Quân đội Anh thừa nhận lép vế trước Nga
Dù thừa nhận không thể chiến đấu với Nga trong hơn hai tháng, phía Anh khẳng định một viễn cảnh như vậy là điều không thể xảy ra.
Tờ The Kyiv Independent dẫn lời ông Rob Magowan, Phó tham mưu trưởng quốc phòng Anh, thừa nhận nước này không thể đương đầu quân sự trực tiếp với Nga quá hai tháng.
Phát biểu trên được đưa tin lần đầu trên tờ The Telegraph. Theo đó, ông Magowan hôm 26.3 nói rằng lực lượng vũ trang Anh sẽ phải đối mặt “rủi ro về hoạt động” do không có đủ nguồn lực mà ông mong muốn trong các cuộc chiến trong tương lai.
Sự thừa nhận này là cảnh báo mới nhất từ các quan chức quân sự và quốc phòng Anh, trong đó nói rằng nước này chưa chuẩn bị cho xung đột vũ trang. Giới chức của các quốc gia thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) cũng lặp lại những lo ngại tương tự.
Magowan thừa nhận rằng chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng “không đáp ứng được các mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt trong mọi lĩnh vực”.
Lính Anh trong một cuộc tập trận với NATO năm 2022. Ảnh AFP
Bình luận trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps nói với các nghị sĩ rằng ông đã vận động Thủ tướng Rishi Sunak và Bộ trưởng Tài chính Jeremy Hunt tăng ngân sách quốc phòng. Tuy nhiên, mức tăng vẫn chưa được như kỳ vọng.
Tuy nhiên, ông Shapps lưu ý rằng tình huống Anh một mình chiến đấu với Nga là điều khó xảy ra.”Điều quan trọng là phải hiểu rằng vì Anh thuộc NATO và tồn tại Điều 5 (điều khoản phòng thủ chung), nên chúng tôi sẽ không bao giờ rơi vào tình huống đó”, ông Shapps nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh nói thêm rằng bất kỳ cuộc xung đột nào như vậy sẽ được giải quyết cùng với các đồng minh NATO, những người có thể cùng nhau chiến thắng Nga, thay vì chỉ một mình Anh.
Cũng theo ông Shapps, bài học rút ra từ cuộc chiến ở Ukraine cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng máy bay không người lái (UAV) vì chúng “gây chết người” nhưng ít tốn kém.
Đức, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ không đạt mục tiêu chi quân sự của NATO
Tháng trước, Anh tuyên bố sẽ hợp tác với Latvia để cung cấp hàng nghìn máy bay không người lái cảm tử cho Ukraine, trong bối cảnh tình trạng thiếu đạn dược ở tiền tuyến ngày càng trầm trọng.
Dù vậy, London vẫn cảnh báo rằng hình thức chiến tranh truyền thống vẫn quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai.
Cựu Tướng NATO dự đoán thời điểm Nga và Ukraine ngừng bắn
Ông Hans-Lothar Domrose, cựu Tư lệnh Bộ Chỉ huy lực lượng hỗn hợp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dự báo Nga và Ukraine có thể ngừng bắn trong năm 2023, thậm chí là giữa năm 2023.
Khói lửa bốc lên từ một vụ nổ ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 24/2/2022, đánh dấu xung đột ở Ukraine bắt đầu. Ảnh: Ukrainian President's Office/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera ngày 2/1, phát biểu với tập đoàn truyền thông Đức Funke, ông Hans-Lothar Domrose nói: "Tôi dự báo rằng vào mùa hè, cả hai bên sẽ nói rằng điều này sẽ chẳng đi đến đâu. Thời điểm dễ xảy ra tình trạng bế tắc như vậy nhất là từ tháng 2 đến tháng 5. Đó sẽ là thời điểm để đàm phán ngừng bắn".
Tuy nhiên, ông Domrose nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là hòa bình. Ông nói: "Các cuộc đàm phán có thể sẽ mất nhiều thời gian, các bên cần một người hòa giải". Ông Domrose cho rằng người hòa giải có thể là Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hoặc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Trước đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Kiev đang cân nhắc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận kế hoạch hòa bình cho Ukraine vào cuối tháng 2. Ngoại trưởng Kuleba nhấn mạnh: "Liên hợp quốc có thể là nền tảng tốt nhất để tổ chức hội nghị thượng đỉnh này", qua đó để ngỏ khả năng Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đóng vai trò trung gian cho các cuộc hòa đàm.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định: "Mọi cuộc chiến đều kết thúc do kết quả của những hành động trên chiến trường và tại bàn đàm phán".
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) ở Indonesia trong tháng 11/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra một kế hoạch hòa bình hướng tới chấm dứt cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.
Về phần mình, phản ứng với đề xuất trên của ông Kuleba, Phó Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky tuyên bố việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình về Ukraine mà không có sự tham gia của Nga là bất khả thi.
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết ông Guterres sẵn sàng đóng vai trò này chỉ khi tất cả các bên, gồm cả Nga, nhất trí với điều đó.
Mới đây, ngày 22/12/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột tại Ukraine. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga cho biết Kiev và các nước phương Tây đã từ chối tham gia đàm phán.
Tổng thống Putin cũng đã khẳng định Nga mong muốn chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và chắc chắn sẽ cần phải có giải pháp ngoại giao cho vấn đề này. Ông Putin nêu rõ: "Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ nỗ lực chấm dứt cuộc chiến này càng sớm càng tốt".
Bên cạnh đó, ông Putin cũng nhấn mạnh: "Tôi đã nhiều lần khẳng định: tăng cường các hành động thù địch sẽ dẫn đến những tổn thất phi lý. Mọi cuộc xung đột vũ trang đều kết thúc bằng cách này hay cách khác thông qua một số hình thức đàm phán ngoại giao. Dù sớm hay muộn, các bên xung đột cũng sẽ ngồi lại với nhau và đạt được một thỏa thuận".
Kể từ khi bùng phát xung đột tại Ukraine tháng 2/2022 đến nay, nhiều vòng đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine đã diễn ra nhưng chưa đạt được bước đột phá nhằm chấm dứt xung đột.
Bất ổn địa chính trị thúc đẩy doanh số vũ khí toàn cầu Một báo cáo mới của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), các cuộc xung đột vũ trang đã thúc đẩy doanh số bán vũ khí ở châu Âu, Trung Đông và châu Á trong 5 năm qua. Theo báo cáo của SIPRI được công bố ngày 11/3, cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã góp phần khiến lượng mua vũ...