Quân đội Ấn Độ chỉ đủ đạn dự trữ chiến đấu trong 10 ngày
Quân đội Ấn Độ hiện duy trì kho đạn dược dự trữ với số lượng hạn chế, chỉ đáp ứng được cuộc chiến kéo dài khoảng 10 ngày.
Vũ khí Ấn Độ trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: India Today.
Báo cáo của cơ quan Tổng kiểm toán và kiểm soát Ấn Độ (CAG) ngày 21/7 cho biết quân đội nước này được yêu cầu duy trì lượng đạn dược đủ để sử dụng trong một cuộc chiến kéo dài 20 ngày, tuy nhiên chỉ 20% loại đạn trong số này đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, theo India Today.
Theo báo cáo, có tới 61/152 loại đạn mà quân đội Ấn Độ dự kiến dùng trong trường hợp chiến tranh chỉ đáp ứng nhu cầu trong 10 ngày.
Video đang HOT
Trước đây, quân đội Ấn Độ được lệnh phải duy trì một kho đạn dự trữ chiến tranh ( WWR) đủ để sử dụng trong cuộc chiến kéo dài 40 ngày. Năm 1999, lượng đạn dự trữ này giảm xuống còn đủ để sử dụng trong 20 ngày.
Theo CAG, gần đây quân đội Ấn Độ đã cố gắng cải thiện và bổ sung một số loại quan trọng vào WWR như thuốc nổ, vật liệu phá dỡ, đạn cho xe tăng chiến đấu (AFV) và pháo binh nhằm duy trì “sức mạnh hỏa lực vượt trội trong những tình huống nghiêm trọng”.
Tình trạng thiếu hụt lượng đạn dược dự trữ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác huấn luyện của Quân đội Ấn Độ. CAG cho biết, do thiếu đạn, các chỉ huy quân đội phải ban hành quy định hạn chế huấn luyện. Năm 2016, trong số 24 loại đạn cần phải sử dụng trong huấn luyện, chỉ có ba loại đủ sử dụng trong hơn 5 ngày.
Lo ngại về tình trạng thiếu hụt, chính phủ Ấn Độ từng đưa ra một kế hoạch để nhanh chóng bổ sung đạn vào năm 2015. Tuy nhiên, báo cáo của CAG cho biết trong hơn 3 năm qua không có sự cải thiện đáng kể nào trong việc tăng thêm đạn dược dự trữ cho WWR.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Ấn Độ xây dựng 73 tuyến đường giáp biên giới Trung Quốc
Ấn Độ đang đẩy nhanh việc xây dựng các tuyến đường chiến lược gần biên giới với Trung Quốc.
Một tuyến đường Ấn Độ xây dựng gần biên giới Trung Quốc. Ảnh: PTI.
"Chính phủ đã xây dựng 73 tuyến đường chiến lược dọc biên giới với Trung Quốc, trong đó 46 tuyến được xây dựng bởi Bộ Quốc phòng, 27 tuyến còn lại do Bộ Nội vụ đảm nhiệm. Đến nay 30 tuyến đường đã hoàn thành", Economic Times ngày 18/7 dẫn tuyên bố của Quốc vụ khanh phụ trách Nội vụ Kiren Rijiju trước Hạ viện Ấn Độ.
Theo ông Rijiju, ban đầu Ấn Độ dự kiến hoàn thành việc xây dựng những tuyến đường này trong giai đoạn 2012 - 2013. Tuy nhiên, những khó khăn về thời tiết và địa hình cũng như thiên tai đã làm chậm tốc độ của dự án.
Quốc vụ khanh Ấn Độ cho biết chính phủ nước này đã triển khai hàng loạt biện pháp để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, bao gồm việc thành lập một ủy ban cấp cao do quan chức Bộ Nội giám sát nhằm xem xét và thường xuyên theo dõi tiến độ các dự án cơ sở hạ tầng dọc biên giới.
Trung Quốc và Ấn Độ đang đối đầu tại vùng cao nguyên Doklam thuộc Bhutan. Căng thẳng bùng lên từ giữa tháng 6, khi quân đội Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng tranh chấp ở Doklam để xây dựng các công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đã đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Hậu quả nếu chiến tranh biên giới Trung-Ấn nổ ra Cuộc chiến giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể gây thiệt hại nặng nề cho hai nước và ảnh hưởng lớn tới kinh tế toàn cầu. Tờ Global Times của Trung Quốc mới đây cảnh báo sẽ nổ ra "đối đầu tổng lực" nếu Ấn Độ không rút quân khỏi cao nguyên Doklam, khu vực tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc...