Quân đội Iran bị máy bay không xác định tấn công
Các máy bay không xác định đã tấn công vào các vị trí của quân đội Iran, gây ra nhiều thương vong cho binh lính.
Máy bay không xác định đã tấn công vào các vị trí của quân đội Iran.
Được biết, đây là lần thứ hai kể từ đầu tháng, doanh trại quân sự được kiểm soát bởi Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã bị tấn công bởi các máy bay không xác định. Các cuộc không kích gây ra nhiều thương vong cho quân đội Iran. Nghi phạm chính đứng sau các cuộc tấn công được cho là Israel.
Theo một nguồn tin, tối qua, một máy bay không xác định đã thực hiện các cuộc không kích vào doanh trại Abu Montazir al-Mohammadawi (trước đây có tên là Ashraf) ở khu vực Al-Azim (phía bắc tỉnh Diyala, Iraq). Nhiều binh lính của Lực lượng Vệ Binh Cách mạng Hồi giáo và Lực lượng dân vận Iran đã bị thương và thiệt mạng.
Theo dữ liệu sơ bộ, cuộc tấn công vào các vị trí của quân đội Iran ở khu vực này được cho là do các máy bay Israel thực hiện. Lý do là bởi Israel đang có kế hoạch tăng cường các cuộc đấu tranh chống lại sự hiện diện của Iran, quốc gia được cho là đã cung cấp các loại vũ khí tên lửa khác nhau cho Syria và Lebanon.
Mặc dù các máy bay được sử dụng để tấn công vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, trong cuộc tấn công đầu tiên cách đây vài tuần, có thể Israel đã sử dụng máy bay chiến đấu F-35i Adir thế hệ 5 của mình để thực hiện các cuộc tấn công.
Hiện sự việc vẫn đang được làm rõ.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Avia.pro
Mỹ đối diện kịch bản đau đớn nếu đánh Iran dù có hỏa lực vượt trội
Quân đội Iran có hơn 700.000 người, chưa tính đến lực lượng vệ binh cách mạng. Dù bị áp đảo về hỏa lực, sức mạnh tên lửa và các lực lượng thân Iran vẫn có thể khiến Mỹ khốn đốn.
Video đang HOT
Căng thẳng Vùng Vịnh tuần này leo thang sát bờ vực chiến tranh sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 20/6 bắn hạ máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ.
Giờ đây, Lầu Năm Góc tiến gần hơn với thực tại mà họ loay hoay tìm giải pháp suốt nhiều năm qua. Trong khi siêu cường quân sự áp đảo về hỏa lực, Tehran vẫn nắm trong tay những vũ khí và lực lượng vũ trang đáng gớm. Điều này có thể làm một cuộc chiến dù có quy mô nhỏ cũng đủ khiến nước Mỹ phải đau đớn, theo Washington Post.
Hệ thống phòng không Raad và tên lửa Taer trong một buổi duyệt binh tại Tehran. IRGC khẳng định đã dùng hệ thống Raad để bắn hạ máy bay do thám Global Hawk. Ảnh: AFP.
Khoảng cách lớn về hỏa lực
Kho vũ khí của Iran đã có hệ thống tên lửa phòng không S-300, có khả năng xác định và tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao hơn 24.000 m. Lực lượng không quân Iran có hơn 300 máy bay, nhưng về mặt trang thiết bị không thể so sánh với mức độ tối tân của không quân Mỹ.
Tehran mua từ Nga tiêm kích Mig-29 và máy bay ném bom Su-24. Họ cũng giữ trong biên chế một số máy bay F-4 từ trước Cách mạng Hồi giáo, khi Tehran và Washington vẫn có quan hệ tốt đẹp. Lầu Năm Góc đã cho dòng máy bay F-4 về hưu.
Iran được cho là có hơn 100 tàu chiến, nhưng hơn một nửa trong số đó là tàu cỡ nhỏ và khó đối đầu trực diện với các tàu khu trục của hải quân Mỹ. Với lợi thế tốc độ, lực lượng này vẫn có thể gây rối loạn giao thông hàng hải thông qua chiến thuật rải thủy lôi trên biển hoặc phá hoại tàu thương mại. Đây cũng là cáo buộc mà Washington nhắm vào IRGC trong nhiều tuần qua sau bốn vụ tấn công tàu dầu ở vịnh Oman.
Quân đội Iran có gần 700.000 người, bao gồm lực lượng chính quy khoảng 350.000 quân, theo báo cáo công bố tháng 5 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS).
Con số này chưa bao gồm quân số của IRGC, nhánh đặc biệt trong lực lượng vũ trang Iran với sứ mệnh bảo vệ sự sống còn của đất nước và chế độ. Lực lượng này có hơn 125.000 lính lục quân và 20.000 lính hải quân, theo báo cáo của CRS.
Máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk bị bắn hạ ngày 20/6 ở eo biển Hormuz trị giá ít nhất 130 triệu USD. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Lực lượng đặc biệt
IRGC cũng là yếu tố khiến chia rẽ giữa Washington và Tehran ngày một lớn. Chính phủ của Tổng thống Donald Trump tháng 4 đã chính thức xem lực lượng là tổ chức khủng bố nước ngoài khiến chính quyền Iran phẫn nộ.
IRGC cũng là lực lượng tuần tra eo biển Hormuz mang ý nghĩa chiến lược với Iran, khu vực Trung Đông và giao thông hàng hải toàn cầu. Lực lượng này giám sát cả chương trình tên lửa đạn đạo của Iran. Chính phủ Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân một năm trước vì cho rằng người tiền nhiệm không kiềm chế được chương trình tên lửa Iran.
Phân tích được Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) công bố năm 2018 cho thấy phần lớn kho vũ khí của Iran đang trong tình trạng "lạc hậu, sắp lạc hậu hoặc có chất lượng thấp". Tuy nhiên, báo cáo cũng đánh giá Mỹ "khó thể làm ngơ" trước những tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, năng lực phòng không và khả năng sử dụng các nhóm vũ trang trong khu vực của Iran.
Một so sánh quân số và vũ khí giữa quân đội Mỹ và Iran. Đồ họa: Salamnfws.
Các hoạt động của IRGC và những lực lượng vũ trang trong khu vực được Iran chống lưng đang là mối lo hàng đầu của giới chức Mỹ. Chính quyền Washington trong hơn 20 năm qua quy kết trách nhiệm hàng loạt vụ tấn công là do các lực lượng vũ trang này. Lầu Năm Góc năm 2018 nhận định các nhóm thân Iran đã gây ra cái chết của hơn 600 quân nhân Mỹ tại Iraq trong 8 năm chiến dịch.
Quan trọng hơn hết, IRGC chính là tổ chức nhận trách nhiệm bắn rơi máy bay do thám Global Hawk của hải quân Mỹ ngày 20/6 - vụ việc suýt kích nổ thùng thuốc súng chiến tranh ở Vùng Vịnh.
Chuẩn tướng Amir Ali Hajizadeh, Tư lệnh lực lượng hàng không vũ trụ của IRGC, công bố các mảnh vỡ của chiếc Global Hawk bị bắn hạ. Ảnh: AP.
Đội tàu chiến Mỹ suýt tham chiến
Theo tiết lộ của một quan chức quốc phòng cấp cao trong chính phủ Mỹ, trong ngày 21/6 nhiều tàu chiến hộ tống cho tàu sân bay USS Abraham Lincoln ở khu vực đã được điều động sẵn sàng khai hỏa.
Hai tàu chiến nhận lệnh gồm tàu khu trục USS Bainbridge và tàu mang tên lửa dẫn đường USS Leyte Gulf. Cả hai tàu đều có khả năng trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, vị quan chức Mỹ tiết lộ.
Giới chức quân đội Mỹ ngày 21/6 từ chối xác nhận liệu tàu sân bay Abraham Lincoln và các tàu chiến hộ tống có nhận lệnh sẵn sàng mở chiến dịch không kích. Họ cũng từ chối bình luận liệu không kích có khả năng xảy ra hay không.
"Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) Mỹ duy trì năng lực quân sự hùng mạnh tại khu vực và sẵn sàng phản ứng trong mọi cuộc khủng hoảng", người phát ngôn CENTCOM Earl Brown cho biết.
"Mỹ không tìm kiếm xung đột với Iran, tuy nhiên chúng tôi đã trong tư thế sẵn sàng bảo vệ các lực lượng và lợi ích của Mỹ trong khu vực", ông nhấn mạnh.
Theo Zing.vn
Hàn Quốc cắt giảm chuyến bay đến Nhật đẩy căng thẳng lên cao Hãng hàng không Korean Air Lines (Hàn Quốc) hôm 29-7 cho biết sẽ tạm ngừng các chuyến bay giữa TP Busan và Sapporo - Nhật Bản từ ngày 3-9 do nhu cầu giảm giữa lúc mối quan hệ kinh tế và ngoại giao hai nước ngày càng tồi tệ. Động thái nói trên càng gây thêm hỗn loạn cho ngành hàng không và...