Quán cơm 3 nghìn/suất cho người nghèo
Mỗi suất cơm với đầy đủ thịt, cá, rau, đồ tráng miệng… được bán cho người lao động nghèo với giá 3 ngàn đồng/suất. Đó là cách những bạn trẻ thuộc CLB Hội người Quảng Nam chia sẻ với người nghèo.
“Thực ra với 3 ngàn đồng không thấm thía vào đâu. Chi phí để quán cơm tồn tại là do huy động từ các nhà hảo tâm, các thành viên trong hội thì bỏ công sức đi chợ, nấu nướng và phục vụ. Việc thu 3 ngàn đồng/suất chỉ là để mọi người không có cảm giác ngại vì không trả tiền” – chị Nguyễn Thị Như Ngọc, Chủ nhiệm CLB Hội người Quảng Nam, chia sẻ.
Hơn 11 giờ trưa, nhiều người có mặt ở 74 Hùng Vương, TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Người đi xe đạp, người đi bộ trên tay còn nguyên xấp vé số hoặc trong bộ áo quần lao động lem luốc ghé quán ăn trưa. Quán được bày bán ngay dưới những gốc cây to. Những bạn trẻ trong màu áo xanh đon đả mời khách.
Trên tay còn tập vé số, quệt mồ hôi nhễ nhại trên trán bà Nguyễn Thị Bửu (63 tuổi, ở Tiên Kỳ, Tiên Phước, Quảng Nam) dốc cạn ly trà đá vừa được bạn trẻ rót mời. Bà Bửu cho hay, bà bán vé số nhiều năm nay. Mỗi ngày, bà kiếm được khoảng vài chục đến 100 ngàn đồng. Tiền thuê trọ mỗi tháng 3 trăm ngàn đồng, còn tiền ăn rẻ mỗi ngày cũng hết 30 ngàn đồng. Từ ngày quán cơm 3 ngàn đồng mở, những người “trong nghề” truyền tai nhau thường xuyên ghé quán để tiết kiệm hơn. “Cơm ở đây chỉ có 3 ngàn đồng/suất nhưng đầy đủ các món, ăn rất ngon, lại còn có đồ tráng miệng, nước uống miễn phí. Hơn nữa các cháu ở đây cũng rất niềm nở, nhiệt tình” – bà Bửu chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Như Ngọc cho hay, mỗi ngày quán phục vụ 150 suất, trong đó 50 suất được phát tại Bệnh viện Y học cổ truyền. Với ý nghĩa nhân văn nhằm chia sẻ vất vả với người nghèo, quán được rất nhiều người tham gia ủng hộ. Không chỉ các bạn trẻ, nhiều cô bác lớn tuổi, nghỉ hưu cũng đến bếp giúp nhặt rau, nấu đồ ăn. Người ủng hộ gạo, người cho tiền. Sáng nay, một cô mới mang tới quán mấy hũ mắm tép tự tay làm nữa. Cả mặt bằng quán cũng được cho mượn
miễn phí.
Ngoài quán cơm, các bạn trẻ cũng đặt tủ quần áo miễn phí “ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến nhận” được đặt ngay cạnh quán. Những người nghèo có nhu cầu sẽ được lựa chọn đồ miễn phí.
Trên tay 2 bộ đồ vừa lựa từ tủ đồ miễn phí, bà Lựu tỏ ra vui vẻ bởi cuối tuần này về thăm nhà có quà cho đứa cháu nội. Bà cũng chọn được cho mình một bộ đồ mặc ở nhà. “Cuộc sống vất vả nên với những tấm lòng nhân văn của các bạn trẻ thế này khiến những người nghèo như chúng tôi thực sự cảm thấy rất ấm lòng” – bà Lựu nói.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Như Ngọc cho hay, mỗi ngày quán phục vụ 150 suất, trong đó 50 suất được phát tại Bệnh viện Y học cổ truyền. Với ý nghĩa nhân văn nhằm chia sẻ vất vả với người nghèo, quán được rất nhiều người tham gia ủng hộ.
HOÀI VĂN
Theo TPO
Những người đi làm lại vui hơn nghỉ
Trong khi tất cả lao động làm công ăn lương, có hợp đồng được nghỉ dịp lễ tết thì đâu đó vẫn còn rất nhiều lao động tự do chưa từng biết đến thế nào là ngày nghỉ.
Mặc dù vậy, với họ ngày lễ vẫn ngập tràn niềm vui khi được đi làm và có thêm thu nhập...
Đi làm còn vui hơn tết
Chị Vũ Thị Thủy, 40 tuổi (Nam Trực, Nam Định) theo chồng con lên Hà Nội tìm kiếm công việc. Ban đầu chị đi làm giúp việc gia đình, nhưng tính chất công việc không được tự do nên chị nghỉ làm và chuyển sang nghề đi bán rong.
Lao động tự do đi bán hàng rong tại Hà Nội. Ảnh: A.F.P
"Lao động phi chính thức ít có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục tốt nhất. Họ dễ vướng vào "bẫy nghèo", bởi dù có công việc, nhưng vì không có bảo hiểm nên chỉ cần qua một trận ốm là trở thành người nghèo. Chính bởi vậy, cần nhanh chóng hoạch định chính sách, khung pháp lý để bảo vệ họ".
Ông Phạm Minh Huân -
Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH
Chị Thủy cho biết, con gái chị đang học đại học, vì thế hai vợ chồng phải lên Hà Nội tìm việc làm thêm để nuôi con ăn học. "Nhà nghèo, cả gia đình có 4 người nhưng chỉ có 3 sào ruộng, làm không đủ ăn, lấy đâu tiền nuôi con ăn học. Bởi vậy, năm 2017, lúc con gái đậu đại học, hai vợ chồng tôi đã khăn gói cùng lên Hà Nội làm ăn lấy tiền nuôi con" - chị Thủy nói.
Chồng chị Thủy chạy xe ôm, chị thì đi bán hàng rong. Hiện cả nhà thuê trọ và ở trong một căn phòng rộng chừng 15m2 trên phố Chùa Láng. Theo lời kể của chị Thủy, công việc bán hàng rong rất vất vả. Trước đây khi đi bán ở phố đi bộ quanh Hồ Gươm, nhưng giờ hay bị lực lượng chức năng xua đuổi, vì vậy chị chuyển qua bán tại mấy tuyến phố quanh đó. Tuy địa điểm an toàn nhưng lại ít khách, nên mỗi ngày chỉ kiếm được 150.000 - 200.000 đồng là nhiều.
Tôi hỏi: "Ngày Quốc tế Lao động và nghỉ lễ 30.4 tới đây gia đình chị có đi chơi không?", chị Thủy cười và lắc đầu: "Từ bé đến giờ, tôi chưa được nghỉ ngày Quốc tế Lao động bao giờ, chắc chỉ có cán bộ mới được nghỉ ngày đó, chứ như dân lao động chúng tôi nghỉ thì lấy gì mà ăn. Nhưng đi làm ngày nghỉ thế này cũng vui lắm. Vui nhất là hôm bán được nhiều hàng, kiếm được nhiều tiền".
Dứt câu chuyện, chị Thủy lại đeo chiếc thùng chứa đầy những cặp tóc, cắt móng tay, búp bê, đế giày... rong ruổi khắp phố phường.
Cũng như những lao động tự do khác, bà Lương Thị Huệ - giúp việc nhà tại Khu đô thị FLC Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) chưa từng có ngày nghỉ. Bà Huệ cho biết, mặc dù được thuê về giúp việc, trông trẻ con cho gia đình cô chủ nhưng chỉ là thỏa thuận miệng. Vì không có hợp đồng nên lúc nào vợ chồng nhà chủ cho nghỉ thì nghỉ, không thì thôi. Bản thân bà và nhiều lao động giúp việc ở khu này cũng chỉ được trả lương mà không được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Vì vậy, lúc ốm đau phải tự túc tiền khám chữa bệnh.
"Cô ấy nói, một năm sẽ tạo điều kiện cho tôi về thăm gia đình 4 lần, nếu có việc đột xuất thì về thêm vài ngày ngày cũng không sao. Ngoài ra, mỗi tháng được nghỉ 2 ngày Chủ nhật nhưng nếu không nghỉ làm thì gia đình cô ấy sẽ trả thêm lương" - bà Huệ kể. Tính ra lương tháng được 4,5 triệu cộng với tiền làm thêm 2 ngày Chủ nhật được 500.000 đồng thì một tháng bà Huệ cũng nhận khoảng 5 triệu đồng.
"Nhà tôi ở xa (Quảng Bình), tuổi cao đi lại ngày lễ đông lại vất vả nên nghỉ lễ Quốc tế Lao động tới, tôi không về. Ở lại làm việc vừa có tiền lại vừa đỡ mệt" - bà Huệ tâm sự.
Tính toán thế, nhưng đằng sau nụ cười của bà Huệ là đôi mắt nặng trĩu suy tư. Gia đình neo người, chồng mất sớm, nên từ lâu bà Huệ đã để lại các con ở nhà để đi làm kinh tế. Giờ các con đã lớn, lập gia đình có con riêng rồi, nên bà cũng yên tâm phần nào.
Cần sớm có chính sách cho lao động tự do
Là người nhiều năm nghiên cứu về chính sách cho lao động tự do, bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) cho rằng, cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc chính thức hóa việc làm cho lao động phi chính thức.
"Không chỉ cần tạo việc làm mới cho lao động phi chính thức để chính thức hóa việc làm cho số lao động này mà cơ quan quản lý Nhà nước cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc ban hành các chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho lao động tự do" - bà Giang nêu ý kiến.
Theo báo cáo của mạng lưới M.net (mạng lưới Hành động vì lao động di cư) hiện Việt Nam có khoảng 18 triệu lao động phi chính thức (chiếm 57,2% trong tổng số lao động). Đây là chưa kể lao động khu vực nông nghiệp, nếu tính cả số lao động này thì có thể lên tới 80%. Mặc dù là số lao động phi chính thức (lao động tự do) chiếm tỷ lệ rất cao nhưng đa phần họ bị "lọt" lưới an sinh. Hầu hết lao động này (khoảng 96%) không có bảo hiểm xã hội, không được đảm bảo những điều kiện tối thiểu như: An toàn lao động, chăm sóc y tế... trong quá trình làm việc và sinh sống.
PGS - TS Nguyễn Thị Lan Hương - chuyên gia lao động cho rằng, chính sách an sinh xã hội dành cho nhóm lao động ở khu vực phi chính thức này còn gặp nhiều rào cản về thủ tục hành chính, chính sách. Theo bà Hương, để thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ lao động phi chính thức, cần tiến hành cải cách thực hiện an sinh xã hội. Theo đó xây dựng chế độ đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, dựa trên việc đảm bảo công khai, minh bạch, có sự tham gia của Nhà nước trong việc hỗ trợ lao động phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội.
"Đặc biệt cần có chiến lược bao phủ nhanh, hiệu quả với lao động ở khu vực phi chính thức vì hiện nay dù chúng ta đã có luật và nghị định hướng dẫn nhằm chính thức hóa công việc cho lao động phi chính thức, nhưng tốc độ còn quá chậm. Thêm vào đó, các chính sách này còn cơ học, chưa linh hoạt nên hầu hết lao động ở khu vực phi chính thức đều không tham gia được" - bà Hương nói.
Theo Danviet
Thanh tra việc nghi cung cấp bò mang dịch cho người nghèo Cơ quan chức năng huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đang vào cuộc thanh tra việc người dân tố một công ty cung cấp bò giống mang dịch bệnh cho người nghèo. Ngày 10/3, lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Minh Hóa cho biết, hiện lực lượng công an đã vào cuộc điều tra và sẽ sớm có kết...