sunni, trong đó có những đối tượng có liên hệ với nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant (ISIL).
Video đang HOT
Hàng chục phiến quân cũng đã thương vong trong các cuộc giao tranh này.
Các tổ chức quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Iraq khi có tới 1,2 triệu người bị mất nhà cửa từ đầu năm đến nay.
Trong một diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Nga-1 ngày 28/6, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã khuyến cáo tình trạng bất ổn tại Iraq có thể kéo dài trong nhiều năm, không chỉ ảnh hưởng đến Trung Đông và Bắc Phi mà còn các khu vực lân cận.
Ông Lavrov cũng nhấn mạnh vấn đề Iraq cần được giải quyết ở cấp độ cộng đồng quốc tế, với sự tham gia của tất cả các nước trong khu vực, bao gồm cả các nước láng giềng Iraq./.
Theo Vietnam
Mỹ thất bại ở Trung Đông ra sao?
Sử dụng sức mạnh quân sự không phải là giải pháp My có thể áp dụng cho mọi khu vực, đặc biệt khu vực Trung Đông và châu Phi.
Giao sư kinh tê va chinh tri Peter Morici ơ ĐH Maryland vưa co bai viêt ly giai sư thât bai cua chinh sach đôi ngoai cua My. Trong bai viêt cua minh, ông Peter Morici cung ly giai nguyên nhân nhưng thât bai cua My.
Dươi đây la bai viêt cua giao sư Peter Morici đươc Kiên Thưc trich đăng:
Quân sư không phai la lơi giai cho moi bai toan
Trong bai phat biêu tai Học viện Quốc phòng ở West Point, New York, Tổng thống Obama cho răng sử dụng sức mạnh quân sự không phải là giải pháp giúp bình ổn ma My có thể áp dụng cho mọi khu vực, đặc biệt khu vực Trung Đông và châu Phi.
Phiên quân Sunni ơ thanh phô Tikrit đâu thang 6/2014.
Có lẽ Iraq là cho thấy rõ nét nhất tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ đối với chủ nghĩa khủng bố. Nếu đưa không quân và bộ binh tới bảo vệ Baghdad, Mỹ có thể chặn bước tiến của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL) chứ không thể đánh bại nhóm này.
ISIL là sự kết hợp giữa một tổ chức khủng bố và một lực lượng quân đội có tổ chức có đủ khả năng chiếm đóng lãnh thổ và lật đổ một chính quyền. Tuy nhiên lực lượng này không tập trung lực lượng tại một chiến trường nhất định để các lực lượng quân đội phương Tây có thể tiêu diệt. Nếu bị cản trở, các chiến binh của nhóm này sẽ di chuyển sang các chiến trường khác như cuộc nội chiến ở Syria hoăc ap dung chiên thuât khac như chiên tranh du kich.
Coi nhe tôn giao, chiên dich chông khung bô đi vao ngo cut
Đã từ lâu, các quốc gia phương Tây vẫn luôn coi nhẹ vấn đề tôn giáo trong khi đối với nhiều người Hồi giáo, tôn giáo và nhà nước là hai yếu tố không tách rời. Trên khắp các quốc gia Trung Đông và châu Phi, nhiều người sẵn sàng hi sinh để chống lại những chính quyền dân chủ nào cho rằng đạo Hồi không đủ tính hợp pháp để lãnh đạo quốc gia. Các cuộc đấu tranh sắc tộc cũng chủ yếu bắt nguồn từ tôn giáo.
Nếu không có các thể chế dân chủ đặt tự do cá nhân lên trên tôn giáo, các cuộc xung đột sắc tộc và nội chiến ở khu vực này rất khó chấm dứt. Các phong trào khủng bố chống phương Tây tiêp tuc đi vao ngo cut.
Phiên quân ISIL phat kinh Coran cho ngươi dân.
Hợp tác kinh tế của phương Tây và viện trợ từ Mỹ không thể thay đổi tình hình. Phong trào Hồi giáo cực đoan tồn tại dựa trên các lý tưởng và rất khó tiêu diệt lý tưởng bằng sức mạnh quân sự.
Cuối cùng, Mỹ phải nhận ra rằng cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông và châu Phi sẽ kéo dài. Không khoản viện trợ kinh tế hay tái thiết đất nước nào có thể thay đổi thực tế đó và đôi khi các khoản viện trợ lại khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, sưc manh kinh tê cua My đi kem vơi chinh sach can thiêp ơ nươc ngoai đê giai cac bai toan vê năng lương, chinh sach chông khung bô ơ Trung Đông đi vao ngo cut se khiên người Mỹ sẽ phải trả giá hoặc đối mặt với các mối đe dọa đối với an ninh trong nước và những lợi ích của nước này ở bên ngoài.
Theo Kiến Thức
Khủng hoảng ngày càng tồi tệ, Iraq kêu gọi thành lập chính phủ mới Ngày 26-6, văn phòng Tổng thống đã kêu gọi Quốc hội thành lập một chính phủ mới, trong bối cảnh cuộc nổi dậy của các nhóm phiến quân đang đe dọa tới sự thống nhất của quốc gia vùng Vịnh này. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Nuri al-Maliki tuyên bố sẽ lên kế hoạch để thành lập một...