Quân đội Ấn Độ kết thúc tập trận hỗn hợp Trishakti Prahar
Mục đích của cuộc tập trận là thực hành khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng an ninh, sử dụng vũ khí và trang thiết bị mới nhất trong môi trường kết nối và tích hợp.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Indian Express)
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, quân đội Ấn Độ ngày 31/1 đã kết thúc cuộc tập trận hỗn hợp Trishakti Prahar, diễn ra từ ngày 21/1 tại Bắc Bengal.
Các nguồn tin quốc phòng cho biết mục đích của cuộc tập trận là thực hành khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng an ninh, sử dụng vũ khí và trang thiết bị mới nhất trong môi trường kết nối và tích hợp.
Tham gia hoạt động này có các lực lượng Lục quân, Không quân và Lực lượng cảnh sát vũ trang trung ương (CAPF).
Video đang HOT
Trong khuôn khổ cuộc tập trận, các hoạt động huy động và triển khai nhanh chóng đã được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Bắc Bengal.
Tất cả các cơ quan, bao gồm chính quyền dân sự, tổ chức dân phòng, cảnh sát và CAPF đã phối hợp nỗ lực để đảm bảo di chuyển hiệu quả và huy động nhanh chóng.
Cuộc tập trận bao gồm chiến thuật ứng dụng phối hợp nhiều khí tài mặt đất và trên không, bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất, trực thăng, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh, pháo hạng trung và dã chiến, súng cối bộ binh và nhiều loại vũ khí cùng thiết bị bộ binh thế hệ mới trong môi trường kết nối mạng.
Ngoài ra, tham gia tập trận còn có các vũ khí và thiết bị mới được sản xuất trong nước theo khuôn khổ sáng kiến “Ấn Độ tự cường”./.
Ấn Độ: Nguy cơ đụng độ biên giới Trung-Ấn gia tăng
Phía Ấn Độ lo ngại có thể sẽ xảy ra thêm đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp khi Bắc Kinh tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực.
Đánh giá an ninh mới của cảnh sát Ấn Độ ở vùng Ladakh nhận định rằng có thể sẽ xảy ra thêm đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya khi Bắc Kinh tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự trong khu vực, hãng Reuters đưa tin ngày 27-1.
Cảnh sát Ladakh đánh giá rằng đụng độ biên giới Trung-Ấn có nguy cơ gia tăng. Ảnh: AFP
Đánh giá trên nằm trong bài nghiên cứu bí mật của cảnh sát Ladakh được trình bày tại một hội nghị của các sĩ quan cảnh sát hàng đầu Ấn Độ diễn ra từ ngày 20 đến 22-1.
Nghiên cứu cho biết đánh giá dựa trên thông tin tình báo do cảnh sát địa phương thu thập ở các khu vực biên giới và mô hình căng thẳng quân sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong những năm qua.
"Với những áp lực trong nước ... ở Trung Quốc và lợi ích kinh tế của họ ở khu vực, quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự và các cuộc đụng độ sẽ diễn ra thường xuyên theo một mô hình hoặc có thể không theo một mô hình nào" - bài nghiên cứu nhận định.
"Nếu chúng ta phân tích mô hình của các cuộc đụng độ và căng thẳng thì cường độ đã tăng lên kể từ năm 2013-2014 với khoảng thời gian 2-3 năm một lần. Với cơ sở hạ tầng khổng lồ do quân đội Trung Quốc xây dựng từ phía Trung Quốc, cả hai quân đội đang thách thức phản ứng, sức mạnh pháo binh và thời gian huy động bộ binh của nhau" - nghiên cứu cho hay.
Theo nghiên cứu, New Delhi đang mất dần đất vào tay Bắc Kinh ở khu vực Ladakh khi biên giới bị đẩy vào bên trong lãnh thổ Ấn Độ thông qua việc tạo ra các vùng đệm.
Quân đội Ấn Độ đã không trả lời yêu cầu bình luận, song đánh giá an ninh trên có ý nghĩa quan trọng vì được trình bày tại hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về đánh giá trên.
Căng thẳng giữa New Delhi và Bắc Kinh tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong nhiều năm qua, kể từ cuộc đụng độ hồi năm 2020 ở thung lũng Galwan khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Một cuộc đụng độ mới ở biên giới tranh chấp nổ ra vào ngày 9-12 năm ngoái giữa quân đội hai bên nhưng không có thương vong.
Ấn Độ gặp rủi ro quốc phòng khi hướng đến tự lực? Quan ngại về việc quá phụ thuộc vào thiết bị quân sự nước ngoài sản xuất, Ấn Độ đã cấm nhập khẩu nhiều hệ thống và bộ phận vũ khí khác nhau. Nhưng các chuyên gia cảnh báo quân đội Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt thiết bị quân sự. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi công bố...