Quân đội bị cáo buộc sử dụng bom chùm, Ukraine thêm căng thẳng?
Những cáo buộc quân đội Ukraine sử dụng bom chùm có thể tạo ra một bước ngoặt mới đối với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Nhóm Giám sát nhân quyền có trụ sở tại Mỹ hôm qua (3/12) tuyên bố có bằng chứng cho rằng quân đội Ukraine sử dụng bom chùm tại khu vực phía đông nước này. Những cáo buộc mới nhằm vào quân đội Ukraine có thể là bước ngoặt cho cuộc khủng hoảng Ukraine, khi chính phủ mới của nước này đang nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ các nước phương Tây.
Các mảnh vỡ của những quả bom chùm ở miền đông Ukraine
Những cáo buộc quân đội Ukraine sử dụng bom chùm không phải là lần đầu được công bố. Tuy nhiên, Giám đốc Tổ chức Giám sát nhân quyền Kenneth Roth cho biết, các cuộc điều tra của tổ chức này đã tìm thấy bằng chứng thực tế rõ ràng về việc quân đội Ukraine phải chịu trách nhiệm sử dụng các loại vũ khí cấm tại những khu vực dân cư.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền có đủ khả năng để chứng tỏ, loại bom này đã được quân đội Ucraina sử dụng. Theo ông Roth, vùng tác động của bom chùm có nhiều dấu hiệu khác biệt. Điều này được khẳng định bởi thực tế là một số quả bom đã không tới được mục tiêu nên rơi ngay tại lãnh thổ do quân đội Ukraine kiểm soát.
Ông Kenneth Roth cho biết: “Nhóm Giám sát nhân quyền đã tiến hành các cuộc điều tra tại phía Đông và nhiều cuộc điều tra khác. Chúng tôi nhận thấy rằng lực lượng ủng hộ chính phủ đã sử dụng các loại vũ khí cấm nhằm vào các mục tiêu quân sự nằm ở những khu vực dân cư”.
Nhóm Giám sát nhân quyền cũng bày tỏ không hài lòng với cuộc điều tra do Văn phòng Tổng công tố Ukraine thực hiện về việc lực lượng an ninh Ukraine sử dụng bom chùm. Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền đang yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về những cáo buộc sử dụng bom chùm trong cuộc xung đột Ukraine.
Video đang HOT
Theo thanh tra Cơ quan nhân quyền dân chủ thuộc Bộ Ngoại giao Nga Konstantin Dolgov, đây là lần đầu tiên nhóm Giám sát nhân quyền thừa nhận quân đội Ucraina đã sử dụng các loại vũ khí bị cấm nhằm vào dân thường tại Donbas. Các nhà hoạt động nhân quyền nên gia tăng sức ép với phương Tây và Ukraine để ngăn chặn những tội ác này.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine ngay lập tức phủ nhận các cáo buộc này. Người phát ngôn quân đội Ukraine Andriy Lysenko nhấn mạnh, không có bằng chứng thuyết phục đối với tuyên bố của Tổ chức Giám sát nhân quyền. Các trường hợp sử dụng đạn pháo cấm tại những khu vực có dân cư có thể do lực lượng đối lập gây ra. Bộ Ngoại giao Ukraine cũng khẳng định, quân đội nước này không sử dụng bom chùm tại phía đông đất nước, đồng thời cảnh báo Tổ chức Giám sát nhân quyền phải cẩn trọng hơn trong những tuyên bố tương tự.
Những cáo buộc quân đội Ukraine sử dụng bom chùm nếu được xác nhận có thể tạo ra một bước ngoặt mới đối với cuộc khủng hoảng Ukraine, khi phương Tây đang tăng cường hỗ trợ cho chính phủ mới tại Ukraine. Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp Ngoại trưởng NATO tại Bỉ cuối tuần qua, Ngoại trưởng các nước NATO thông báo kế hoạch hỗ trợ tài chính cho hoạt động cải cách và hiện đại hóa quân đội nước này.
Ngoại trưởng Linas Linkevicius cho biết: “Bởi vì Ukraine đang đối mặt với những vấn đề trong và ngoài nước nên chính phủ Ukraine phải tiến hành các cải cách. Các nước NATO phải thực sự hỗ trợ chính phủ Ukraine bằng mọi phương tiện như kinh tế, tài chính, chính trị và cả quân đội”.
Hôm qua (3/12), Ủy ban châu Âu cũng giải ngân cho Ukraine khoản chuyển thứ hai và cũng là khoản cuối cùng trong năm 2014 trị giá 500 triệu euro, nâng số tiền Kiev được nhận trong năm lên 1 tỷ eurp. Số tiền này nằm trong gói tín dụng 1,6 tỉ euro mà EU dành cho nước này với lãi suất ưu đãi 1,3% trong 15 năm.
Việc sử dụng bom chùm tại khu vực dân cư trong cuộc xung đột là vi phạm quy định chiến tranh và có thể bị coi là tội ác chiến tranh. Nhiều nước phương Tây đã lên án việc sử dụng loại vũ khí này trong các cuộc xung đột. Tới nay có 114 nước tham gia vào hiệp ước cấm sử dụng bom chùm nhưng Ukraine thì chưa.
Phản ứng trước đó về các cáo buộc quân đội chính phủ Ucraina sử dụng bom chùm tại khu vực phía Đông Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ vẫn chưa thể xác nhận thông tin về việc quân đội Ukraine sử dụng bom chùm tại phía Đông, đồng thời kêu gọi tất cả các bên phải hành động để bảo vệ dân thường./.
Theo Phạm Hà/VOV-Trung tâm Tin
Anh-Trung leo thang căng thẳng vì vấn đề Hồng Kông
Chính phủ Anh hôm qua đã chỉ trích Trung Quốc sau khi bị Bắc Kinh từ chối cấp thị thực cho các nghị sĩ Anh tới thăm Đặc khu hành chính Hồng Kông, nơi trước kia là thuộc địa của Anh và hiện đang chìm trong căng thẳng do biểu tình bạo loạn.
Hạ nghị sĩ Anh Richard Ottaway yêu cầu họp khẩn về căng thẳng ở Hồng Kông.
Vụ việc bắt đầu từ tuần trước khi các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh thông báo với Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh Richard Ottaway rằng ông và một nhóm nghị sĩ sẽ không được cấp thị thực tới Hồng Kông để đánh giá tình hình ở đặc khu hành chính này.
Ông Richard đã gọi quyết định trên là một sự "đối đầu công khai".
"Chính phủ Trung Quốc đang chọn cách đối đầu công khai khi từ chối cho chúng tôi (đến Hồng Kông) thực hiện nhiệm vụ của mình", ông nói.
Ông Richard yêu cầu Hạ viện Anh nhanh chóng tiến hành một buổi thảo luận khẩn cấp về tình hình căng thẳng ở Hồng Kông.
Trong tuyên bố ngày hôm qua phát đi từ tòa nhà số 10 ở phố Downing của thủ đô London, chính phủ Anh cũng cho rằng quyết định của Trung Quốc là một "sai lầm" và "phản tác dụng".
"Điều này chỉ làm tăng thêm, thay vì làm dịu đi, những lo ngại về tình hình Hồng Kông", người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron nói, đồng thời nhấn mạnh "Anh có lợi ích... chính đáng theo tinh thần Tuyên bố chung Trung - Anh 1984 về Hồng Kông".
Phía Trung Quốc lập tức phản ứng về tuyên bố của giới chức Anh.
"Với những ai cam kết và thực lòng thúc đẩy quan hệ hữu nghị Trung-Anh, cánh cửa tới Trung Quốc sẽ luôn rộng mở. Tuy nhiên, chúng tôi không hoan nghênh những người đến Trung Quốc để can thiệp vào công chuyện nội bộ của chúng tôi và chúng tôi sẽ không cho phép họ làm điều đó", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Được biết, hiện Ủy ban đối ngoại Hạ viện Anh đang điều tra việc thực hiện thỏa thuận "một nước, hai chế độ" năm 1984. Đây là thỏa thuận đã dọn đường cho việc chuyển giao hoàn toàn thuộc địa cũ của Anh về với Trung Quốc vào năm 1997.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh làn sóng biểu tình, bạo động lại Hồng Kôngvẫn đang tiếp diễn với việc hàng nghìn người ủng hộ dân chủ xuống đường biểu tình đòi Đại lục tôn trọng quyền của người dân theo thỏa thuận đạt được với Anh khi tiếp nhận đặc khu hành chính này. Trong thỏa thuận có việc người dân Hồng Kông được tự do bầu chọn người lãnh đạo chính quyền, thay vì chỉ được chọn theo danh sách áp đặt từ Đại Lục.
Vũ Anh
Theo Dantri
Ukraine nói Nga đưa vũ khí hạng nặng vào miền Đông Ngày 25/11, Ukraine lại cáo buộc Nga gửi tiếp viện, gồm cả vũ khí hạng nặng, cho lực lượng ly khai ở miền Đông nước này. Trong khi đó, Nga kêu gọi mở điều tra quốc tế về khủng hoảng Ukraine. Kiev và phương Tây liên tục cáo buộc Nga gửi viện trợ vũ khí cho lực lượng ly khai ở miền Đông...