Quan chức WHO cảnh báo dịch bệnh tiếp tục lây lan
Quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 25/1 cảnh báo nguy cơ COVID-19 tiếp tục lây lan ngay cả sau khi thế giới triển khai tiêm chủng quy mô lớn trong tương lai gần.
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Toronto, Canada, ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, Tiến sĩ Michael Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp Y tế của WHO nêu rõ: “Trong tương lai gần, sự bao phủ của vaccine sẽ không đạt đến mức ngăn chặn được sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy, chúng ta có thể sẽ tiếp tục bị lây nhiễm”. Theo ông, các nước có lẽ không nên trông chờ loại bỏ được virus SARS-CoV-2 trong năm 2021. Ông lưu ý rằng trong lịch sử loài người đến nay mới chỉ “xóa sổ” được một bệnh dịch là bệnh đậu mùa.
Tiến sĩ Michael Ryan cho rằng thế giới không nên bắt đầu ấn định loại bỏ hoặc tiêu diệt virus SARS-CoV-2 là tiêu chuẩn cho sự thành công. Ông khẳng định: “Đó không phải là tiêu chuẩn thành công. Tiêu chuẩn thành công là giảm khả năng virus này khiến con người tử vong, nhập viện, hủy hoại đời sống kinh tế và xã hội của chúng ta”.
Ông Ryan cũng đề cập kế hoạch tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo, cho biết WHO sẽ phối hợp với Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), chính quyền thành phố Tokyo và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản để tư vấn về quản lý rủi ro trong quá trình tổ chức. Tuy nhiên, IOC và các cơ quan Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về các biện pháp quản lý rủi ro đối với sự kiện này, cũng như quyết định cuối cùng liên quan đến Thế vận hội.
Video đang HOT
Cuối tháng 3/2020, IOC và Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 đã quyết định lùi thời gian tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo sang năm 2021 trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng khắp thế giới. Theo kế hoạch mới, Olympic Tokyo sẽ được tổ chức từ ngày 23/7 đến 8/8, trong khi Paralympic Tokyo sẽ diễn ra từ ngày 24/8 đến 5/9 tới.
Khi được hỏi có ưu tiên tiêm vaccine ngừa bệnh cho các vận động viên hay không, ông Ryan cho biết hiện không có đủ vaccine ngay cả cho những nhóm người có nguy cơ cao nhất. Quan chức WHO nhấn mạnh: “Chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trên quy mô toàn cầu, theo đó các nhân viên y tế tuyến đầu, những người cao tuổi và những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội cần được tiêm vaccine trước tiên”.
WHO: Chưa thể nói biến thể virus ở Nam Phi lây lan nhanh hơn biến thể ở Anh
Tổ chức Y tế Thế giới ngày 5-1 khẳng định hiện chưa có chứng cứ nào cho thấy biến thể virus corona ở Nam Phi lây lan nhanh hơn biến thể virus ở Anh.
Một nhân viên y tế đang tiêm vắc xin COVID-19 cho chị Anita Quidangen tại viện Michener ở Toronto, Canada ngày 14-12-2020. Chị Quidangen là một trong những người đầu tiên được tiêm vắc xin tại Canada - Ảnh: REUTERS
Theo hãng tin Reuters, bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của bộ phận phụ trách dịch bệnh khẩn cấp thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày 5-1 xác nhận thông tin vốn đang gây nhiều lo lắng trong dư luận này.
Đây cũng là câu chuyện đang được lan truyền với rất nhiều tin giả, tin thiếu căn cứ khoa học trên mạng Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội.
Liên quan tới những ý kiến lo ngại về việc các vắc xin COVID-19 có thể không có tác dụng phòng ngừa với các chủng biến thể virus corona mới được tìm thấy ở Nam Phi, nhà nghiên cứu Richard Lessells, một chuyên gia bệnh nhiễm tại viện nghiên cứu UKZN thuộc ĐH KwaZulu-Natal, Nam Phi, nơi đóng vai trò trung tâm trong việc tìm ra biến thể virus corona mới có tên 501Y.V2, cũng đã phủ nhận chuyện này.
Theo hãng tin Reuters, ông Richard Lessells khẳng định biến thể virus ở Nam Phi không thể hoàn toàn loại bỏ được những tác dụng phòng bệnh của các vắc xin khả dụng đã và đang được triển khai.
Ông Richard Lessells cũng nói những bình luận quan ngại về khả năng kháng vắc xin của các biến thể virus corona mới đều đã xuất phát từ những thông tin chia sẻ trên truyền thông, không phải thông tin rút ra từ một dữ liệu nghiên cứu mới.
Các nhà nghiên cứu Nam Phi hiện vẫn đang nghiên cứu về các tác động có thể có từ những đột biến gen trên biến thể virus mới.
Họ cũng nghiên cứu về khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể sau khi đã phơi nhiễm với các chủng virus cũ nếu phơi nhiễm với biến thể virus mới sẽ như thế nào. Các kết quả sơ bộ từ những nghiên cứu này theo ông Richard Lessells có thể có vào cuối tuần này.
Các nhà khoa học đã xác định được hơn 20 đột biến trong biến thể virus mới 501Y.V2, trong đó có nhiều đột biến ở protein gai là phần giúp virus thâm nhập tế bào người.
WHO khuyến cáo nên tiêm hai liều vắc xin COVID-19 trong thời gian 21-28 ngày
Theo hãng tin Reuters, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị mọi người nên tiêm đủ 2 liều vắc xin COVID-19 của Pfizer và BioNTech trong thời gian từ 21-28 ngày để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu nhất.
Theo dữ liệu thống kê của Reuters, tới nay toàn cầu đã có hơn 85 triệu người mắc COVID-19, trong đó khoảng 1,85 triệu người đã chết.
Số ca mắc COVID-19 toàn thế giới vượt mốc 56 triệu Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 18/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 56.111.415 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 1.346.693 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi bệnh là 39.101.709 người. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Washington, D.C., Mỹ, ngày 13/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN Quốc...