Quân dân đảo Song Tử Tây lên chùa tưởng niệm
Chia sẻ với Thanh Niên qua điện thoại từ đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa), Chính trị viên phó, trung tá Nguyễn Văn Dũng cho biết, tin Đại tướng qua đời đến với lính đảo trễ một ngày. Đại tướng ra đi đúng thời điểm toàn đảo diễn tập thực binh, ở dưới hầm hào làm nhiệm vụ, không có điều kiện cập nhật thông tin. “Nghe chỉ huy báo tin mà anh em trong đơn vị ai cũng ngậm ngùi. Tin buồn Đại tướng nhanh chóng được truyền đi toàn đảo trên loa phát thanh. Nỗi buồn hiện rõ trên từng khuôn mặt quân dân”, anh Dũng kể.
Lính đảo Song Tử Tây theo dõi tin tức về Đại tướng – Ảnh: Đảo Song Tử Tây cung cấp
Ở đảo xa, ngôi chùa là điểm tựa an ủi tinh thần với nhiều người. Từ tối 5.10, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã lên chùa thắp hương, làm lễ tưởng niệm. Những ngày sau đó, cán bộ chiến sĩ thường xuyên cập nhật thông tin về Đại tướng phát đi từ đất liền trên các chương trình truyền hình và những chiếc máy tính nối mạng internet.
Trong sáng thứ hai 7.10, lễ chào cờ đầu tuần ở các đơn vị đã dành một phút tưởng niệm vị tướng huyền thoại, biểu tượng tinh thần của lực lượng vũ trang VN. Hiện tại, công việc chuẩn bị lập bàn thờ truy điệu trong ngày quốc tang được cán bộ, chiến sĩ thành tâm chuẩn bị. “Cán bộ chiến sĩ tự làm bức trướng đặt lên bàn thờ. Không đầy đủ như trên đất liền nhưng quân dân trên đảo sẽ hướng về Đại tướng với tấm lòng tri ân, tôn kính”, anh Dũng cho biết.
Người dân đang sinh sống trên đảo, anh Đặng Văn Trí, ở nhà số 7, đảo Song Tử Tây cho biết, cách đây nửa tháng, sư trụ trì của nhà chùa đã về đất liền chữa bệnh. Sau khi nghe tin Đại tướng từ trần, các hộ dân thay nhau trông nom chùa thắp hương cho Đại tướng. “Chúng tôi sẽ thắp hương, đốt nến tưởng niệm Đại tướng cho đến khi người về với đất mẹ Quảng Bình để cầu mong linh hồn Đại tướng sớm siêu thoát”, anh Trí chia sẻ.
Theo TNO
Trực thăng cứu nạn ngư dân ở Trường Sa
Sáng 21/8, trực thăng Mi 171 đã bay ra đảo Song Tử Tây để đưa một ngư dân bị liệt nửa người do gặp nạn vào bờ cấp cứu.
Theo Đài Thông tin duyên hải Việt Nam và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, sáng 21/8, trực thăng Mi 171 (Trung đoàn 917, Sư đoàn 370) đã xuất phát ra đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa) để đưa ngư dân Nguyễn Văn Trực (39 tuổi) trên tàu cá BĐ 97076 TS vào đất liền cấp cứu.
Trực thăng cứu nạn trong một tình huống diễn tập. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Trước đó hai ngày, ngư dân này bị cây gỗ đập vào hông khi tàu cá đang hoạt động trong khu vực quần đảo Trường Sa, gây bí tiểu. Nhận được tin, hệ thống đài duyên hải đã nối máy cho tàu BĐ 97076TS nói chuyện trực tiếp với Trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ khẩn cấp. Qua sóng duyên hải, các bác sĩ đã hướng dẫn tàu sơ cứu cho ngư dân bị nạn. Hệ thống duyên hải cũng thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương để có phương án hỗ trợ ngư dân bị nạn.
Tàu BĐ 97076TS sau đó vừa sơ cứu, vừa tăng tốc đưa anh Trực vào đảo Song Tử Tây để được điều trị. Được các bác sĩ trên đảo Song Tử Tây cứu chữa nhưng tình trạng của ngư dân Trực vẫn không tiến triển. 16h40 ngày 20/8, ngư dân này bị liệt nửa người dưới, sốt nhẹ, bụng chướng và không tiểu tiện được.
Theo Đặng Trung
Các lính đảo đã cho chồng tôi sống thêm lần nữa' Đang ăn trưa, nghe chồng gọi điện báo: "Tàu chìm rồi", bà Lèo ngã xuống nền nhà ngất xỉu. May mắn, chồng bà và 6 ngư dân được các chiến sĩ ở đảo Song Tử Tây (Trường Sa) lao ra biển cứu và đưa vào bờ. Nghe tin chồng cùng các ngư dân trở về từ Trường Sa trở về, chiều tối 23/9,...