Quan điểm Nga, Mỹ đang xích lại gần nhau
Theo Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Sergei Kislyak ngày 23/10, gần đây quan điểm của Moskva và Washington đã xích lại gần nhau hơn về một số vấn đề lớn trên thế giới mặc dù vẫn còn tồn tại vài bất đồng giữa hai bên.
Ảnh: RIA Novosti.
“Mức độ hợp tác về vấn đề vũ khí hóa học ở Syria là chưa có tiền lệ và chúng tôi cũng đang thảo luận các bước tiếp theo để giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia này”, ông Kislyak nói.
Nga và Mỹ cùng đưa ra sáng kiến xử lý các loại vũ khí hóa học Syria sau khi chúng được sử dụng trong cuộc nội chiến khiến hơn 100,000 người thiệt mạng và 2,1 triệu người phải đi tị nạn tại các nước láng giềng.
Video đang HOT
“Điều đó đã truyền cảm hứng rất nhiều cho chúng tôi để đàm phán mang tính xây dựng đối với những vấn đề quốc tế, điều mà 6 tháng trước chúng tôi không thể nghĩ đến”, ông Kislyak nhấn mạnh.
Đại sứ Nga nói thêm rằng hai nước cũng đang hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran và CHDCND Triều Tiên.
Theo Báo Tin tức
Biển Đông vẫn vô định sau hàng loạt tuyên bố 'ngoại giao'
Dù đã kết thúc, nhưng những dư âm của Hội nghị Cấp cao ASEAN cùng các hội nghị liên quan tại Brunei từ ngày 8-10/10 vừa qua vẫn còn đọng lại. Trung Quốc một mực giữ quan điểm đàm phán song phương về vấn đề Biển Đông với ASEAN và muốn gạt bên thứ ba ra khỏi tiến trình giải quyết các tranh chấp. Trong khi đó, Mỹ-Nhật đồng loạt kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ luật pháp quốc tế.
Hãng thông tấn Kyodo News ngày 11/10 đã đưa tin thêm về các quan điểm cũng như các tuyên bố của các quan chức cấp cao Mỹ, Nhật Bản, và Trung Quốc về các giải pháp "tháo ngòi nổ" trên Biển Đông.
Theo đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường như thường lệ đã có những phát ngôn mạnh mẽ khi cảnh báo bên thứ ba can thiệp vào vấn đề Biển Đông: "Tranh chấp cần được giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có chủ quyền trên Biển Đông, các nước khác không nên can dự". Điều này một lần nữa cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa thực sự tìm cách "xuống thang" trong vấn đề Biển Đông như những tuyên bố mang màu sắc "thiện chí" trước đó.
Toàn cảnh Hội nghị cấp cao ASEAN tại Brunei. Ảnh: Reuters
Không đồng tình với quan điểm này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: "Các bên liên quan phải tuân thủ luật pháp quốc tế và không được hành động đơn phương cũng như sử dụng vũ lực." Ông cho rằng Biển Đông là một vùng biển quốc tế, vậy nên, nguyên tắc cơ bản để giải quyết các tranh chấp là các giải pháp hòa bình theo đúng UNCLOS nhằm tránh các xung đột và duy trì sự tự do hàng hải trên khu vực.
Lặp lại các tuyên bố trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Trung Quốc cùng ASEAN phải đẩy nhanh tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC): "Đối thoại là cần thiết nhưng đó không phải là một biện pháp thay thế cho một hành động cụ thể. Nếu không có sự tiến bộ thực sự thì chúng ta không thể giảm thiểu rủi ro, những tính toán sai lầm cũng như những cách giải thích sai lầm".
Ngay lập tức, ngày 11/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên tiếng "trách" Washington và nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh về việc phản đối phiên tòa này. Có thể tự tin một mình một hướng, "bẻ cong" các quy tắc hành xử quốc tế cho thấy Trung Quốc đã "bài binh bố trận" xong xuôi cho cục diện Biển Đông khi tạo nên vòng cung lợi ích xung quanh bãi cạn Scarborough và các nhóm đảo trong khu vực.
Theo Japan Times, trong khi Bắc Kinh đang "vận động" một số thành viên ASEAN, thì Washington khuyến khích các nước trong khu vực duy trì sự thống nhất và gắn kết nhằm củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán về COC trong tương lai. Song tiếng nói của Mỹ năm nay đã không còn được như gần một năm về trước. Khi ấy, chuyến xuất ngoại đầu tiên của một Tổng thống mới đắc cử mang tính chất khẳng định tính quan trọng chiến lược ngoại giao của Mỹ trong vòng 4 năm tới. Bất chấp căng thẳng Trung Đông khi ấy đang leo thang từng ngày, các chuyến công du dày đặc đến với châu Á của các quan chức cấp cao Washington đã cho thấy "sức nặng" của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi hiện nay, Syria đã không còn "cầm chân" Mỹ, song Tổng thống Obama vẫn hờ hững với trục chiến lược chính mình đã đặt ra hồi năm 2011. Dẫu sao với người Mỹ, dù có làm chính trị gia, thì câu chuyện làm ăn mới là "trục chiến lược" số một, kim chỉ nam cho toàn bộ nước Mỹ, như Alexis de Tocqueville trong cuốn "Nền dân trị Mỹ" đã chỉ ra rằng "không một quốc gia nào trên thế giới yêu tài sản và lo lắng cho khối tài sản đó hơn người Mỹ".
Dẫu Reuters có nhận định rằng phát ngôn của ông John Kerry khi nói các bên tranh chấp Biển Đông đều có thể tìm tới Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chính là một sự ủng hộ ngầm đối với Philippines, vì nước này đang quyết tâm đưa Trung Quốc ra ITLOS vì đường lưỡi bò phi pháp. Song đã là "ngầm" tức là phi chính thức. Mà Philippines thì không thể dựa vào điều đó để chiến thắng trên bàn đàm phán cũng như tại tòa án quốc tế được.
Theo Sông mơi
Lương của nghị sỹ Mỹ vẫn an toàn Mặc dù phần lớn viên chức liên bang Mỹ sẽ phải nghỉ việc không lương, tiền lương của 533 nghị sỹ Quốc hội nước này vẫn không suy suyển. Điều này đã được quy định rõ trong Điều 27 của Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. "Theo quan điểm của tôi thì đó là điều đáng hổ thẹn. Về cơ bản, thành...