Quân đội của dân tộc Việt Nam anh hùng
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, ngày 2/12/2014 tại tỉnh Cao Bằng, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Nhà nước với chủ đề “Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, cùng các đại biểu dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trung tâm văn hóa tỉnh Cao Bằng để báo công với Bác Hồ.
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, thực hiện chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trải qua 7 thập kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Nhân dân hết lòng yêu thương, nuôi dưỡng và đùm bọc, từ 34 chiến sĩ đầu tiên, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – cùng các đội quân tiền thân khác trong cả nước đã trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, lớn mạnh không ngừng, lập nên nhiều chiến công hiển hách.
Văn nghệ chào mừng Hội thảo.
Chỉ không đầy một năm sau khi thành lập, Quân đội ta đã cùng toàn dân giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám/1945, giành chính quyền về tay Nhân dân; tiếp đó đánh thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mỹ, giành độc lập, tự do, thu non sông về một mối. Sau ngày đất nước thống nhất, Quân đội ta cùng toàn dân tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong cuộc trường chinh vĩ đại đó, Quân đội ta không chỉ hoàn thành nhiệm vụ cách mạng đối với dân tộc mà còn hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang, góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới, đặc biệt là với cách mạng và nhân dân hai nước Lào, Campuchia.
Không khí của buổi Hội thảo.
Bằng những tư liệu đáng tin cậy và cách tiếp cận khoa học, mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập, tương đối hoàn chỉnh về một vấn đề cụ thể, góp phần khẳng định và làm sáng tỏ hơn vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện quân đội.Trong nhiều năm qua, đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu; nhiều cuộc hội thảo khoa học được tổ chức ở trong và ngoài nước đề cập đến Quân đội nhân dân Việt Nam ở những nội dung và khía cạnh khác nhau. Tham gia Hội thảo có 70 tham luận của các nhà nghiên cứu lịch sử trong và ngoài quân đội, đã khẳng định và làm sáng tỏ hơn vai trò to lớn, những chiến công oanh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng trong suốt hành trình 70 năm qua, đúc kết các bài học lịch sử vận dụng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới của cách mạng.
Video đang HOT
Hội thảo khẳng định quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng oanh liệt và những đóng góp to lớn của Quân đội ta và bản chất truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”.
Trên cơ sở, đó đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu, để giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội cách mạng, tiếp tục xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam theo hướng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, được nhân dân nuôi dưỡng và đùm bọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam không ngừng phát huy bản chất cách mạng, xứng đáng với lời khen tặng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đâu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Các đại biểu trò chuyện cùng nhân chứng lịch sử.
Có được sự trưởng thành và chiến thắng vẻ vang, chúng ta khắc ghi công ơn và tấm lòng của nhân dân, của đồng bào các dân tộc. Chính nhân dân ta, dân tộc ta đã sản sinh ra quân đội, nuôi dưỡng và hun đúc cho quân đội chí khí quật cường và tình yêu Tổ quốc vô hạn, bồi đắp và khơi dậy bản lĩnh và trí tuệ của con người Việt Nam trong lĩnh vực đấu tranh vũ trang, giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Với lịch sử và truyền thống rất đỗi tự hào, chúng ta tin tưởng quân đội sẽ tiếp tục giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, thật sự là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân Việt Nam – một nền quốc phòng vì hòa bình và phát triển.
Hội thảo “Quân đội anh hùng của dân tộc Việt Nam anh hùng” sẽ góp phần quan trọng giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được xây dựng ngày càng vững mạnh, tăng cường quốc phòng, an ninh trong thời kỳ hội nhập khu vực và thế giới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Theo Tin Tức
Qua đại học, nhập ngũ sẽ phục vụ quân đội tốt hơn
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực xã hội vừa qua môi trường đại học lại phục vụ cả trong quân đội thì chắc chắn phục vụ tốt hơn cho đất nước và gia đình.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh vừa trình Quốc hội dự án Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) với đề nghị nâng thời hạn nghĩa vụ quân sự từ 18 tháng lên 24 tháng và tăng tuổi nhập ngũ lên 27. PV có cuộc trao đổi với Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa về nội dung này.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa
Thưa ông, theo dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ 24 tháng và nâng độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến hết 27 thay vì 25 như hiện nay. Có ý kiến cho rằng, trong thời bình như hiện nay, không nhất thiết phải nâng lên như vậy, ông nghĩ sao?
Sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành chính là để đáp ứng yêu cầu điều kiện trong thời bình. Thực tế nội dung của Luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu, quá trình đổi mới của đất nước.
Trong đó có quy định mới nhất của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ công dân, cho nên việc sửa đổi luật này chính là để phù hợp với điều kiện, tình hình mới. Điều kiện đó để đảm bảo cho công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp.
Theo quan điểm của Ủy ban Quốc phòng An ninh, việc thực hiện thống nhất 24 tháng cho tất cả các đối tượng khi thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ với mục tiêu để đảm bảo công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ bình đẳng, không có người thực hiện 18 tháng, không có người phục vụ 24 tháng.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, từng bước tiến tới hiện đại. Đó là những yêu cầu phải tăng thời hạn lên để đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
Nói như vậy thì cũng có thể hiểu là thời hạn, độ tuổi nhập ngũ của thanh niên hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, thưa ông?
Theo quy định hiện hành, thời hạn tại ngũ 18 tháng và 2 đợt tuyển quân một năm gây khó khăn cho chuẩn bị của các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu.
Khác với quận đội các nước, quân đội ta với ba chức năng là đội quân công tác, đội quân chiến đấu và đội quân lao động sản xuất. Vì vậy, hàng năm quân đội thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, không chỉ huấn luyện để tác chiến mà còn phải làm công tác vận động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, tham gia phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, lao động sản xuất... để đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng đất nước.
Dự án Luật bổ sung quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi
Hiện nay trong tầng lớp thanh niên đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn có tư tưởng khác nhau trong việc nhập ngũ phục vụ bảo vệ tổ quốc. Có tâm lý ngại nhập ngũ vì cho rằng nghĩ đi 2 năm bộ đội về sẽ bỏ mất cơ hội học tập làm việc của tuổi trẻ? Điều này cần phải khắc phục thế nào?
Tâm lý của thanh niên thành thị, nông thôn và thanh niên chưa học hết đại học, học hết đại học... mỗi một người có lý tưởng, sự nghiệp riêng. Không phải chỉ có học đại học mới là sự nghiệp, học nghề cũng là sự nghiệp để xây dựng đất nước, xây dựng kinh tế gia đình. Mọi người đều được bình đẳng việc đó.
Cho nên việc thực hiện chủ trương bảo đảm công bằng xã hội trong hoạt động thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ là hết sức quan trọng hiện nay. Bởi hiện nay nhập ngũ đa phần là thanh niên nông thôn.
Số lượng thanh niên tốt nghiệp đại học và cao đẳng có tỉ lệ nhập ngũ rất ít. Nếu đưa số lượng đó đi nhập ngũ và sử dụng ngay vào các vị trí chuyên môn mà quân đội đang cần thì sẽ giảm bớt đào tạo trong quân đội.
Chúng ta đào tạo nguồn nhân lực xã hội vừa qua môi trường đại học lại phục vụ cả trong quân đội thì chắc chắn phục vụ tốt hơn cho đất nước và gia đình.
Như vậy, nâng tuổi nhập ngũ lên 27 thay vì 25 như hiện nay là để có nguồn nhân lực chất lượng cao hơn để phục vụ trong quân đội?
Muốn để độ tuổi đó là vì trong dự thảo Chính phủ trình có tạm hoãn đối với sinh viên đang học ở bậc đại học chính quy cho nên số hoãn đó thì phải kéo dài đến hết tuổi 27 để có thể có thời gian tham gia phục vụ quân đội.
Với các nước khác, thời hạn tại ngũ và độ tuổi nhập ngũ được quy định như thế nào?
Quân đội nước ta có điểm rất đặc thù so với các nước. Quân đội các nước là quân đội nhà nghề, là hợp đồng hay một số nước như Nga bây giờ cũng phấn đấu chuyên nghiệp, hoặc kết hợp một phần chuyên nghiệp một phần nghĩa vụ.
Còn Việt Nam hoàn toàn khác, kết hợp nghĩa vụ với chuyên nghiệp bởi vì nghĩa vụ của chúng ta không phải chỉ để xây dựng lực lượng thường trực mà còn tạo ra nguồn nhân lực cho một nền quốc phòng toàn dân.
Còn các nước đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì độ tuổi và thời gian đa số tại ngũ từ 18 tháng đến 36 tháng, còn giới hạn tuổi thường cao hơn ta và nhiều nước bắt buộc 100% thanh niên phải qua nhập ngũ mới thực hiện công việc tiếp theo như Hàn Quốc, Israel.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo dự thảo Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi), thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ thời chiến thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ của Chủ tịch nước. Dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) quy định độ tuổi gọi nhập ngũ: "Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân học chương trình đào tạo đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đến hết 27 tuổi".
Theo Hoàng Yến (ghi) (Khám phá)
Đạn chống tăng Tandem Kẻ hạ gục "Vua chiến trường" Để có thể phá hủy xe tăng chủ lực trang bị giáp phản ứng nổ, các kỹ sư nhận thấy nếu chỉ tăng đường kính đầu đạn xuyên lõm thì vẫn là chưa đủ cho nên đạn Tandem đã ra đời Hệ thống giáp phản ứng nổ ERA (Explosive Reactive Armour) bao gồm các khối thuốc nổ đặt trong những hộp thép bên...