Quán cơm 0 đồng đông khách hơn khi thông tin được chia sẻ lên MXH
Sau khi được nhiều người biết đến, quán cơm chay 0 đồng ngày càng đông khách. Theo lời trưởng nhóm từ thiện Nhất Tâm, những ngày chay như Rằm, mùng 1, quán có hơn 400 lượt khách.
12h trưa thứ hai đầu tuần, tiệm ăn mang tên “Không Đồng” nằm gần bãi xe buýt tại khu dân cư Trung Sơn ( huyện Bình Chánh, TP.HCM) chật kín người.
Từ người lao động, người dân xung quanh, tài xế xe ôm cho đến dân văn phòng… đều đến đây để thưởng thức bữa ăn nghĩa tình.
Quán tại huyện Bình Chánh là cơ sở thứ 9 được thành lập bởi nhóm từ thiện Nhất Tâm. Các quán ăn của nhóm lập ra có mặt ở nhiều nơi như TP.HCM, Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu và Tiền Giang.
Trước đó, anh Trần Thanh Long (trưởng nhóm từ thiện Nhất Tâm) từng phải lên mạng xã hội livestream vì quán ăn 0 đồng nằm khuất trong góc, ít được chú ý.
Quán ăn 0 đồng tại khu dân cư Trung Sơn (huyện Bình Chánh, TP.HCM) đông khách hơn sau khi được chú ý trên mạng.
Quán cơm ngày càng đông khách
Dù quán chính thức mở cửa lúc 11h nhưng từ 10h30 đã có khách tới chờ ăn. Tuy khách đến sớm, người trong bếp vẫn nhiệt tình phục vụ. Thực khách đến đây không phải xếp hàng đợi cơm, họ chỉ cần ngồi sẵn vào bàn và có phục vụ mang cơm đến tận chỗ.
Chia sẻ với Zing.vn, anh Lữ Văn Tiến (đồng sáng lập nhóm từ thiện Nhất Tâm) cho biết luôn muốn khách đến ăn trong tâm thế thoải mái, không bị mặc cảm vì ăn đồ miễn phí, không phải trả tiền.
“Bà con chỉ cần lấy đũa muỗng và ngồi vào bàn, món ăn sẽ được mang ra. Sau khi ăn xong, mỗi người giúp một tay đưa khay đồ ăn xuống chỗ rửa chén là xong”, ông Tiến nói.
Quán ăn 0 đồng của nhóm từ thiện Nhất Tâm từng đón đủ các thực khách tới ăn, từ học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng đến tài xế xe ôm, công nhân, người buôn bán tự do…
Quán ăn 0 đồng quy tụ nhiều người từ học sinh, sinh viên đến công nhân, người lao động…
Anh Lê Văn Tâm (32 tuổi, tài xế xe công nghệ) cho biết là khách quen của quán. Từ thứ 2 đến thứ 6, hầu như ngày nào anh cũng ghé đây ăn, trừ những lúc chạy xe quá xa không về kịp.
“Quán ăn ngon, mọi người vui vẻ, phục vụ bằng cả tấm lòng, không hề có thái độ không vui hay làm cho có. Những lúc mình muốn ăn thêm, các cô cũng nhiệt tình cho thêm, không hề có thái độ phàn nàn hay không vui”, anh Tâm kể.
Video đang HOT
Theo lời anh Lép – quản lý cơ sở thứ 9 của chuỗi quán ăn 0 đồng, quán ngày càng đông khách, chủ yếu là khách ăn xong, giới thiệu cho người quen và đông đúc như hiện tại.
“Trước kia quán nấu khoảng 250 suất nhưng chỉ cho ra bàn khoảng 50 suất. Hiện tại quán đã đông hơn, những ngày chay như Rằm, mùng 1 Âm lịch có thể bán được 400 phần. Nhóm rất vui vì được nhiều người biết đến”.
Anh Lép nói thêm, có những thực khách sau thời gian đến quán ăn, họ trở thành người quen rồi tham gia nhóm từ thiện, mỗi ngày dành chút thời gian đến quán và cùng nhau lan toả lòng tốt.
“Của cho không bằng cách cho”
Chia sẻ với Zing.vn, ông Lữ Văn Tiến nói tôn chỉ hoạt động của nhà ăn 0 đồng nói riêng và nhóm từ thiện nói chung là “của cho không bằng cách cho”.
Nhà ăn luôn chuẩn bị mọi thứ tươi ngon phục vụ bà con cô bác, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn hay ông này bà nọ.
“Chỉ cần đến đây, ai cũng được phục vụ như nhau, được các thành viên dùng cái tình mà đối đãi”, ông Tiến nói.
Theo lời ông Tiến, thực đơn tại quán thay đổi theo ngày nhưng vẫn đảm bảo có đủ một món mặn, một món xào, một phần canh và món ăn tráng miệng.
Thực đơn thay đổi theo ngày nhưng vẫn đảm bảo đủ 3 món chính và một món tráng miệng.
Khi được hỏi về kinh phí duy trì quán ăn, ông Tiến cho biết phần lớn các thành viên đều tự bỏ tiền túi ra.
“Chúng tôi không nhận tiền từ người ngoài. Nếu người khác muốn ủng hộ, nhóm chỉ nhận vài chai nước tương, rau củ quả, tuyệt đối không muốn nhận tiền, dễ gây ra nhầm lẫn”, ông Tiến khẳng định.
Cũng theo lời trưởng nhóm từ thiện Nhất Tâm, số tiền bỏ ra không quá lớn, ông chỉ sợ không có nguồn nhân lực, may mắn những người phục vụ đều đồng ý không lấy tiền làm công.
Ông Tiến cũng cho biết nhóm từ thiện Nhất Tâm chuẩn bị mở quán ăn ở Bến Tre và hy vọng trong tương lai sẽ mở nhiều nhà ăn từ thiện nữa.
Mặt bằng quán cơm 0 đồng tại cơ sở này cũng được thuê với mức giá… 0 đồng/tháng. Người cho thuê là ông Nguyễn Thanh Hải (44 tuổi, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Chia sẻ với Zing.vn, ông cho biết với tấm lòng muốn làm từ thiện, ông đã chủ động gọi đại diện nhóm từ thiện đến và cho mở quán ăn miễn phí.
“Trước đó, mặt bằng này tôi cho thuê 17 triệu đồng/tháng. Chủ cũ vừa trả nên tôi gọi anh Tiến đến và cùng nhau làm từ thiện. Mình cũng đủ sống rồi, được làm việc giúp đỡ bà con cô bác cũng thấy vui và hạnh phúc”, ông Hải nói.
Ông Lữ Văn Tiến cho biết các thành viên luôn tạo không khí vui vẻ với khách đến ăn.
“Tôi là chủ quán ăn đã nghỉ hưu. Sau khi đọc thông tin mạng, tôi đến đây phục vụ bà con với mục đích từ thiện”, bà Thuý nói, một thành viên mới tham gia phục vụ, kể mình có mặt ở đây từ 8h sáng để chuẩn bị mọi thứ, từ nhặt rau, sắp xếp bàn ghế, chén dĩa… với mong muốn kịp phục vụ bà con đúng giờ trưa.
Bà Thuý nói rất hài lòng khi chứng kiến cách hoạt động của nhà ăn từ khâu chuẩn bị đồ ăn đến cách đối đãi với khách hàng.
“Đây là ngày đầu tôi đến đây làm từ thiện, nguyên vật liệu đều là đồ mới, tôi rất vui khi mọi người làm từ thiện nhưng làm bằng cái tâm của mình, không phải làm cho có”.
Theo Zing
Cơm chay 0 đồng cho người nghèo khai trương, lên mạng mời gọi vì sợ ế
Thời gian đầu khi mới mở quán, nhà ăn nấu tới 250 phần thế nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa.
Quán cơm chay 0 đồng lên mạng mời gọi mọi người vì "sợ ế"
Những ngày đầu mới khai trương quán ăn 0 đồng trên đường số 10, Khu dân cư Trung Sơn, huyện Bình Chánh, TP.HCM, anh Trần Thanh Long, Trưởng nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm đã phải lên Facebook kêu gọi mọi người tới ăn vì "ế".
Bài chia sẻ kêu gọi mọi người tới nhà ăn vì "ế" (Ảnh chụp màn hình)
Chia sẻ về lý do phải làm như vậy, anh Long cho biết nhà ăn nằm ở vị trí khá khuất, do vậy nhiều người không biết tới để đến ăn. Thời gian đầu khi mới mở quán, nhà ăn nấu tới 250 phần thế nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 50 người đến dùng bữa.
Quán cơm thiện nguyện 0 đồng được mở để phục vụ mọi người (Ảnh: Vũ Phượng)
Lúc ấy, các thành viên của nhóm thiện nguyện phải chia nhau ra đứng tận ngoài đầu đường, mời từng người vào ăn. Được biết trước khi mở chi nhánh số 9 này, nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm đã mở được 8 chi nhánh, hoạt động được 2 năm trải khắp tại TP.HCM, Tiền Giang, Bà Rịa -Vũng Tàu và Đà Lạt.
Kể về nhóm của mình, anh Long cho biết nhóm hoạt động đều từ đóng góp của mọi người, đi làm thiện nguyện, phát cơm bệnh viện hay đi xây nhà tình thương. Số lượng thành viên của nhóm nhiều tới nỗi không đếm được, mỗi người cùng nhau góp một tay để cùng đi làm việc thiện. "Hôm nay người này ủng hộ nước rửa chén, thì người khác ủng hộ dầu ăn, người góp công sức. Điểm chung của tất cả những người trong nhà ăn Nhất Tâm là đều ăn chay trường. Tâm thanh tịnh thì mới gieo được duyên lành" - anh Long chia sẻ thêm.
Những món được phục vụ tại nhà ăn là các món chay (Ảnh: Vũ Phượng)
Là người đồng sáng lập chuỗi nhà ăn Nhất Tâm, anh Lữ Văn Tiến chia sẻ rằng quán ăn được mở vào buổi trưa từ thứ hai tới thứ sáu, và đặc biệt chỉ phục vụ cơm chay để nâng cao sức khỏe. Với quan niệm "của cho chẳng bằng cách cho", những người tới dùng cơm tại nhà hàng sẽ đều được phục vụ với thái độ thân thiện. Các thành viên của nhóm thiện nguyện đều trò chuyện thân tình, gần gũi với khách, dành cho nhau những lời hỏi thăm như những người trong nhà để xóa nhòa khoảng cách xã hội. Những bữa cơm trưa cũng vì thế mà ấm cúng hơn nhiều.
Nói thêm về mục đích ra đời của chuỗi nhà hàng cơm chay, anh Tiến cho hay: "Chuỗi nhà ăn được mở để tạo nên hồi chuông mang tính lan tỏa cộng đồng, để mọi người đùm bọc, thương yêu, chia sẻ với nhau".
Mặt bằng 17 triệu/tháng được tặng lại để làm việc thiện
Trong số 9 chi nhánh đã mở, có một số nơi mặt bằng được các thành viên trong nhóm trả tiền để thuê, trong khi số khác lại được mọi người tình nguyện tặng để làm việc thiện. Chi nhánh mới nhất được mở cũng là một trong những mặt bằng được ông Nguyễn Thanh Hải "tặng" cho nhóm để mở nhà ăn phục vụ mọi người.
Trước đó, khu vực này được ông Hải cho thuê với giá 17 triệu đồng mỗi tháng, tuy nhiên giờ trở thành nhà ăn 0 đồng. Chia sẻ về quyết định này, ông Hải nói với khuôn mặt ánh lên sự hạnh phúc: "Đây là nguyện vọng lâu nay của tôi. Hôm nay nhìn mọi người tới ăn cơm trưa, tôi thấy vui và hạnh phúc, rất sướng".
Giọt nước mắt của người đàn ông vì được ngồi ăn trong nhà ăn khang trang với khay cơm còn nóng hổi (Ảnh: Thanh Niên)
Với nhiều người, nhà ăn được mở khiến họ cảm thấy như bớt được một phần nỗi lo cơm áo sau những ngày lao động. Ông Nguyễn Văn Duyên như mọi ngày nhấc từng bước chân nặng nhọc về phía nhà ăn, Nhận được khay cơm chay nóng hổi, ông vội ăn vì từ sáng chẳng có gì bỏ bụng rồi tấm tắc khen: "Cơm ngon quá!"
Được biết ông Duyên từng bị tai biến, nên giờ tay và chân trái ông đều yếu hơn, trong khi bên còn lại cũng bị run mỗi khi cầm nắm. Nói về niềm hạnh phúc khi được ngồi ăn trong quán cơm khang trang, sạch sẽ với những món ăn ấm nóng, ông bật khóc: "Từ nhỏ đến lớn tôi không có cha mẹ, tối ngủ ngoài đường. Tới bữa ai cho gì ăn đó, không thì mua 5 ngàn cơm rồi rắc muối tiêu vào ăn. Nay mới được ngồi trong quán và ăn một đĩa cơm chay đàng hoàng".
Quán cơm giúp nhiều người lao động tiết kiệm được 1 phần chi phí trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày (Ảnh: Thanh Niên)
Với ông Trần Văn Thanh (51 tuổi, bán vé số), người ngày nào cũng tốn khoảng 50.000 đồng mỗi buổi trưa cho tiền cơm và tiền nước thì được biết đến quán ăn là một điều vô cùng vui mừng. "Trước ngày nào cũng tốn nhiều tiền ăn nên đi bán cả ngày mà chẳng dư dả được bao nhiêu. Giờ sẵn dịp có quán từ thiện đỡ tốn tiền đặng mình lo tiền nhà này kia nữa. Nhờ quán giúp anh em bán vé số tụi tui nên mừng quá".
Được biết sau lời kêu gọi trên Facebook, số lượng khách tới với nhà ăn đã đông hơn. Tuy nhiên, anh Long trưởng nhóm Thiện nguyện Nhất Tâm vẫn mong sẽ có nhiều người hơn nữa biết tới nhà ăn, để nhóm có cơ hội được phục vụ cơm chay 0 đồng cho tất cả mọi đối tượng.
Nguồn: Thanh niên
Theo Yan
Nghi có người chiếm địa bàn, tài xế xe ôm truyền thống đánh ông cụ 80 tuổi bị tai biến trọng thương Người đàn ông mặc áo phao, đội nón bảo hiểm đã đánh bị thương ông cụ hơn mình nhiều tuổi vì nghi bị giành khách. Sáng nay (12/11) trên mạng xã hội xuất hiện hình ảnh cụ ông khoảng 80 tuổi chạy xe ôm bị thương, kèm theo nội dung được chia sẻ từ một tài khoản: "Sáng sớm ngày ra nhà bao...