Quân đội Iraq bao vây thành trì IS khiến hàng ngàn dân thường bị mắc kẹt
Tư khi quân đôi Iraq bao vây thành phố Ramadi vao ngay 11/8, hàng ngàn người dân đã bị giữ làm con tin. Các chiến binh IS muốn sử dụng họ làm một lá chăn sông.
Ramadi, một thành phố ở thung lũng Euphrates, Iraq, đã bị Nhà nước Hồi giáo xâm chiêm kể từ năm ngoái. Việc giành lại thành phố này sẽ là một thắng lợi lớn cho chính phủ Iraq và các đồng minh, bao gồm Hoa Kỳ và Iran.
Vào tháng 11, lực lượng Iraq đã cắt đường tiếp tế cuối cùng của quân đội IS vào trung tâm và các vùng lân cận thành phố Ramadi, khiến cho quân đội IS không thể gửi thêm tiếp viện.
Nhưng thông tin cho biết, đối với hàng ngàn thường dân bị mắc kẹt bên trong thành phố, cuộc sống của họ đa trở nên vô cùng khó khăn khi các binh sỹ IS băt đâu hoảng sợ.
Cac phóng viên đã có cơ hội phỏng vấn 5 cư dân trong thành phố và 3 người vừa mới thoát được ra ngoài. Tất cả đều nói rằng điều kiện sống của người dân đang ở tình trạng tồi tệ nhất kể từ khi Nhà nước Hồi giáo chiếm đóng từ đầu năm nay.
Một người dân bi măc ket trong thanh phô, Abu Ahmed, cho biêt: “Các binh sĩ IS đang trở nên thù địch và nghi ngờ. Họ ngăn cản chúng tôi rời khỏi nhà. Tất cả những người chống lệnh, đi ra ngoài đều bị bắt và điều tra. Chúng tôi cảm thấy mình đang sống trong một chiếc quan tài đóng kín.”
Qua mô tả về các quy tắc khắc nghiệt của các binh sĩ Nhà nước Hồi giáo, có thể thấy được sự bất an của nhưng cư dân Hồi giáo Sunni đang sinh sông nơi đây. Một vài người trong số họ đã chuyển sang giúp quân đội Mỹ.
Ngươi dân Hôi giao Sunni trôn khoi thanh phô Ramadi (Anh: Reuters)
Sheikh Khatab al-Amir, người vẫn giữ liên lạc với các thành viên gia đình sống bên trong thành phố Ramadi, cho biết quân nổi dậy đã hạn chế cac hoạt động của người dân.
Ông thông tin thêm: “Các phần tử nổi dậy đã chia Ramadi thành các nhóm nhỏ và không cho phép sự di chuyển của người dân từ vùng này sang vùng khác vì họ nghi ngờ bất cứ ai tại thời điểm này cũng có thể là người cung cấp tin cho các lực lượng an ninh.”
Tuy quân nổi dậy đã dùng biện pháp mạnh, nhiều người vẫn hợp tác với các lực lượng an ninh.
Người dân cho biết binh lính đã tăng cường tuần tra bằng xe máy trong thành phố để bắt những người sử dụng điện thoại di động- vật dụng bị cấm trong lãnh thổ Nhà nước Hồi giáo. Các tòa nhà cao tầng cũng trong tầm giám sát.
Video đang HOT
Do không băt đươc song điên thoai, Abu Ahmed phai treo lên mai nha đê goi điên cung câp thông tin, vơi môt hôp cac-tông che đâu đê tranh binh linh tuân tra phat hiên. Anh noi: “Họ (các chiến binh IS) khiên cuôc sông cua chung tôi trơ nên ngôt ngat. Họ đối xử với chúng tôi như những tù nhân. Bây giơ tôi phải đi. Tôi nghe thây tiêng đông cơ xe cua đoan tuân tra IS. Tôi có thể mất đầu nếu như … “. Cuộc gọi cua Abu Ahmed bi kêt thuc giữa chừng.
Nguồn cung cấp thực phẩm cho thành phố đên từ phía tây, nhưng kể từ khi lực lượng Iraq bao vây, người dân đang phai tồn tại bằng khẩu phần rau va bôt ít ỏi do cac binh sy phân phối.
Tình trạng thiếu khí đốt và dầu lửa đã buộc mọi người phải đốt phế liệu gỗ làm nhiên liệu. Một số ngươi cho biết các chiến binh gần đây đã bắt đầu chất đông nhánh và thân cây trong sân nha để cac gia đình sử dụng trong nấu ăn.
Các chiến binh tưng cung cấp nhiên liệu cho máy phát điện cua thanh phố, nhưng bây giơ thi không. Điêu nay khiên cho người dân không có điện đê sư dung trong nhiều giờ.
Việc Ramadi – thủ phủ tỉnh Anbar – rơi vào tay Nhà nước Hồi giáo IS vào hồi tháng 5/2015 đã khiến các lực lượng của chính phủ Iraq phải chiến đấu chống trả trong một khoảng thời gian dài sau khi phần lớn miền bắc nước này đã bị chiếm đóng vào năm ngoái.
Thủ tướng Haider al-Abadi tuyên bố sẽ chiếm lại thành phố chỉ trong vài ngày, nhưng phải chờ đến lúc các lực lượng của Iraq liên minh lại. Điều này cũng dẫn đến sự chậm trễ trong việc tấn công các vùng khác ở phía bắc của chính phủ.
Các quan chức địa phương và các nhà lãnh đạo bộ tộc ước tính vẫn còn khoảng 1.200-1.700 gia đình bị mắc kẹt bên trong thành phố Ramadi.
Tuần trước chính phủ đã thúc giục họ rời khỏi thành phố, nhưng nhiều người dân chia sẻ rằng các binh sĩ IS đã ngăn cản họ. Những người bị bắt khi đang cố gắng chạy trốn đều bị giam giữ và chúng cũng đe dọa xử tử người chủ gia đình nhằm cảnh cáo các thành viên.
Môt ngươi phu nư trôn thoat thanh công khoi Ramadi (Anh: Reuters)
Nhiều người dân và các nguồn tin an ninh cho hay một số gia đình đã trốn được qua tuyến đường kiểm soát bởi các lực lượng an ninh ở vùng ngoại ô phía Nam của thành phố trước khi các binh sĩ IS bắn chết những người cố gắng trốn ra.
Anh Ahmad al-Assafi – một người dân trốn thoát được vào tháng 10/2015 sau khi trả 1.000 USD cho một tài xế taxi có quan hệ với IS – cho biết người dân đang dần mất niềm tin do các lực lượng của Iraq đã bao vây khu vực.
Các lực lượng của Iraq đang lợi dụng khu vực ngoại ô của thành phố, đồng thời phủ nhận rằng có một số lượng lớn người dân vô tội vẫn bị mắc kẹt và đe dọa.
Sabah al-Numani, phát ngôn viên của lực lượng chống khủng bố Iraq, đang hoạt động tại khu vực phía Tây của Ramadi cho hay: “Chúng tôi đang dồn những kẻ khủng bố tới chân tường và điều động quân đội kiểm soát chúng. Tất cả những gia đình còn mắc kẹt bên trong Ramadi đều là gia đình của những kẻ khủng bố hoặc những người ủng hộ chúng.”
Một số người dân cho biết rằng mặc dù họ ao ước được thoát khỏi sự kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo IS, họ vẫn lo sợ rằng sẽ bị buộc tội hỗ trợ chúng nếu thành phố lại bị chiếm đóng.
Omar, một người cha của 2 cô con gái nói: “Tôi mong cơn ác mộng IS này sớm kết thúc, nhưng những gì xảy ra sau đó có thể còn tồi tệ hơn. Chúng tôi vẫn sẽ là những người hàm oan.”
Kim Thanh (Theo Reuters)
Theo DSPL
Dân Ramadi bị IS nhốt làm lá chắn sống khi quân đội Iraq bao vây
Quân đội Iraq bao vây thành phố Ramadi. Để đối phó, IS thắt chặt kiểm soát người dân khiến cuộc sống của họ ngột ngạt như trong quan tài.
Khi các lực lượng Iraq phong tỏa thành phố Ramadi ở miền tây nước này, hàng ngàn công dân trong thành phố trên thực tế đã bị các chiến binh IS biến thành con tin và lá chắn sống cho chúng.
Dân dòng Sunni di tản khỏi Ramadi. Ảnh: Reuters.
Các lực lượng Iraq đã cắt đứt tuyến tiếp tế cuối cùng của tổ chức IS ở Ramadi vào tháng 11, bao vây thành phố và khóa chặt, không cho IS gửi tiếp viện cho đồng bọn bên trong thành phố.
Tuy nhiên với hàng ngàn cư dân bị kẹt lại bên trong thành phố, cuộc sống trở nên rất khó khăn do các chiến binh IS ở đó ngày càng hoang tưởng.
Reuters đã nói chuyện với 5 cư dân thành phố và 3 người cố gắng trốn thoát khỏi nơi này.
Tất cả những người này cho biết điều kiện sống ở đây ngày càng xấu đi kể từ khi tổ chức IS chiếm được thành phố này vào đầu năm 2015.
Abu Ahmed, một công dân ở đây nói: "Các chiến binh IS ngày càng thù địch và hay nghi ngờ. Chúng không cho chúng tôi rời khỏi nhà. Ai ra khỏi nhà trái lệnh đều bị bắt và điều tra... Chúng tôi cảm thấy mình đang sống trong một cỗ quan tài đóng kín".
Ramadi - thủ phủ một tỉnh ở thung lũng Euphrate phì nhiêu khá gần Baghdad, là thắng lợi lớn nhất của IS trong năm 2014. Nếu như quân đội Iraq tái chiếm được thành phố này thì đó lại là một thắng lợi lớn của chính phủ Iraq và các đồng minh của nước này bao gồm cả Mỹ và Iran.
Sự hà khắc của chế độ IS đã gây bất bình cả bên trong các cư dân dòng Sunni - một số người trong số họ đã chuyển sang giúp phe liên minh của Mỹ.
Khatab al-Amir, một người dân ở Ramadi cho biết, các phiến quân IS không cho phép các công dân di chuyển từ khu vực này tới khu vực khác do lo ngại trong số những người đi lại này có cả các chỉ điểm của lực lượng an ninh.
Các cư dân cho biết, IS đã tăng cường các hoạt động tuần tra bằng xe máy bên trong thành phố để bắt những ai sử dụng điện thoại di động - thứ bị cấm trong lãnh thổ IS. Các tòa nhà cao không có người ở cũng bị theo dõi.
Nhân chứng Abu Ahmed nói qua điện thoại: "Chúng (các chiến binh) đang ngày càng bóp nghẹt chúng tôi. Chúng coi chúng tôi như tù nhân".
Ahmed phải lên mái nhà để bắt được tín hiệu di động khá yếu. Anh chụp một hộp carton lên đầu để lính IS tuần tra ở dưới không phát hiện được.
Đang đàm thoại với phóng viên thì Ahmed vội nói trước khi cúp máy: "Tôi phải đi đây. Tôi nghe thấy tiếng xe máy của IS. Tôi có thể mất đầu nếu...".
Nguồn cung thực phẩm thường được đưa vào thành phố từ phía tây, nhưng kể từ khi quân Iraq bao vây thành phố này, các cư dân phải sống chật vật với các khẩu phần ăn ít ỏi gồm chủ yếu rau và một ít bột mì do các chiến binh cung cấp.
Một cư dân tên là Omar nói: "Chúng tôi toàn ăn bánh mì cũ với cà chua thối. Có lẽ chúng tôi sắp phải giết thịt cả con mèo mà chúng tôi nuôi trong nhiều năm qua, vì không còn gì để ăn cả".
Việc thiếu gas và dầu để nấu ăn đã buộc người dân phải lấy gỗ làm nhiên liệu đun nấu. Một số người cho biết, các chiến binh IS đã bắt đầu chất cành cây và thân cây ở sân cho các gia đình sử dụng để đun nấu.
Trước đây các chiến binh thường cung cấp nhiên liệu cho các máy phát điện ở khu vực này nữa nhưng giờ thì thôi, nên người dân không có điện sử dụng trong nhiều giờ.
Um Mohammed, một giáo viên vật lý chạy khỏi Ramadi vào hôm 6/12, nói: "Bộ mặt xấu xí của IS cuối cùng đã lộ rõ. Chúng đối xử với phụ nữ như súc vật. Tôi cảm thấy mình được sinh ra một lần nữa. Trước kia mình như thể một nô lệ"./.
Trung Hiếu Theo Reuters
Theo_VOV
Đấu súng gần Paris, 2 nghi can khủng bố đã bị tiêu diệt Cảnh sát và quân đội Pháp đã bao vây một căn hộ và đấu súng với nhóm nghi phạm, bao gồm cả kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng bố hôm 13/11. Cảnh sát Pháp đang bao vây một căn hộ ở ngoại ô bắc Paris - Saint Denis trong một nỗ lực truy bắt những kẻ gây ra vụ khủng bố vào...