Quân đội Anh muốn trở lại vùng Vịnh
Anh đang âm thầm lên kế hoạch khôi phục sự hiện diện quân sự tại vùng Vịnhbằng cách đặt các căn cứ hải lục không quân tại khu vực, theo một tổ chức nghiên cứu quốc phòng nước này vào hôm nay, 29.4.
Việc rút toàn bộ binh sĩ Anh tại Afghanistan vào năm tới sẽ mang lại cơ hội độc nhất vô nhị để thay đổi quyết định triệt thoái khỏi “phía đông Suez” của Vương quốc Anh cách đây nhiều thập niên, theo Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI).
Vào năm 1968, chính phủ của Thủ tướng Harold Wilson đã quyết định đóng cửa hàng loạt căn cứ quân sự tại vùng Vịnh và Anh chính thức hoàn tất việc rút quân vào năm 1971, cho phép các nước vùng Vịnh trở thành các quốc gia độc lập.
RUSI nhận xét quân đội Anh đang xem xét thay đổi một phần quyết định “phía đông Suez” ngày ấy.
“Quân đội dự tính xây dựng một sự hiện diện bền vững và bao trùm tại vùng Vịnh, không phải là vết tích kiểu đế quốc rành rành nhưng là sự hiện diện thông minh”, Giám đốc RUSI Michael Clarke viết.
Bất kỳ sự hiện diện mới nào của Anh sẽ tập trung vào Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi không quân Anh đang tính sử dụng căn cứ không quân al-Minhad, theo RUSI.
Video đang HOT
Hải quân Anh vốn luôn duy trì ba tàu rà phá thủy lôi và ít nhất một tàu hộ tống hoặc tàu khu trục tại vùng Vịnh, với sự hỗ trợ từ một nhóm nhỏ nhân viên đóng tại Bahrain. RUSI gợi ý rằng đội tàu này có thể sẽ được tăng viện.
Lục quân Anh cũng có kế hoạch sử dụng mối quan hệ với quân đội Oman để đóng quân tại nước này. Việc đặt căn cứ tại Oman sẽ cho phép lục quân Anh sử dụng địa hình tại đây để trau dồi kỹ năng chiến đấu trên sa mạc.
Theo RUSI, việc di chuyển vũ khí và quân nhân từ Afghanistan đến vùng Vịnh sẽ ít tốn kém hơn việc mang họ trở lại nước Anh. Ngoài ra, mối quan hệ thương mại của Anh với các nước vùng Vịnh đang ngày càng trở nên quan trọng.
Có khoảng 100.000 công dân Anh sống tại UAE, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đạt mức 14 tỉ bảng vào năm ngoái. Qatar hiện là nguồn cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất của Anh. Việc triển khai tại vùng Vịnh cũng mang lại cho Anh cơ hội quảng cáo các loại vũ khí, khí tài.
Theo tờ Telegraph, có hai giả định dẫn đến quyết định triệt thoái khỏi phía đông Suez vào thập niên 1960. Đó là giá dầuđược cho sẽ không tăng cao hơn giá 4 USD/một thùng vào lúc đó và Iran, dưới sự cai trị của vương triều Shah, vẫn sẽ là đồng minh đáng tin cậy của Anh.
Việc hai giả định này trở nên không còn đúng đắn cùng sự phồn thịnh ngày càng gia tăng ở vùng Vịnh giúp giải thích lý do tại sao quyết định trên đang được xem xét lại một cách âm thầm.
Theo TNO
Động đất 7,8 độ richter rung chuyển Iran
Trận động đất mạnh nhất trong vòng hơn 50 năm qua đã khiến ít nhất 46 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.
Động đất mạnh 7,8 độ richter diễn ra tại khu vực Đông Nam Iran
Chiều ngày 16/4, một trận động đất mạnh 7,8 độ richter diễn ra tại khu vực Đông Nam Iran đã làm rung chuyển nhiều quốc gia láng giềng khắp Vùng Vịnh và cả Pakistan, Ấn Độ. Ít nhất 46 người đã thiệt mạng. Tuy nhiên, giới chức Iran lo ngại con số này sẽ còn tăng mạnh. Bên kia biên giới, nhà chức trách Pakistan thông báo cũng có 6 người chết và hơn 40 người bị thương do động đất.
Trận động đất xảy ra vào khoảng 15 giờ 14 phút giờ địa phương. Tâm chấn nằm tại tại khu sa mạc ở Saravan (khu vực dân cư gồm 250.000 người), cách biên giới với Pakistan khoảng 50km. Bởi vậy, con số thiệt mạng trong vụ thiên tai này vẫn còn được cho là ít so với tính chất nghiêm trọng của vụ động đất này.
Theo số liệu của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất có cường độ 7,8 độ richter và tâm chấn chỉ cách mặt đất 15,2 km. Trong khi đó ghi nhận của Trung tâm địa chất Iran cho biết trận động đất có cường độ 7,7 độ richter. Đây được xem là trận động đất mạnh nhất trong vòng 50 năm qua.
Các phương tiện liên lạc tại khu vực động đất đã tạm thời bị gián đoạn. Khoảng 20 đội cứu hộ đã đáp trực thăng tới khu vực động đất này.
Một trong những thành viên Quốc hội của Sarava, ông Hedayatollah Mir-Morad Zehi, cho biết có 1.700 ngôi làng xung quanh khu vực địa chấn và hấu hết các căn nhà của họ đều được làm từ bùn.
Ngoài ra, trận động đất này cũng làm rung lắc các tòa nhà ở Abu Dhabi và Dubai, dọc theo vùng nước của Vùng Vịnh ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất. Rung lắc cũng được cảm nhận rõ rệt tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia và ở Oman.
Các tòa nhà tại thủ đô Delhi của Ấn Độ bị lắc mạnh khiến nhiều nhân viên bỏ chạy ra đường. Ngay khi trận động đất xảy ra, người dân trong khu dân cư và các tòa nhà văn phòng được sơ tán và hàng nghìn người tụ tập phía bên ngoài các tòa nhà chọc trời ở đây.
Trận động đất này xảy ra một tuần sau khi trận động đất mạnh gần thành phố cảng Bushehr của Iran, làm 30 người chết và 800 người bị thương.
Theo xahoi
Động đất rung chuyển Iran, hàng trăm người có thể đã thiệt mạng Một trận động đất mạnh 7,8 độ richter diễn ra chiều nay tại khu vực Đông Nam Iran đã làm rung chuyển nhiều quốc gia láng giềng khắp Vùng Vịnh và cả Pakistan, Ấn Độ. Ít nhất 40 người đã thiệt mạng nhưng giới chức Iran lo ngại con số này sẽ còn tăng mạnh. (Ảnh minh họa) Trận động đất xảy ra...