Quan điểm chính thức của Nga về Biển Đông
‘Không để bị tác giả này hay tác giả kia lôi kéo’ mà cần căn cứ quan điểm cơ bản của Nga là lời nhắc được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra.
Quan điểm không thay đổi
Thời gian qua, có nhiều luông thông tin khác nhau về quan điểm của Nga đối với những tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên, có một số thông tin chưa thực sự đầy đủ và có thể gây hiểu nhầm.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích dẫn những quan điểm chính thức của Chính phủ Nga về vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổng hợp một số bài viết của báo chí, học giả Nga về vấn đề này.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 10/6 vừa qua ở Moscow, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã ra tuyên bố “Về việc không thay đổi quan điểm của Nga đối với những tranh cãi lãnh thổ trên Biển Đông”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Zakharova trong cuộc họp báo tại Moscow ngày 10/6
Lưu ý, đây chỉ là một trong số 20 vấn đề được bà Zakharova đề cập trong cuộc họp báo này. Ngoài tuyên bố chính thức về quan điểm đối với vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga còn thông báo về các cuộc gặp, hoạt động của Ngoại trưởng Sergei Lavrov; về tình hình Syria; về tình hình Afghanistan; về đối thoại với Mỹ, NATO…
Tuyên bố “Về việc không thay đổi quan điểm của Nga đối với những tranh cãi lãnh thổ trên Biển Đông” được bà Zakharova xếp thứ 16. Sau đây, chúng tôi xin dẫn nguyên văn:
“Đáng chú ý trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài xuất hiện nhiều thông tin, trong đó dẫn lời các quan chức cấp cao Nga, rằng Nga dường như ngày càng can dự nhiều hơn vào vấn đề Biển Đông. Không những thế, các thông tin đó còn khẳng định chúng tôi nghiêng về ủng hộ bên này hoặc bên kia trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Do vậy, dù chúng tôi thường xuyên đề cập tới vấn đề này, song hôm nay muốn đưa ra bình luận riêng rẽ.
Chúng tôi rất quan tâm theo dõi diễn biến tình hình ở Biển Đông. Chúng tôi coi đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới an ninh và ổn định ở toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nga không phải là một bên tham gia vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và sẽ không bị lôi kéo vào những tranh chấp này. Chúng tôi không đứng về phía nào.
Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng việc tham gia của bên thứ ba vào các tranh chấp này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tất cả các quốc gia liên quan tới những tranh cãi lãnh thổ trong khu vực này phải nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm giải pháp chính trị-ngoại giao cho các vấn đề hiện nay trên cơ sở luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982, trên tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông mà ASEAN và Trung Quốc đạt được năm 2002, cũng như những thỏa thuận vào tháng 7/2011 giữa các nhà lãnh đạo về việc thực thi Tuyên bố năm 2002.
Video đang HOT
Chúng tôi cho rằng việc tham vấn và đàm phán về những vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được tiến hành trực tiếp giữa các bên liên quan với hình thức phù hợp nhất do các bên tự xác định.
Chúng tôi cho rằng việc xây dựng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương một cấu trúc an ninh mới trên cơ sở tập thể không liên minh và các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế có thể là chìa khóa giải quyết các mâu thuẫn trong khu vực.
Chúng tôi đề nghị tất cả các đối tác tích cực tham gia hiện thực hóa sáng kiến của Nga về việc soạn thảo các nguyên tắc khung nhằm củng cố an ninh và phát triển hợp tác tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Về phần mình, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Chúng tôi đề nghị căn cứ vào quan điểm cơ bản của phía Nga khi tiếp cận các tài liệu về vấn đề này, không để bị tác giả này hay tác giả kia lôi kéo mà cần xuất phát từ quan điểm không thay đổi của chúng tôi”.
Không để bị lôi kéo!
Phần kết luận trong tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đã nhấn mạnh rằng “không để bị tác giả này hay tác giả kia lôi kéo”. Tuyên bố của bà Zakharova cũng chỉ ra rằng có nhiều thông tin vô tình hay cố ý đã làm sai lệch quan điểm chính thức của Nga về vấn đề Biển Đông.
Chính Trung Quốc đã không ít lần cố tình hiểu sai các phát biểu của giới chức cấp cao Nga mà điển hình là những phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Sergei Lavrov.
Hội nghị ngoại trưởng Ấn Độ-Nga-Trung Quốc tại Moscow tháng 4/2016 ra một tuyên bố chung, kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng “đồng thuận” giữa các nước liên quan. Tuy nhiên, Trung Quốc đã “lèo lái” tuyên bố này bằng cách đánh đồng “đồng thuận” với nguyên tắc “đàm phán song phương”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow ngày 18/4
Sau đó, Bắc Kinh cũng ngay lập tức tung hô những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Lavrov về vấn đề Biển Đông khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc “chộp” lấy một ý là “cần dừng các nỗ lực quốc tế hóa vấn đề” trong toàn bộ phát biểu của Ngoại trưởng Nga trước thềm ông tới thăm 3 nước Mông Cổ, Nhật Bản và Trung Quốc hồi giữa tháng Tư.
Thực tế thì ông Lavrov tuyên bố rằng Nga xuất phát từ quan điểm tất cả các quốc gia có tranh chấp trên Biển Đông cần tránh sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm giải pháp ngoại giao được tất cả các bên chấp nhận. Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh cần phải ngăn chặn sự can thiệp của các nước không liên quan trực tiếp tới những tranh chấp và ngăn chặn những nỗ lực quốc tế hóa vấn đề.
Trong phát biểu tại Bắc Kinh hôm 29/4 sau hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ông Lavrov đã thông báo hai bên thảo luận một loạt vấn đề trong quan hệ song phương, các điểm nóng như bán đảo Triều Tiên, Afghanisatn.
Đề cập tới Biển Đông, nguyên văn của ông Lavrov như sau:
“Chúng tôi đã thảo luận về tình hình Biển Đông. Quan điểm của Nga không thay đổi: Không được quốc tế hóa các vấn đề này bằng cách nào đó. “Người ngoài cuộc” không được can thiệp vào các quyết định của họ.
Hiện đã có Công ước Liên hợp quốc về luật biển, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông đã được Trung Quốc và các nước ASEAN ký kết, cũng như các nguyên tắc chỉ đạo đã được Bắc Kinh và các thủ đô các nước ASEAN nhất trí. Phải tuân thủ những điều này và giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh nào, trong đó có tranh chấp lãnh thổ, thông qua đối thoại trực tiếp giữa các nước liên quan trực tiếp bằng các giải pháp chính trị và ngoại giao”.
Trung Quốc đang cố tình đưa ra các thông tin sai lệch trong khi tiếp tục có các hành động ngang ngược trên Biển Đông
Như vậy, Trung Quốc chỉ “bám” lấy một ý rất nhỏ là không “quốc tế hóa” và cũng chỉ theo cách hiểu của Trung Quốc mà phớt lờ Công ước Liên hợp quốc về luật biển hay những thỏa thuận mười mươi mà nước này đã ký kết với ASEAN.
Ngoại trưởng Nga kêu gọi đối thoại trực tiếp chứ không nói “đàm phán song phương” cũng như khuyến cáo rõ ràng không sử dụng vũ lực, điều mà Trung Quốc đã và đang tiến hành dưới nhiều hình thức.
Nga cũng đang nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung với khối ASEAN, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Điểm thứ 9 trong Tuyên bố chung Sochi tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nga ngày 20/5 nêu rõ: “Bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không, thương mại không bị cản trở. Thúc đẩy tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm các nội dung được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các tiêu chuẩn và thông lệ phù hợp của Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế (ICAO) và Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO)”
Trong khi đó, điểm thứ 10 cũng nhấn mạnh: “Ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), trên cơ sở đồng thuận”.
Đông Triều
Theo_Báo Đất Việt
Sau Trung Quốc, Mỹ muốn bàn với Nga về Triều Tiên
Mỹ mở lời hỏi Nga bàn bạc việc nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên sau khi thử vai trò của Trung Quốc.
Theo Sputnik, ngày 25/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách Triều Tiên Sung Kim đã tiến hành điện đàm, thảo luận về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Các vấn đề được thảo luận liên quan đến sự hợp tác Nga- Mỹ trong việc tìm ra những biện pháp để khôi phục các cuộc đàm phán 6 bên nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên."
Triều Tiên đang có những động thái cho thấy muốn ngồi vào đàm phán an ninh về hạt nhân, theo lời đại diện Nga.
Được biết, cuộc điện đàm trên bàn về khả năng nối lại tiến trình đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng do phía Mỹ khởi xướng.
Động thái trên từ phía Mỹ cho thấy tầm quan trọng của Nga trong các cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên. Washington cũng hiểu rằng Bình Nhưỡng đánh giá cao vai trò của Nga trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, do vậy, Nga là bên trung gian trong vụ này là điều hoàn toàn hợp lý.
Theo thông tin từ Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga tại châu Á thuộc Viện Kinh tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), ông Georgi Toloraya cho hay, người Bắc Triều Tiên nói rằng: "Hôm nay chẳng có gì để nói với người Mỹ, chừng nào họ chưa thay đổi thái độ thù địch và xem lại chính sách của mình".
Trở về từ Bình Nhưỡng hôm thứ 3, ông Toloraya chia sẻ về ý chí người dân Triều Tiên với Sputnik: "Về hình thức thì lậptrường của họ khá cứng rắn nhưng chúng tôi biết rằng những tiếp xúc không chính thức với Mỹ và Hàn Quốc vẫn đang tiếp nối.
CHDCND Triều Tiên sẵn sàng nói chuyện, nhưng không phải là với ban lãnh đạo của Obama, mà họ đang chuẩn bị để sau đó trong tay có những con át chủ bài mạnh hơn, có thể giúp họ bắt đầu cuộc đối thoại với người Mỹ", ông Toloraya nói về việc Triều Tiên vẫn sẵn sàng với cuộc đàm phán 6 bên có mặt Mỹ.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov cũng tuyên bố về tương lai Triều Tiên có mặt trong cuộc đàm phán 6 bên về an ninh hạt nhân.
Đánh giá tầm quan trọng của Triều Tiên trong cuộc đàm phán 6 nước, ông Morgulov cho hay: "Lựa chọn thay thế cho quá trình này không có, cũng chưa có hình thức khác để giải quyết vấn đề của bán đảo Triều Tiên, và chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực".
Bằng cách này, vị Thứ trưởng Ngoại giao đồng thời bác bỏ khả năng thảo luận về vấn đề hạt nhân giữa 5 nước trừ CHDCND Triều Tiên.
Mỹ nhờ Trung chưa xong, quay lại với Nga
Còn nhớ, hồi đầu tháng 4, Mỹ- Trung đã đưa ra tuyên bố chung bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân. Theo đó, 2 bên đã đạt được đồng thuận về việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cam kết thực thi đầy đủ lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên.
Trước khi tới sự kiện này, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken đã tới Trung Quốc công bố về chi tiết về tính năng, tác dụng của hệ thống đánh chặn tên lửa muốn lắp đặt tại Hàn Quốc, với hy vọng Trung Quốc chấp nhận.
Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Lockheed Martin
Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) là cần thiết đối với Mỹ và các đồng minh trong khu vực để tự vệ trước các cuộc tấn công tiềm tàng từ CHDCND Triều Tiên. Trong khi đó, Bắc Kinh cho rằng, THAAD đe doạ an ninh của họ, vì radar của nó bao trùm không chỉ bán đảo Triều Tiên mà cả Trung Quốc.
"Chúng tôi nhận thấy rằng, Trung Quốc không tin tưởng nên chúng tôi đưa ra công nghệ và bản chi tiết kĩ thuật với họ," ông Blinken nói. Ông bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ tham gia cuộc họp kỹ thuật về THAAD sắp tới.
Tuyên bố đồng thuận về vấn đề an ninh hạt nhân Triều Tiên của Mỹ- Trung là bằng chứng rõ ràng nhất trong việc Mỹ thử thành công ý đồ Trung Quốc. Bước tiếp theo của quá trình này đã rõ ràng, Mỹ sẽ chuẩn bị cho các công tác đàm phán bằng việc dò xét ý Nga- quốc gia vẫn luôn đứng ra giải quyết các vấn đề tranh chấp trên thế giới.
Đông Phong
Theo_Báo Đất Việt
Định hướng khó lường "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cải cách luật chống khủng bố vì mục đích miễn thị thực với công dân nước này khi tới Châu Âu" là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước quyết định vào tháng 6 tới của Liên minh Châu Âu (EU) về vấn đề này. Thổ Nhĩ Kỳ đang thách thức sự kiên...