Quân đội Ấn Độ muốn mua gấp 33 tiêm kích Nga
Không quân Ấn Độ đang hối thúc chính phủ mua thêm 12 tiêm kích Su-30MKI và 21 MiG-29 trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc tăng cao.
“Không quân Ấn Độ đã nghiên cứu kế hoạch này từ lâu, nhưng họ đang đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch mua sắm trị giá hơn 787 triệu USD sẽ được trình lên Bộ Quốc phòng vào tuần sau”, nguồn tin giấu tên trong chính phủ Ấn Độ hôm nay tiết lộ.
Theo đề xuất mua sắm, 12 tiêm kích đa năng Su-30MKI mua mới sẽ thay thế các phi cơ gặp tai nạn trong những năm gần đây. New Delhi đã mua tổng cộng 272 tiêm kích Su-30MKI và nhận bàn giao từng lô trong 10-15 năm. Các quan chức cấp cao Ấn Độ cho rằng con số trên hiện đáp ứng được yêu cầu về tiêm kích hạng nặng của nước này.
Tiêm kích Su-30MKI Ấn Độ. Ảnh: IAF.
Trong khi đó, 21 chiếc MiG-29 sẽ giúp lấp chỗ trống của các trung đoàn tiêm kích MiG-21 và MiG-27 đang bị loại biên. Máy bay sẽ được lấy từ kho niêm cất của quân đội Nga và nâng cấp theo yêu cầu của Ấn Độ, nhằm bảo đảm khả năng giao hàng trong thời gian ngắn nhất.
Video đang HOT
Mỗi chiếc MiG-29 sẽ có giá 40 triệu USD, gồm cả chi phí vũ khí, trang bị kỹ thuật và huấn luyện. Các tiêm kích MiG-29 dự kiến được nâng cấp lên chuẩn hiện đại nhất, bổ sung khả năng tấn công mặt đất chính xác, lắp nhiều hệ thống điện tử và vũ khí mới, cũng như tăng bán kính chiến đấu.
Không quân Ấn Độ hiện vận hành ba trung đoàn MiG-29, phần lớn đã trải qua nâng cấp tăng hạn và đảm nhận vai trò phòng không, trong khi các đơn vị Su-30MKI sở hữu tầm bay xa và tải trọng lớn chuyên chiếm ưu thế trên không, làm chủ không phận và tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Đề xuất tăng năng lực không quân được đưa ra sau khi binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hôm 15/6 ẩu đả tại thung lũng Galwan, khu vực tranh chấp giữa hai nước, khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc chưa công bố con số thương vong, dù truyền thông Ấn Độ đưa tin khoảng 35-43 binh sĩ Trung Quốc đã chết hoặc bị thương nặng.
Đây được coi là vụ đụng độ tồi tệ nhất giữa hai bên trong 4 thập kỷ, trong khi giới chuyên gia cảnh báo khu vực Ladakh nói chung và thung lũng Galwan nói riêng có thể trở thành điểm nóng địa chính trị mới tại Nam Á trong những năm tới.
Trung Quốc và Ấn Độ hôm 17/6 cố gắng giảm căng thẳng ở khu vực biên giới. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar điện đàm, nhất trí “hạ nhiệt tình hình” và “không làm leo thang vấn đề”, bất chấp hai nước còn tranh cãi xung quanh vụ ẩu đả.
Ấn Độ chuyển áo giáp cho lính biên phòng
Quân đội Ấn Độ chuyển hàng trăm bộ trang phục chống bạo động cho binh sĩ ở Ladakh để bảo vệ họ khỏi vũ khí sắc nhọn và gạch đá.
Lô hàng đầu tiên gồm 500 bộ giáp toàn thân được vận chuyển bằng máy bay từ thành phố Mumbai đến thị trấn Leh, vùng Ladakh hôm qua để trang bị cho các binh sĩ làm nhiệm vụ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Trong số này có các tấm giáp polycarbonate chống vật sắc nhọn và gạch đá, các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết.
Số áo giáp này được chuyển cho các binh sĩ Ấn Độ trên biên giới sau vụ ẩu đả ngày 15/6 tại Mốc tuần tra 14 (PP-14) ở thung lũng Galwan. Trong vụ đụng độ, lính Trung Quốc đã dùng gậy sắt hàn đinh và gậy quấn dây thép gai tấn công, trong khi binh sĩ Ấn Độ chỉ có thể dùng tay không chống trả.
Một sĩ quan cấp tá và hai lính Ấn Độ thiệt mạng tại chỗ, ít nhất 17 người khác chết sau đó với nhiều tích thương và vết bầm dập trên cơ thể do gậy sắt, gạch đá gây ra.
Binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc giao lưu võ thuật năm 2015. Ảnh: ANI.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin binh sĩ nước này bị lính Trung Quốc bất ngờ tấn công rồi bị truy sát tại khu vực quanh PP-14. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Quân khu phía Tây của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc cho rằng lính Ấn Độ vượt LAC và "cố tình khiêu khích" dẫn đến ẩu đả chết người.
Trung Quốc không công bố thương vong trong vụ đụng độ, dù phía Ấn Độ cho biết khoảng 35-43 binh sĩ PLA bị thương hoặc thiệt mạng.
Vụ ẩu đả ngày 15/6 là lần đụng độ chết người đầu tiên tại khu vực biên giới dài 3.488 km giữa hai nước, sau vụ Trung Quốc phục kích và bắn chết 4 binh sĩ Ấn Độ tại Tulung La, Arunachal Pradesh năm 1975.
Trước đó, lính Trung Quốc vượt Đường kiểm soát Thực tế (LAC) ngày 5-6/5 và đóng quân tại bốn vị trí có tổng diện tích hơn 60 km2 gồm hồ Pangong Tso, sông Galwan, Suối nước nóng (Kyam) và Demchok, khiến đụng độ nổ ra với biên phòng Ấn Độ trong hơn một tháng.
Trung Quốc và Ấn Độ hôm 17/6 cố gắng giảm căng thẳng ở khu vực biên giới. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar điện đàm, nhất trí "hạ nhiệt tình hình" và "không làm leo thang vấn đề", bất chấp hai nước còn tranh cãi xung quanh vụ ẩu đả.
Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.
Lý giải nguồn cơn xung đột biên giới Trung-Ấn hiện nay Sau hơn 4 thập kỷ xảy ra một cách nhỏ lẻ và rời rạc, các cuộc đụng độ ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ một lần nữa dẫn đến chết người. Ít nhất 20 binh sỹ Ấn Độ đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ đẫm máu với binh sỹ Trung Quốc ngày 15/6 ở thung lũng Galwan, gần...