Quan chức xin ấn cũng phải xếp hàng như dân
Năm 2012, quan chức xin ấn đền Trần Nam Định cũng sẽ phải xếp hàng như người dân và chỉ được nhận ấn từ 7h sáng 15 tháng Giêng.
Chiều 17/1, theo TTXVN, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Nam Định Cao Thị Tính cho biết, năm 2012 thành phố Nam Định sẽ đứng ra chỉ đạo để đảm bảo lễ hội đền Trần diễn ra an toàn, việc phát ấn được thực hiện như truyền thống. Số tiền thu được từ việc phát ấn sẽ được quản lý theo đúng quy chế, được công khai và nộp về kho bạc Nhà nước.
Tránh tình trạng đầu cơ, buôn bán ấn, Ban quản lý đền Trần giao trách nhiệm cho Tổ từ đền chỉ phát cho mỗi du khách 1-2 lá ấn. UBND tỉnh có công văn yêu cầu công an tỉnh tăng cường lực lượng, kiên quyết xử lý các hành vi mua bán ấn giả.
Không chịu nổi cảnh len lấn đến ngất xỉu, phụ nữ này đã phải ngoi lên và được đưa ra khỏi đám đông. Ảnh: Tiến Dũng.
TTXVN dẫn lời bà Tính, thay vì làm bằng vải như các năm trước, lá ấn năm nay sẽ thống nhất một loại bằng giấy theo đúng tập tục xưa, cũng như đa số ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa tại cuộc hội thảo được Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức mới đây.
“Năm 2012, các quan chức cũng phải xếp hàng như người dân và sẽ chỉ được nhận ấn bắt đầu từ 7h sáng 15 tháng Giêng”, bà Phó chủ tịch TP Nam Định nói.
Theo Đề án tổ chức Lễ hội đền Trần năm 2012 được Bộ VHTT&DL và UBND tỉnh Nam Định thông qua, đêm 14 tháng Giêng Nhâm Thìn, nhà đền sẽ chỉ đóng 11 lá ấn dâng tại các đền, chùa trên địa bàn phường Lộc Vượng.
7h sáng 15 đến hết tháng Giêng, Ban tổ chức sẽ phát ấn rộng rãi cho nhân dân và du khách thập phương tại ba nhà Giải Vũ, phía trước nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một số điểm tại khu vực vườn cây hai bên hồ nước phía trước đền. Nhà đền không ấn định số lượng ấn phát ra nhưng sẽ đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu của du khách.
Cả nghìn người dân phải chen lấn, giẫm đạp chỉ để lấy được lá ấn giúp thăng quan tiến chức. Ảnh: Tiến Dũng.
Trước đó, 23h đêm 16/2/2011, tại đền Trần (Nam Định), trong khi các cụ cao niên làm lễ tế, hàng nghìn người từ khắp nơi chen lấn, xô đẩy với hy vọng lấy được lá ấn để sự nghiệp được thăng tiến. Một số phụ nữ ngất xỉu phải cấp cứu tại chỗ, ngay từ vòng ngoài. Bên trong đền, cả nghìn người dân phải chen lấn, giẫm đạp đến toát mồ hôi giữa cái lạnh 10 độ C chỉ để có được chiếc ấn.
Video đang HOT
Dù Ban tổ chức cho biết, ấn được phát miễn phí, nhưng hầu hết người dân muốn xin một chiếc ấn đều “ra lộc” 20.000-50.000 đồng. Điều này khiến tình trạng buôn bán ấn diễn ra công khai. Để không phải chen lấn mà vẫn có được ấn vua, nhiều người dân đã phải bỏ ra 100.000 đồng.
Trong khi các nhà nghiên cứu khảo cổ và Hán Nôm cho rằng cần chấm dứt lễ khai và phát ấn đền Trần thì các nhà nghiên cứu địa phương lại nêu ý kiến cần tổ chức lễ hội hàng năm, việc chen lấn, xô đẩy là không tránh khỏi.
Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh kết luận, các nghiên cứu lịch sử cho thấy việc khai ấn tại đền Trần là có, nhưng việc tổ chức in ấn và phát ấn như hiện nay thì chưa tài liệu lịch sử nào ghi chép. Do đó, lễ khai ấn đền Trần phải được tổ chức đúng theo các nghi thức truyền thống, không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng Giêng.
Theo VNExpress
Xót xa bé gái học giỏi xin ăn, ngủ nhờ từng đêm
Xưa mẹ lừa đưa 2 anh em đi mua kẹo rồi bỏ rơi giữa đường, mới đây người mẹ thứ 2 cũng bỏ đi biền biệt, trong túp lều lụp xụp ở rốn lũ, nước mắt em trào ra kể về 1 năm ròng lang thang ăn nhờ ở đậu.
"Mọi người cứ bỏ rơi con"
Tôi trở lại rốn lũ Hương Khê (Hà Tĩnh) cùng Quỹ từ thiện VNIF và hội cổ động viên bóng đá Đức vào một ngày cuối tháng 10. Trong cái nắng hanh hao của tiết trời cuối thu, đầu đông, dư âm của trận lũ thứ 2 vẫn còn khắp thôn xóm.
Anh Trần Văn Đại, chủ tịch hội nông dân xã Hương Giang, sau khi đưa tôi đi thăm 3 hoàn cảnh khó khăn ở vùng lũ thì đăm chiêu: "Còn một hoàn cảnh nữa, đau lòng lắm và đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm".
Thế rồi, anh đưa tôi cùng bạn bè đến trước một ngôi nhà nhỏ. Gọi là nhà nhưng thực ra đó là một túp lều được ghép gỗ lưa thưa, lợp mái tranh, không có cửa, bên hiên là một chiếc xe đạp hỏng nằm chỏng chơ.
Ngôi nhà lụp xụp nơi Huyền từng sống
Thấy có người lạ, một cô bé có gương mặt tròn xoe chạy vào. Em là Nguyễn Thị Hiền, hiện học lớp 4B trường Tiểu học Hương Giang 1.
&'Từ một năm nay cháu không dám ngủ một mình trong nhà, mà bà con thì không còn ai nữa, cho nên cháu nó cứ đi ăn nhờ, ngủ nhờ hết nhà này sang nhà khác trong xóm" - chị Xuân, người hiện cho bé ăn ở nhờ, nói.
Anh Đại cho biết: mẹ của Huyền không chồng nhưng sinh ra một cậu con trai, khoảng 3 năm sau, người phụ nữ này lại sinh thêm một bé gái là em. Bà con làng xóm cũng mừng là giờ đây chị sẽ yên lòng với 2 đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, 1 năm sau ngày ra đời, bé Huyền và anh trai là Nguyễn Anh Tú trở thành đứa trẻ mồ côi khi người mẹ ra đi.
Nước mắt em rơi khi người lớn kể về chuyện hai người mẹ lần lượt bỏ con nhỏ mà đi biệt tăm.
Hôm đó, người mẹ dắt 2 đứa con, anh 4 tuổi, em 1 tuổi đi qua xã Hương Thủy (xã kế bên Hương Giang), nói đi mua kẹo rồi để 2 đứa nhỏ bơ vơ giữa đường mà đi. Đến chiều, một người quen đi qua thấy cả hai đang mếu máo, hỏi thăm rồi đưa về nhà.
Thương cháu, dì ruột và cũng là một phụ nữ không chồng mang Hiền và Tú về nuôi. Họ sống với nhau trong căn nhà nhỏ, cơm cháo có nhau, cho đến năm ngoái, người mẹ thứ 2 lại lặng lẽ ra đi, để lại hai đứa trẻ bơ vơ không gạo, không tiền, không tương lai, không một lá thư hay điện thoại hỏi thăm, và cũng không có chế độ nghèo để hưởng 120.000 đồng tiền chính sách như một số hộ gia đình khác.
Bé Hiền và các bạn cùng xóm, cùng trường
"Con không muốn xa anh"
Từ ngày người mẹ thứ 2 bỏ đi, tiền ăn còn không có, nói gì đến tiền học, cho nên cậu bé 14 tuổi đã phải nghỉ học để đi làm thêm nuôi em gái. Tuy nhiên, tuổi còn quá nhỏ, chẳng làm được gì nhiều, em đi phụ làm hàn cho một gia đình ở xóm trên, người ta bao ăn, ở và mỗi tháng chỉ được vài chục nghìn, chẳng đủ để mua cơm, gạo cho em.
Thế là không có anh ở nhà, vừa đói vừa sợ, mỗi tối, cô bé đã phải sống khổ sở trong căn nhà mà hai người mẹ đã từng bỏ rơi mình. Em kể: "nhà không có cửa, mà nhiều lỗ hổng nên con sợ, tối nào con cũng khóc".
Sau đó, vì sợ quá, em qua xin ngủ nhờ nhà người khác. Đến đó rồi người ta mới phát hiện ra em thường xuyên ngủ trong tình trạng đói bụng, đó cũng bắt đầu cho chuỗi ngày em cứ xin ăn, ở nhờ từ nhà này sang nhà khác trong xóm, bởi, ở tại rốn lũ Hương Giang này, bản thân mỗi gia đình cũng chẳng khá giả gì, chẳng ai kham nổi cho cô bé trong suốt một thời gian dài.
Anh cán bộ xã bảo: "Cách đây không lâu có người ở Hà Nội về nhận cháu làm con nuôi, nhưng cháu nó không đồng ý".
Tôi hỏi sao con không đi để được sống sung sướng hơn, Huyền im lặng, xung quanh những người hàng xóm lao xao. Rồi nước mắt cô bé lăn tròn trên má, và em nức nở.
Phải một lúc thật lâu, cô bé mới nói trong tiếng nấc: "Nếu đi thì đi cả hai anh em, chứ con không muốn xa anh".
Chọn cuộc sống ở nhờ nhưng được gần gũi anh trai, Hiền vẫn đi học bình thường nhờ sự hỗ trợ của bà con làng xóm, người cho quần, áo, người cho sách vở... Điều đáng khâm phục là trong suốt mấy năm liền, em vẫn đạt học sinh giỏi, cô bé được thi học sinh giỏi môn Toán và Tiếng Việt ở huyện.
Ngôi nhà chị Phạm Thị Xuân, nơi Hiền đang được ăn, ở nhờ.
Trong những đợt lũ vừa qua tại miền Trung, không có người thân nào để nương tựa nhưng cô bé đã được hàng xóm là chị Phạm Thị Xuân nhanh chóng đưa đi tránh lũ cùng gia đình. Từ trận lũ lịch sử đợt 1 (đầu tháng 10) đến nay, cô bé đang ở nhà chị Xuân, ngay trước lối đi vào túp lều của em. Đó cũng là một ngôi nhà nghèo, số tiền 500.000 đồng mà hội cổ động viên bóng đá Đức trao cho em được gửi lại chị Xuân để giúp em ăn uống trong một khoảng thời gian ngắn.
Nao lòng trước thân phận mong manh và bất hạn. Đại diện hội cổ động viên bóng đá Đức trao quà cho bé Hiền.
Trong suốt thời gian còn lại, nước mắt Huyền cứ rơi, có lẽ vì chúng tôi đã khơi lại sự tổn thương mà trong nhiều năm qua em chịu đựng. Kể cả khi những người bạn nhỏ của em đứng bên cạnh, khen em ngon, học giỏi và nói đùa, trên gương mặt bầu bĩnh thăm thẳm nỗi đơn côi đến nao lòng, xót xa...
Độc giả có tấm lòng hảo tâm muốn hỗ trợ cho cuộc sống của em Nguyễn Thị Hiền liên hệ theo anh Trần Văn Đại xóm 13, xã Hương Giang, huyện Hương Thủy, tỉnh Hà Tĩnh, số điện thoại: 0972 139 313.
Hoặc có thể hỗ trợ qua Quỹ từ thiện của Zing: Quỹ cộng đồng người sử dụng Internet Việt Nam, số tài khoản: 81162829, ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - Chi nhánh Kỳ Hòa, địa chỉ 109, đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP HCM, vui lòng ghi rõ thông tin: hỗ trợ em Nguyễn Thị Hiền lúc chuyển khoản.
Thủy Nguyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Định mức" của... trẻ ăn xin Những đứa trẻ cỡ 5-7 tuổi ngày ngày đi xin theo một lộ trình đã được vạch sẵn, với một mức thu đã được định sẵn... Cứ tầm 10 giờ sáng trở đi, TP Quy Nhơn (Bình Định) lại xuất hiện nhiều nhóm trẻ, mỗi nhóm 2-5 em, xuất hiện tại các quán ăn, khu vực đông người để ăn xin. Anh em...