Quần đảo Trường Sa trong tầm nhìn địa chiến lược
Bất kỳ hoạt động nào trên khu vực Biển Đông của Trung Quốc đều gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam.
Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca; bảo vệ “đường sinh mạng” của mình, hay, để biến Biển Đông thành ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương….
Tuy nhiên, mọi điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực ĐNA.
Sự cọ xát mạnh về địa chính trị trên khu vực châu Á-TBD qua hoạt động của các cường quốc, càng ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề…
Tránh “dãy đá ngầm” Malacca….
Nếu như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh mạng” của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biền Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và QĐ Trường Sa là gì? Tại sao QĐ Trường Sa, địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn, là để tránh eo biển Malacca?
Trước hết mà nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”.
Video đang HOT
Trung Quốc với khả năng của PLAN với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra. Nhưng tất nhiên, khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapo-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca theo phương thức “cấm đối phương nhưng không cấm ta”. Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc có được quần đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chí có ý nghĩa về chủ quyền mà vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân sự Mỹ đã phân tích.
Đương nhiên, Trung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để xâm phạm trái phép quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó.
Với hơn 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca là “dãy đá ngầm” nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã “vòng tránh” bằng việc xây dựng đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần.
…bằng kênh đào Kra.
Vào trung tuần tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là “kênh đào Panama châu Á” ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu. Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Lễ ký kết dù rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức 2 nước bác bỏ. Kênh đào Kra Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của Singapore và Malaysia. Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của nước này. Kênh Kra Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên, vấp phải nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức 2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này. Một tháng sau đó, The Straits Times ngày 20/8/2015 thông tin, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ đô la tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng thông qua. Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than. Nếu dự án với Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ. Ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh Kra Isthmus, nếu có, hoàn thành.
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại các đảo Trường Sa, . Đến lúc này, nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta sẽ thấy rõ căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, sẽ cho phép Trung Quốc kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ Trung Quốc dám đổ tiền của xây dựng kênh đào Kra Isthmus. Như vậy, chắc chắn các bên sẽ phải có cách tiếp cận về an ninh hàng hải trên Biển Đông và trên hết, Luật biển, công ước quốc tế phải được các bên xem xét, tôn trọng. Lê Ngọc Thống
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc "già mồm" biện minh về 2 ngọn hải đăng xây trái phép ở Trường Sa
Trung Quốc biện minh rằng sự xuất hiện của 2 ngọn hải đăng được xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là sự khởi đầu tốt đẹp cho quá trình hỗ trợ hàng hải dân sự trên Biển Đông.
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã ngang nhiên tổ chức lễ khánh thành 2 ngọn hải đăng Hoa Dương và Xích Qua, được xây dựng phi pháp trên bãi đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam). Buổi lễ khánh thành đồng thời đánh dấu thời điểm Trung Quốc chính thức đưa hai ngọn hải đăng vào sử dụng.
Tân Hoa Xã dẫn tuyên bố chính thức từ phía chính phủ Trung Quốc cho hay với mục đích đầu tiên là hỗ trợ lĩnh vực hàng hải dân sự, sự xuất hiện của 2 ngọn hải đăng "sẽ cải thiện đáng kể các điều kiện hàng hải cũng như giảm rủi ro và tai nạn hàng hải bằng cách cung cấp hướng dẫn lộ trình, thông tin an toàn, cứu hộ khẩn cấp và nhiều dịch vụ công khác đối với tàu thuyền đi ngang qua".
Ngon hải đăng được Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trước đó hôm 26/5, Trung Quốc đã cho tiến hành lễ khởi công xây dựng trái phép 2 ngọn hải đăng Hoa Dương và Xích Qua. Ngọn hải đăng Hoa Dương có hình trụ còn ngọn hải đăng Xích Qua hình nón trụ và được xây trên nền bê tông kiên cố. Cả hai ngọn hải đăng cao 50 m và có phạm vi chiếu sáng 22 hải lý cùng chu kỳ phát ánh sáng nhấp nháy là 8 giây. Để phù hợp với từng yêu cầu chức năng khác nhau, phần đèn chiếu dài 4,5 m của hai ngọn hải đăng được làm từ chất liệu đồng, thép và thép hợp kim. Chúng còn được phủ kẽm và sơn chống rỉ.
Biển Đông hiện đóng vai trò là tuyến đường biển giao thương quan trọng nối Trung Quốc với toàn thế giới cũng như hành lang hàng hải nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Nguồn tài nguyên dưới lòng biển dồi dào là nguyên nhân chính khiến trong hơn một năm qua, Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh xâm chiếm, cải tạo và xây dựng nhiều hòn đảo nhân tạo trái phép ngay trên những khu vực mà các quốc gia láng giềng tuyên bố chủ quyền. Các nước trong khu vực và cả Mỹ đã nhiều lần lên tiếng phản đối mạnh mẽ những công trình trái phép phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự được Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông.
Những công trình trên còn là cơ sở để Trung Quốc hiện thực hóa âm mưu độc chiếm Biển Đông, vùng biển mà Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra, Bắc Kinh còn muốn mở rộng quyền kiểm soát cả trên không và trên biển trong phạm vi tấm bản đồ "đường chín đoạn" phi lý. Việc làm của Trung Quốc đã khiến tình hình căng thẳng trong khu vực không ngừng leo thang.
Tuy nhiên, biện minh cho sự xuất hiện của các công trình trái phép trên Biển Đông, chính quyền Trung Quốc cho rằng sự thiếu hụt của các phương tiện hỗ trợ và cứu hộ hàng hải, lực lượng xử lý sự cố tràn dầu cùng các cơ sở hạ tầng khác trên Biển Đông, đã gây cản trở lớn cho an toàn hàng hải và quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong khu vực. Theo Bắc Kinh, sự xuất hiện của 2 ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho quá trình hỗ trợ hàng hải dân sự trên Biển Đông.
Thậm chí, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục xây dựng nhiều cơ sở khác trên Biển Đông. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo đất và xây dựng ít nhất 7 đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm ở Trường Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, hôm 7/10, tờ Navy Times dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho hay Washington có thể sắp triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc đồng thời là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất và cơ quan ngôn luận lớn nhất tại Trung Quốc.
Theo Infonet
Syria giành lại thị trấn chiến lược tỉnh Homs từ tay IS Ngày 29/12, quân đội Syria đã giành lại thị trấn chiến lược Mahin, ở tỉnh miền Trung Homs từ tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hiện trường đổ nát sau các vụ nổ bom ở al-Zahraa, thành phố Homs ngày 28/12. Theo kênh truyền hình al-Mayadeen, lực lượng quân đội đã thành công trong việc giải phóng Mahin và...