Quần đảo Azores trở thành khu bảo tồn biển lớn nhất ở Bắc Đại Tây Dương
Hội đồng lập pháp khu vực của quần đảo Azores (Bồ Đào Nha) đã phê duyệt việc thành lập khu bảo tồn biển lớn nhất ở Bắc Đại Tây Dương, nhằm đạt được các mục tiêu bảo tồn quốc tế sớm hơn thời hạn.
Cá heo đốm Đại Tây Dương nhảy ra khỏi mặt nước ngoài khơi Ponta Delgada trên đảo Sao Miguel thuộc quần đảo Azores, Bồ Đào Nha ngày 03/07/2024. Ảnh: REUTERS
Việc phê duyệt được thông qua tối 17/10, đưa quần đảo Azores lên vị trí tiên phong trong nỗ lực bảo vệ đại dương toàn cầu. Mục tiêu này hướng tới việc bảo vệ 30% diện tích đất và biển trên Trái Đất vào năm 2030 theo cam kết toàn cầu của Liên hợp quốc, được thông qua vào năm ngoái.
Mạng lưới bảo tồn mới sẽ bao phủ gần 300.000 km, đảm bảo việc bảo tồn các dãy núi ngầm dưới biển và các hệ sinh thái biển dễ bị tổn thương, bao gồm các rạn san hô sâu, các miệng phun thủy nhiệt và các loài sinh vật biển đặc hữu.
Ông Bernardo Brito e Abreu – cố vấn của chính quyền Azores về các vấn đề hàng hải – cho biết: “Chúng tôi đã hành động trước các mục tiêu bảo tồn quốc tế cho năm 2030 với việc tạo ra công viên biển lớn nhất Bắc Đại Tây Dương, với các khu vực được bảo vệ hoàn toàn và các khu vực bảo vệ cao”.
Ông giải thích rằng 50% khu vực sẽ được chỉ định là khu bảo vệ hoàn toàn, trong đó mọi hoạt động đánh bắt cá đều bị cấm. Trong khi đó, tại nửa còn lại – được chỉ định là khu vực bảo vệ cao – chỉ cho phép một số hoạt động đánh bắt có chọn lọc nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Quần đảo Azores, bao gồm 9 hòn đảo, là một khu vực tự trị nằm cách đất liền Bồ Đào Nha khoảng 1.500 km về phía Tây và là nơi có hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú.
Ông Jose Manuel Bolieiro – người đứng đầu chính quyền Azores – cho biết khu vực này đang dẫn đầu trong việc quản lý và bảo vệ vùng biển của mình ở cấp độ quốc gia, châu Âu và quốc tế, đồng thời “đóng góp quan trọng cho Bồ Đào Nha trong việc đạt được các mục tiêu quốc tế trong thập kỷ này”.
Biến đổi khí hậu tác động ra sao đến việc hình thành các cơn bão ở Nhật Bản?
Trong khi một số người cho rằng mùa bão năm nay của Nhật Bản vẫn rất khắc nghiệt, thực tế lại cho thấy một câu chuyện khác.
Số lượng các cơn bão dữ dội thực sự đang giảm dần do biến đổi khí hậu làm thay đổi các hình thái thời tiết toàn cầu.
Chiếc xe buýt bị ngập trong nước lũ ở Yufu, tỉnh Oita, khi siêu bão Shanshan gây mưa lớn ở các vùng phía nam Nhật Bản. Ảnh: AFP/JIJI
Theo tờ Japantimes, trong mùa bão năm nay, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã ghi nhận 18 cơn bão cho đến nay. Trong khi đó, Weathernews, công ty dự báo thời tiết tư nhân, dự báo Nhật Bản sẽ phải hứng chịu 21 cơn bão tính đến cuối năm. Năm 2023, cơ quan này ước tính đất nước Mặt trời mọc đã ghi nhận 17 cơn bão, giảm đáng kể so với mức trung bình là 25,1 cơn bão mỗi năm.
Trong khi một số khu vực trên thế giới, chẳng hạn Bắc Đại Tây Dương, đã chứng kiến sự gia tăng các cơn bão nhiệt đới, nghiên cứu năm 2022 của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) chỉ ra rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu đã giảm 13% hàng năm trong thế kỷ qua.
Ông Hiroyuki Murakami - nhà khoa học nghiên cứu tại NOAA, đồng tác giả của nghiên cứu - cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi, sử dụng các mô hình khí hậu, cho thấy những thay đổi này không chỉ xảy ra do sự biến đổi tự nhiên theo thời gian. Biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các mô hình mới này".
Một nghiên cứu mô hình của Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chứng minh rằng số lượng các cơn bão trên toàn cầu sẽ giảm 14% nếu nhiệt độ trung bình tăng 2 độ C.
Trong khi đó, ông Murakami cũng lưu ý rằng sự suy giảm các cơn bão nhiệt đới trên toàn cầu sẽ không đồng đều. Ông lập luận một số nghiên cứu dự đoán số lượng các cơn bão sẽ tăng ở một số khu vực nhất định, chẳng hạn Quần đảo Thái Bình Dương.
Ông Alexander Baker, nhà khoa học nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Khí quyển Quốc gia Anh, cũng cho rằng sẽ có sự khác biệt đáng kể theo khu vực về sự dao động số lượng cơn bão. Theo ông, vĩ độ mà các xoáy thuận nhiệt đới hình thành và đạt đến cường độ cực đại đã dịch chuyển về phía bắc, khiến các cơn bão gia tăng ở Bắc Đại Tây Dương trong 30 - 40 năm qua.
Tuy nhiên, bà Yoshie Nakamura, người phát ngôn của Weathernews, cảnh báo không nên vội kết luận về số lượng các cơn bão ở Nhật Bản đang giảm dần.
"Số lượng bão ít hơn trong năm nay có thể là do rãnh gió mùa yếu hơn bình thường vào tháng 9 và tháng 10 , dẫn đến hoạt động đối lưu yếu hơn", bà cho biết.
Một khu vực ở tỉnh Oita chìm trong biển nước ngày 29/8 khi bão Shanshan đổ bộ đảo Kyushu ở phía tây nam Nhật Bản. Ảnh: Kyodo
Mặc dù số lượng các cơn bão giảm đi dường như là tin tốt cho Nhật Bản, nhưng các chuyên gia cảnh báo những cơn bão hình thành đang trở nên dữ dội hơn, mang theo gió mạnh và lượng mưa lớn hơn.
IPCC dự đoán các cơn bão đạt cấp 4 và 5 - cấp dữ dội nhất - có thể tăng 10% nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C và tăng 20% nếu chúng tăng 4 độ C.
Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển - Trái đất Nhật Bản cũng cho rằng đến cuối thế kỷ này, số lượng cơn bão nhiệt đới mạnh sẽ tăng 6,6%, với lượng mưa tăng 11,8%.
Theo nhà nghiên cứu Murakami, lượng mưa lớn, kết hợp với mực nước biển dâng cao, có thể dẫn đến tình trạng triều cường nghiêm trọng hơn -lũ lụt do lốc xoáy - trong tương lai, gây ra rủi ro đáng kể cho các cộng đồng ven biển.
Ông Baker cho biết thêm rằng các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng khó dự đoán hơn, dẫn đến những dự báo không chính xác và có thể ảnh hưởng đến công tác ứng phó với thảm họa.
Tổng thống Nga bỏ phiếu trực tuyến trong ngày bầu cử cơ quan lập pháp địa phương Theo phóng viên TTXVN tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin đã bỏ phiếu trực tuyến trong cuộc bầu cử Duma (Hội đồng lập pháp) thành phố Moskva từ văn phòng của mình tại dinh thự Novo-Ogarevo. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AA/TTXVN Phát biểu trước cử tri, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc bầu cử địa phương...