Quân dân kề vai sát cánh nơi địa đầu Tổ quốc
Ở mảnh đất biên cương địa đầu vùng Đông Bắc của Tổ quốc đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của người dân ngày càng được nâng cao nhờ sự chung sức, chung lòng của cán bộ chiến sỹ, quân dân nơi đây…
Quá khứ đói nghèo
Đảo Vĩnh Thực (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) có 2 xã Vĩnh Trung và Vĩnh Thực, với diện tích gần 100km2, dân số gần 5.000 người. Trong nhiều năm qua, cuộc sống của người dân trên đảo chủ yếu dựa vào việc trồng lúa và đánh bắt hải sản gần bờ. Nhưng do khí hậu khắc nghiệt, đồng chua mặn nên sản lượng không cao, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Mải mưu sinh, chuyện học hành của con cái chưa được các gia đình quan tâm đúng mức… Chính vì vậy, cái vòng luẩn quẩn “đói nghèo – đẻ nhiều – thất học – lạc hậu” vẫn luôn đeo bám người dân nơi đây.
Cán bộ chiến sỹ đồn biên phòng CKC thực hiện tốt khẩu hiệu “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân”.
Trên đường dẫn chúng tôi đi thăm đảo, Thượng tá Nguyễn Văn Thắng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng (BP) cửa khẩu cảng (CKC) Vạn Gia cho biết, Đồn BP CKC Vạn Gia có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên địa bàn xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thực (TP.Móng Cái) và xã đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà) với vùng biển dài hàng chục hải lý. Những năm qua, cán bộ chiến sĩ của đơn vị đã xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, tạo thế và lực để địa phương vươn lên phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.
Trên địa bàn đơn vị quản lý thường xuyên có các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, vi phạm chủ quyền vùng biển để khai thác trộm hải sản… hoạt động. Vì thế, nhằm giữ vững môi trường ổn định trên vùng biển, đảo, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn BP CKC Vạn Gia đã triển khai đồng bộ, toàn diện các biện pháp công tác biên phòng.
Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, Đảng ủy, Chỉ huy đơn vị đã chủ động, thường xuyên bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, đưa ra những chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhằm định hướng tư tưởng cho mọi cán bộ, chiến sĩ (CBCS) ở các đơn vị luôn vững vàng, kiên định, khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Nhằm củng cố vững chắc trận địa chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, lãnh đạo Đồn đã tiến hành củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh. Điều này gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện thông qua việc tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.
Thực hiện tốt việc đảng viên nói và làm theo nghị quyết và Điều lệ Đảng, qua đó giữ vững phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chỉ huy đơn vị, các cơ quan cùng chăm lo công tác quần chúng, trước hết là tập trung xây dựng tổ chức đoàn thanh niên, hội đồng quân – nhân trong đơn vị vững mạnh về chính trị, coi trọng việc giáo dục, củng cố rèn luyện kỷ luật cho CBCS.
Thường xuyên tham mưu cho lãnh đạo xã Vĩnh Thực thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên xã đảo tiền tiêu.
Đồn duy trì và thực hiện nghiêm túc các chế độ theo quy định, thường xuyên tổ chức sinh hoạt giáo dục chính trị, tư tưởng, quán triệt cho mọi CBCS về tình hình, nhiệm vụ công tác biên phòng, các chủ trương, đối sách của cấp trên về các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh hải…
Do làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, bảo vệ nội bộ, nhiều năm nay đơn vị không để xảy ra tình trạng CBCS vi phạm kỷ luật.
Quân, dân kề vai sát cánh
Với địa bàn vùng biển, đảo phụ trách rộng, vì vậy đơn vị đã tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng tham gia cùng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo. Cùng với việc thường xuyên thực hiện các đợt tuần tra, kiểm soát tại những khu vực nhạy cảm vào những thời gian trọng điểm, trên cơ sở sự phân bố dân cư của từng khu vực, đơn vị nghiên cứu và tham mưu cho 3 xã kiện toàn các tổ dân quân chiến đấu trị an trên biển, tổ tự quản an ninh trật tự (ANTT), tổ hoà giải… nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng phòng tuyến an ninh nhân dân vững chắc.
Đồn đã cử cán bộ phối hợp với các lực lượng khác tổ chức tập huấn những thao tác căn bản về tác chiến phòng thủ cho lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương, đồng thời giới thiệu những phương pháp phát hiện mục tiêu, phương án và khả năng hiệp đồng tác chiến cho các đơn vị dân quân chiến đấu trị an.
Do được huấn luyện thuần thục, nhiều năm nay các tổ dân quân chiến đấu trị an, tổ tự quản trên biển của các xã đã thường xuyên tham gia phối hợp tuần tra với Đồn, phát hiện và xử lý hàng chục vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.
Từ đầu năm 2015 đến nay, Đồn BP CKC Vạn Gia đã phối hợp phát hiện, bắt giữ 3 vụ buôn lậu, tịch thu hàng trăm tấn hàng hoá, 20.000 con gà giống, 1.428 đôi giày… Có thể thấy rằng, với sự phối hợp khăng khít giữa quân và dân, Đồn BP CKC Vạn Gia đã góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo Đông Bắc của Tổ quốc
Video đang HOT
Với đặc thù là địa phương biên giới biển, đảo, Đồn BP CKC Vạn Gia luôn chú trọng làm tốt công tác phát động và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Nét nổi bật của Đồn BP CKC Vạn Gia là từ nhiều năm nay luôn duy trì và phát huy hiệu quả công tác “3 cùng” với nhân dân (cùng ăn, cùng ở, cùng làm), từ CBCS thuộc Ban Chỉ huy Đồn đến các đội công tác phụ trách xã, Trạm Kiểm soát BP CKC Vạn Gia.
Đồn BP CKC Vạn Gia đã tổ chức hơn 20 đợt phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh biên giới tại các thôn, xóm thuộc 3 xã và các trường học, với hơn 6.000 người dân tham dự, nội dung tuyên truyền phổ biến về Luật Cư trú, Luật Biên giới quốc gia, các thủ tục về hành chính…; tham mưu cho Đảng ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam các xã tổ chức phong trào “Nhân dân tự quản đường biên”, ” Tổ tàu thuyền an toàn”, “Bến bãi an toàn”.
Đơn vị với đa phần CBCS trẻ, Đoàn thanh niên Đồn BP CKC Vạn Gia luôn đi đầu xung kích trong các hoạt động giúp nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội. Trong năm, đã thường xuyên phối hợp với Đoàn thanh niên các địa phương làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường thôn, xóm, tuyên truyền, phổ biến giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tổ chức tham gia chằng chống nhà cửa, sắp xếp tàu thuyền đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Có thể nói, công tác bám sát cơ sở, “3 cùng” với nhân dân của Đồn BP CKC Vạn Gia đã góp phần rất lớn cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên lĩnh vực an ninh trật tự nông thôn trên xã đảo tiền tiêu của vùng Đông Bắc của Tổ quốc./.
Theo Pháp Luật Việt Nam
Gợi ý nhanh cho chuyến du xuân Quảng Ninh
Với thời gian 3 ngày, nếu sắp xếp hợp lý, bạn hoàn toàn có thể khám phá hầu hết các đền chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh như Yên Tử, Cửa Ông, Cái Bầu.
Tham khảo những gợi ý dưới đây, bạn sẽ có chuyến du xuân đầu năm thú vị ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Chuẩn bị
Tết là dịp diện những bộ quần áo đẹp để đi chơi, chụp ảnh..., nhưng không nên vì thế mà mang theo quá nhiều quần áo. Các chuyến du xuân ở Quảng Ninh thường chỉ kéo dài khoảng 1-3 ngày. Ngoài áo khoác ấm, có thể chống gió, mưa, bạn chỉ cần mang theo 1-2 bộ đồ mặc bên trong. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mang theo giày (đế chống trơn trượt) để dễ dàng leo núi và tham quan thuận tiện.
Đi lại
Các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh chủ yếu nằm dọc quốc lộ 18, thuộc địa bàn thành phố Uông Bí, Hạ Long, huyện Vân Đồn, cách Hà Nội từ 120 đến 220 km. Do đó, ngoài thuê ô tô riêng, bạn cũng có thể du xuân bằng xe máy với lộ trình rất dễ đi.
Các tuyến xe khách Hà Nội - Quảng Ninh hoạt động ngay từ mùng 1 Tết, nhưng nhiều phải từ mùng 2. Bạn có thể bắt xe từ bến Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên. Giá vé tuyến Hà Nội - Cửa Ông là 120.000 đồng, Hà Nội - Hạ Long là 100.000 đồng.
Với những điểm nằm xa quốc lộ 18, cách thuận tiện nhất là bắt xe buýt để vào như Yên Tử (xe phục vụ lễ hội của ban quản lý đón ở chùa Trình), Cái Bầu (xe 01, bắt ở ngã 3 Cửa Ông, đoạn rẽ vào Vân Đồn)...
Tòa tháp cao 7 tầng nằm ngay phía trên nhà ga cáp treo lên chùa Đồng. Ảnh: Bùi Việt Đức
Ăn, nghỉ
Dọc tuyến Hà Nội - Quảng Ninh, ngày thường có rất nhiều nhà hàng để dừng chân nghỉ và ăn uống. Tuy nhiên, vào dịp Tết hầu hết đều đóng cửa, chủ yếu là các quán nhỏ mở ven đường hoặc gần các điểm du lịch tâm linh phục vụ những loại bún, miến, mỳ, phở... với giá khá đắt.
Do đó, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước đồ ăn để tránh phải tìm kiếm địa điểm, bảo đảm vệ sinh và tiết kiệm. Nếu nghỉ dọc đường, bạn có thể ghé nhà hàng 559, Anh Quân ở Hải Dương.
Nếu đi qua ngày, bạn nên nghỉ đêm gần khu vực đền chùa nơi mình đến thăm để tiết kiệm thời gian di chuyển. Phòng khách sạn, nhà nghỉ hoặc nhà trọ nơi đây tùy theo túi tiền (100.000 - 500.000 đồng một phòng). Nên liên hệ trước để chắc chắn còn phòng.
Địa điểm du xuân
Di tích Yên Tử: Theo hướng Hà Nội - Quảng Ninh, đây là điểm du lịch tâm linh đầu tiên cần ghé tới. Mỗi năm vào mùa lễ hội (từ mùng 10 đến hết tháng 3 âm lịch), Yên Tử đón hàng triệu lượt khách ghé thăm. Hành trình du xuân Yên Tử bắt đầu từ đền Trình (trên quốc lộ 18), qua đường bộ hoặc cáp treo (2 chặng) để lên chùa Hoa Yên, An Kỳ Sinh và đỉnh chùa Đồng. Giá cáp treo là 60.000-80.000 đồng mỗi chiều một chặng (gồm trẻ em, người lớn). Phí tham quan: 10.000 đồng mỗi người.
Chùa Ba Vàng có chính điện rộng tới 3.500 m2 lập kỷ lục Việt Nam. Ảnh: Bùi Việt Đức
Chùa Ba Vàng: Nằm ở phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, đây là ngôi chùa có chính điện lớn kỷ lục Việt Nam, mới được khánh thành ngày 9/3/2014. Không chỉ khang trang, rộng rãi, chùa Ba Vàng còn có vị trí rất đẹp khi phía trước là sông, sau lưng là núi, hai bên có rừng thông xanh ngát. Nhờ hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá - lịch sử, chùa là nơi tham quan, vãn cảnh lý tưởng cho du khách mùa xuân này.
Đền Cái Lân - Chùa Long Tiên - Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn: Đây là ba điểm tâm linh nổi tiếng của thành phố Hạ Long, nằm khá gần nhau. Đền Cái Lân gồm đền cũ và đền mới tọa lạc ở chân cầu Bãi Cháy, thờ mẫu Thoải. Chùa Long Tiên nằm gần chợ Hạ Long, thờ Phật, các tướng lĩnh nhà Trần và Tam Phủ Thánh Mẫu. Trong khi đó, đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn (con thứ của Trần Hưng Đạo), nằm ngay dưới chân núi Bài Thơ.
Đền Cửa Ông - Đền Cặp Tiên: Đây là hai ngôi đền nổi tiếng nằm ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, chỉ cách nhau chừng một km. Trong đó, đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng (con trai của Trần Hưng Đạo) nằm trên một ngọn đồi, nhìn thẳng ra vịnh Bái Tử Long. Đền Cặp Tiên (trước thờ con gái Trần Quốc Toản, sau thờ một vị quan chánh trong vùng) cũng có vị thế đẹp không kém với lưng tựa núi, mặt hướng biển.
Chùa Cái Bầu thế tựa núi, mặt hướng biển. Ảnh: Lê Duy Hưng
Chùa Cái Bầu: Cách đền Cửa Ông khoảng 20km, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay chùa Cái Bầu) là điểm đến hút khách bậc nhất ở Quảng Ninh nhờ vị thế đẹp, kiến trúc khang trang, độc đáo. Du khách đến chùa không chỉ cầu an, may mắn, sức khỏe mà còn được thưởng lãm phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng biển trời Đông Bắc. Tại đây, du khách được gửi xe và phục vụ cơm chay miễn phí.
Điểm du lịch tâm linh Quảng Ninh:
1. Di tích Yên Tử
Điểm đầu tiên và không thể bỏ qua trong hành trình du xuân đất mỏ là quần thể di tích Yên Tử, thành phố Uông Bí, cách Hà Nội khoảng 130 km. Từ quốc lộ 18A vào đến chân núi Yên Tử (khoảng 10 km) du khách đã có thể cảm nhận không khí linh thiêng, trầm lắng của trường phái trúc lâm.
Tháp Tổ ở trung tâm vườn tháp phía dưới chùa Hoa Yên, Yên Tử. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Từ chân núi, du khách lên đỉnh chùa Đồng bằng hai cách: leo bộ hoặc cáp treo 2 chặng. So với cáp treo, leo bộ mất nhiều thời gian hơn với quãng đường khoảng 6 km đường mòn dốc đứng nhưng với nhiều du khách, đây là cách thể hiện lòng thành kính trong hành trình lễ Phật đầu năm.
Dù chọn cách nào, du khách cũng sẽ bắt đầu từ suối Giải Oan, qua chùa Hoa Yên, chùa Một Mái, tượng đá An Kỳ Sinh rồi lên chùa Đồng - ngôi chùa bằng đồng trên đỉnh núi lớn nhất châu Á. Đứng trên đỉnh cao 1.068 m nhìn xuống, cõi Phật như trong tầm mắt khi làn sương mờ lẩn khuất dưới chân và trên đầu mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẳm.
2. Chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu khang trang đón khách du lịch trẩy hội vui xuân. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Dù mới được khánh thành năm 2009 nhưng với thế tựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) ở Vân Đồn hiện thu hút đông đảo du khách thập phương đến du xuân vùng Đông Bắc.
Nằm gần khu du lịch Bãi Dài nên không gian ở đây không chỉ yên bình, linh thiêng mà còn vô cùng trong lành và thuần khiết. Xen lẫn trong tiếng chuông chùa, gõ mõ tụng kinh là tiếng sóng biển ngoài khơi vọng lại, khiến lòng người an nhiên, tĩnh tại.
Đặc biệt, du khách đến chiêm bái, vãn cảnh ở chùa còn được ăn cơm chay và gửi xe miễn phí. Chùa nằm cách trung tâm thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn khoảng 10 km, ngoài phương tiện cá nhân, du khách có thể đến chùa bằng xe buýt.
3. Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Đền Cửa Ông thuộc thành phố Cẩm Phả là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần. Mặc dù chính hội đền Cửa Ông diễn ra vào tháng 2 âm lịch nhưng ngay từ những ra ngày Tết, nơi đây đã tập trung rất đông du khách từ các tỉnh thành về dâng hương hành lễ.
Cũng như chùa Cái Bầu, đền Cửa Ông tọa lạc trên ngọn đồi cao nhìn thẳng ra vịnh Bái Tử Long. Chỉ có khác là từ đây, ngoài biển cả mênh mông, toàn cảnh thành phố công nghiệp khai thác vàng đen gói trọn trong tầm mắt. Không chỉ dâng hương tại hai cụm kiến trúc là đền Thượng và đền Hạ, du khách còn được thưởng thức đặc sản có một không hai bày bán dọc lối vào đền là bánh Tày nồng ệp.
4. Chùa Lôi Âm
Quang cảnh thoáng đãng, linh thiêng ở chùa Lôi Âm. Ảnh: Huỳnh Dũng.
Là cái tên còn khá xa lạ với du khách thập phương nhưng với người dân Quảng Ninh, chùa Lôi Âm lại rất nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, linh thiêng và cổ kính. Thuộc phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, du khách đến chùa phải ngồi thuyền chừng 15 phút rồi tiếp tục leo bộ chừng nửa tiếng theo triền dốc thoai thoải.
Một nét riêng khi hành hương Lôi Âm Tự là du khách tùy tâm xách theo đôi viên gạch đỏ đã đặt sẵn dưới chân đồi để công đức trùng tu, xây dựng lại chùa. Tuy đường mòn, gập ghềnh sỏi đá nhưng ai nấy đều cảm thấy nhẹ bẫng mỗi bước đi bởi hai bên đường là những cánh rừng thông xanh mướt cùng vườn dứa bạt ngàn.
Hành trình thăm viếng sẽ bắt đầu từ chùa Lôi Âm tọa lạc trên một vùng đất rộng, bằng phẳng, xung quanh là cây cối um tùm, trầm lắng. Theo con đường nhỏ phía bên phải chùa sẽ dẫn đến ban thờ Mẫu, đi tiếp qua triền đồi là Hang Cậu hướng ra lòng hồ Yên Lập.
5. Chùa Long Tiên
Du khách đến thắp hương vái lễ tại chùa Long Tiên dịp đầu năm. Ảnh: Bùi Việt Đức.
Nằm dưới chân núi Bài Thơ, chùa Long Tiên là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở Hạ Long. Vào mùa trẩy hội ở Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình, bởi ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục hành hương tới Yên Tử, tới hội đền Cửa Ông...
Được xây dựng vào năm 1941, chùa mang phong cách kiến trúc và điêu khắc thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết trang trí rồng phượng, hoa văn cách điệu. Bước vào cổng tam quan là khoảng sân rộng đặt tượng Bồ Tát quan thế âm. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.
Theo VNE
Philippines: Khẩn trương cứu trợ vùng thảm họa do bão Hagupit gây ra Tại nhiều khu vực sau khi bão đi qua là cảnh hoang tàn đổ nát. Hơn 1,7 triệu người đang phải sống trong các lều trại. Ngày 9/12, Chính phủ Philippines cho biết, Hội chữ thập Đỏ đã sẵn sàng gửi những chuyến hàng cứu trợ tới các khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cơn bão Hagupit. Bão Hagupit...