Quân đội Indonesia chế tạo mũ bảo hiểm công nghệ cao ứng phó Covid-19
Chiếc mũ bảo hiểm công nghệ cao có khả năng phát hiện những người có thân nhiệt cao từ xa để giúp phát hiện sớm và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Chiếc mũ bảo hiểm của quân đội quốc gia Indonesia có khả năng phát hiện tất cả những người có thân nhiệt cao trong vòng 10 mét. Người đứng đầu phòng thông tin Quân đội Indonesia, Đại tá Nefra Firdaus cho biết, chiếc mũ bảo hiểm của quân đội quốc gia Indonesia được sản xuất bằng công nghệ nhiệt hiện đại, cho kết quả đo thân nhiệt chính xác và nhanh hơn so với súng đo thân nhiệt.
Quân đội Indonesia sử dụng mũ bảo hiểm công nghệ cao phát hiện người có triệu chứng Covid-19. Ảnh: Nguồn : Sindonews
Nếu như việc dùng súng đo thân nhiệt chỉ có thể đo nhiệt độ từng người một thì chiếc mũ bảo hiểm này có thể đo nhiệt độ của nhiều người cùng một lúc. Điều này giúp giảm nguy cơ tiếp xúc gần của các lực lượng chức năng đối với những người có triệu chứng Covid-19. Theo Đại tá Nefra, việc sản xuất mũ bảo hiểm ứng phó với Covid-19 thể hiện cam kết của quân đội Indonesia trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch toàn cầu.
Video đang HOT
Quân đội Indonesia cũng đã tổ chức các khóa huấn luyện sử dụng và vận hành hệ thống mũ bảo hiểm công nghệ cao ứng phó với Covid-19. Hiện tại, quân đội Indonesia đã sản xuất được 5 bộ mũ bảo hiểm và trao cho bệnh viện quân đội Gatot Subroto, một trong những bệnh viện chỉ định về Covid-19 tại Indonesia để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của nhân viên y tế.
Trong thời gian tới, Indonesia sẽ đẩy mạnh sản xuất mũ bảo hiểm này để trang bị cho tất cả các lực lượng vũ trang của quân đội Indonesia tại các cơ sở quân đội và các lực lượng làm nhiệm vụ ở những vị trí tiếp xúc với nhiều người dân như sân bay, nhà ga, bến tàu.
Campuchia siết biên giới
Campuchia báo cáo thêm một ca nhiễm nCoV, đưa số ca nhiễm lên 103 khi đất nước chuẩn bị siết yêu cầu nhập cảnh với công dân nước ngoài.
Bộ Y tế Campuchia hôm nay cho biết ca nhiễm mới là một phụ nữ 30 tuổi làm việc tại quán karaoke ở tỉnh Banteay Meanchey, tây bắc Campuchia. Campuchia hiện ghi nhận 103 ca nhiễm, trong đó 21 người đã hồi phục và chưa có trường hợp nào tử vong.
Bộ Ngoại giao Campuchia hôm 27/3 cho biết sẽ ngừng cấp thị thực cho công dân nước ngoài trong một tháng, bắt đầu từ nửa đêm 30/3, nhằm ngăn Covid-19 lây lan. Công dân nước ngoài muốn đến Campuchia phải xin thị thực trước ở nước ngoài và phải có giấy chứng nhận y tế chứng minh không bị nhiễm nCoV.
Ngoài ra, công dân nước ngoài còn phải trình bảo hiểm y tế với mức bảo hiểm ít nhất 50.000 USD.
Chuyên gia y tế Trung Quốc tới Campuchia hỗ trợ được kiểm tra thân nhiệt tại sân bay quốc tế Phnom Penh hôm 23/3. Ảnh: AFP.
Covid-19 đã xuất hiện tại 199 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 660.000 người nhiễm và hơn 30.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 123.000 ca nhiễm, trong đó hơn 2.200 trường hợp đã tử vong. Italy ghi nhận số ca tử vong cao nhất với hơn 10.000 người chết.
Toàn bộ 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á đều ghi nhận ca nhiễm nCoV, trong đó Malaysia là vùng dịch lớn nhất với hơn 2.300 ca nhiễm và 27 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 144 người chết trong gần 1.300 ca nhiễm.
Thái Lan và Philippines đều ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm, song Thái Lan mới ghi nhận 6 ca tử vong, trong khi con số này ở Philippines là 102. Đông Timor đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm "ngăn chặn dịch bệnh, cứu mạng sống người dân, đảm bảo các chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho dân số".
Huyền Lê
Các nước phạt nặng người chống lệnh phong tỏa ngừa Covid-19 thế nào? Các quốc gia trên thế giới tăng cường các biện pháp xử phạt người chống lệnh phong toả trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng phát dữ dội. Tây Ban Nha Quốc gia với khoảng 46 triệu dân áp lệnh phong tỏa từ 14/3. Người dân chỉ được phép rời nhà khi có công việc thiết yếu, mua sắm thực phẩm, lý do...