Quan chức Việt nào cũng xứng là ‘Công bộc Nhân dân
Để trở thành nhà lãnh đạo đã khó, trở thành một nhà lãnh đạo được dân tin yêu, kính phục lại càng không dễ dàng. Chính vì vậy hầu hết những người đã lên đến cấp thứ trưởng, bộ trưởng đều là những người giỏi giang, năng lực chuyên môn cao, phẩm chất tốt, ít nhất là trong một vài lĩnh vực nào đó.
Chính vì vậy mà sau khi nghiên cứu hết những bài viết khen ngợi, viết về thành công của các vị bộ trưởng ở nước ta hiện nay để lựa chọn những vị ‘công bộc’ ưu tú, người viết bỗng nhận ra một thực tế rất rõ ràng là nếu chúng ta tiến hành trao giải thưởng ‘Công bộc Nhân dân’ thì ai cũng xứng đáng được nhận, bởi tất cả mọi người đều rất xuất sắc, đều là những nhà quản lý tài ba.
Có lẽ nhiều người sẽ không tin và cho rằng kết luận nêu trên chỉ là võ đoán, không thực tế bởi trong công tác quản lý của nước ta hiện nay còn rất nhiều vấn đề bất cập khiến người dân gặp phải không ít bức xúc. Tuy nhiên, những bất cập trong quản lý mà mọi người nhìn thấy chỉ là bề nổi của vấn đề, bản chất của sự việc là lãnh đạo tốt, quản lý giỏi, nhưng đôi khi chỉ do sơ xuất của cấp dưới tại các khâu yếu như đánh máy, dán nhãn, thư ký, nhân viên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân… nên mới dẫn đến những hiểu lầm như vậy.
Nếu bạn đọc không tin, người viết có thể dẫn ra đây hàng loạt các ví dụ mà chắc chắn mọi người đọc xong sẽ phải ồ lên và gật gù, không hề có chuyện nói chơi ở đây.
Này nhé, với những sự việc ầm ĩ, gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian vừa qua như việc sách giáo khoa cho trẻ em in sai cờ Trung Quốc của một số nhà xuất bản, hay dán cờ Trung Quốc vào nho Việt Nam ở siêu thị Big C, rõ ràng là lỗi của họa sĩ và nhân viên dán nhãn. Bởi trong lúc Việt Nam đang giữ thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trước những tuyên bố phi lý của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa và đường lưỡi bò, chả có nhà quản lý nào lại chỉ đạo in nhầm, dán nhầm cờ Trung Quốc cả.
Với những vụ văn bản lỗi gần đây như văn bản của Bộ xây dựng về việc không xây các công trình nhại kiến trúc cổ điển kiểu Pháp – châu Âu, hay văn bản của Bộ Công an quy định cấm đọc báo, xem tivi, cấm các thành viên của gia đình ra khỏi nhà, xử phạt nếu chì chiết lẫn nhau… khiến người dân không biết phải hiểu ra sao, và rất nhiều văn bản khác… thì tất nhiên lỗi phải thuộc về nhân viên đánh máy và thư ký.
Văn bản của Bộ xây dựng có sai sót là do lỗi in ấn chứ không thể là của lãnh đạo
Có một thực tế dễ nhận thấy là các lãnh đạo chỉ cần từ cấp phòng trở lên thôi là đã bận trăm công, nghìn việc, họp hành liên miên làm sao có thể đủ thời gian mà kiểm tra từng câu, từng chữ, soát từng từng lỗi chính tả, vì vậy, tất nhiên việc soát lỗi là việc của nhân viên, của thư ký. Nên trong việc văn bản của các bộ, ngành ban hành chưa đúng chuẩn, đúng chính tả thì cũng không thể trách cứ bộ trưởng được.
Video đang HOT
Tương tự như vậy, trong trường hợp sai số điện thoại ứng cứu nạn nhân trên biển như vụ việc số điện thoại cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II bị đăng tải sai trên trang điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam, dẫn đến việc người dân không thể liên lạc khi có nhu cầu hỗ trợ giúp đỡ, thì còn là lỗi của ai nữa ngoài nhân viên kỹ thuật phụ trách trang điện tử.
Và mới đây nhất, vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong do tiêm vắc xin tại Quảng Trị, lỗi cũng không phải là của các lãnh đạo bệnh viện hay của Bộ Y tế mà là do nhân viên trực tiếp tiêm cho trẻ. Trách nhiệm này đúng là không thể quy cho ai ngoài các cán bộ trực tiếp làm việc với trẻ bởi Bộ trưởng, thứ trưởng ngành y tế hay gần hơn là giám đốc bệnh viện đâu phải là người trực tiếp cầm kim tiêm.
Ngay với cả việc cập nhật tình hình số lượng người được vay vốn, doanh nghiệp được hưởng ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng giải cứu bất động sản mới đây hay những số liệu báo cáo của các bộ ngành nói chung có sai số, nhầm lẫn cũng là do nhân viên thống kế đánh máy làm việc chưa tốt, chưa kiểm tra và báo cáo đầy đủ để lãnh đạo có số liệu chính xác báo cáo lên cấp trên và trả lời báo chí.
Và còn nhiều, rất rất nhiều những ví dụ khác mà người viết có thể nêu ra đây để chứng minh cho mọi người thấy làm lãnh đạo khổ lắm, trăm công nghìn việc đổ lên đầu, trên ép xuống, dưới đẩy lên đã không hết việc lại còn bị hiểu nhầm, bị đổ lỗi nhầm vì những sai sót của nhân viên cấp dưới. Quả thật là trăm dâu đổ đầu tằm, quýt làm cam chịu phê bình, chê trách.
Thế cho nên như đã trình bày ở trên, tất cả các cán bộ lãnh đạo nước ta hoàn toàn xứng đáng nhận danh hiệu ‘Công bộc Nhân dân’ không chỉ bởi năng lực quản lý tốt mà còn bởi họ phải chịu quá nhiều áp lực, thậm chí bị dư luận phê phán, chê trách vì những lỗi mà chẳng phải do họ gây ra.
Theo Phunutoday
Tuyển GV tiếng Anh bản ngữ: Liệu có "tiền nào của nấy?"
Lý do mức lương giáo viên đến từ các Anh, Mỹ, Úc hay nhiều nước châu Âu quá cao nên TPHCM chọn giáo viên người Philippines vào dạy tiếng Anh ở trường phổ thông. Điều này làm nhiều người lo ngại liệu có "tiền nào của nấy?"
Tại sao là GV Philippines?
Trong tháng 11/2012, 100 giáo viên (GV) Philippines sẽ được phân bổ về các trường tiểu học, THCS ở TPHCM phục vụ cho việc dạy học tiếng Anh.Đội ngũ GV này do thành phố tuyển, có sở pháp lý rõ ràng, đã trải qua khảo sát về năng lực chuyên môn và khả năng sư phạm. Toàn bộ tiền thuê GV bản ngữ sẽ do phụ huynh có con tham gia chương trình đóng kinh phí.
Các GV bản ngữ sẽ trực tiếp đứng lớp giảng dạy học sinh (HS) theo phân phối chương trình của Sở GD-ĐT, tham gia các hoạt động chuyên môn ở trường và trên địa bà, dự giờ góp ý và chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp và tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm xây dựng môi trường ngôn ngữ cho HS. Tổng 35 tiết mỗi tháng với mức lương 2.000 USD.
Học sinh tiểu học tại TPHCM trong buổi giao lưu với giáo viên, sinh viên nước ngoài.
Ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho hay trước khi quyết định chọn GV người Philippines, Sở đã khảo sát lương trả cho GV bản ngữ đến từ Úc khoảng 5.000 USD/tháng, người Anh, Mỹ và các nước Châu Âu mức lương cao hơn. Trong khi đó, mức lương của GV người Philippines chỉ 2.000 USD/tháng. Theo tính toán với mức lương này, mỗi HS tham gia chương trình sẽ đóng khoảng 120.000 đồng/tháng.
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TPHCM, Philippines là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có tiếng Anh là một trong 2 ngôn ngữ chính thức. Tiếng Anh tại Philippines được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày và trong các loại văn bản hành chính. Hầu hết các trường phổ thông và đại học ở Philippines giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và học theo giáo trình của Mỹ.
Trong những năm gần đây, Philippines trở thành địa chỉ du học tiếng Anh lớn ở khu vực châu Á. Sinh viên châu Á chọn Philippines để du học bởi lợi thế Philippines có dân số nói tiếng Anh đông, giọng phát âm chuẩn, học phí và chi phí sinh hoạt rẻ hơn nhiều so với các nước châu Âu, Bắc Mỹ.
Ít tiền có đảm bảo chất lượng?
Trước thông tin Sở GD-ĐT TPHCM chọn GV Philippines vào giảng dạy tiếng Anh ở trường phổ thông, các trường và phụ huynh trên địa bàn đã có những phản ứng trái ngược nhau.
Nhiều trường đã có hợp đồng với GV bản ngữ từ các trung tâm cho rằng HS của mình đang được tiếp cận với GV người Anh, Mỹ, Úc có chất giọng và phát âm tiếng Anh chuẩn. Nếu như Sở tuyển GV từ Philippines - dù sao cũng là một nước châu Á - thì chẳng khác yêu cầu trường tự hạ chất lượng dạy học?
"Hiện nay trường đã ký hợp đồng một năm với GV người Mỹ từ trung tâm ngoại ngữ nên phải hết năm nay chúng tôi mới nhận GV phân bổ từ Sở. Có điều trường rất hài lòng về GV bản ngữ hiện tại, nếu không phải thay thì tốt quá", hiệu trưởng một Trường tiểu học ở Q.4 băn khoăn và bày tỏ lo ngại, phụ huynh thích cho học với GV người Mỹ, nếu trường đổi GV biết đâu họ không cho con tham gia mà chọn đi học ở trung tâm.
Tuy nhiên, không ít người đồng tình với việc tuyển GV Philippines. Về vấn đề tiền bạc, nếu chờ thuê GV người Anh, Úc, Mỹ với mức lương "ngất ngưởng" thì rất khó để phụ huynh HS kham nổi chi phí. Như vậy, chỉ một số em gia đình có điều kiện mới có cơ hội theo học. Bên cạnh đó, khả năng tiếng Anh của người Philippines cũng được nhiều người ghi nhận.
Cô Hồ Dương Châu - Tổ trưởng bộ môn Ngoại ngữ trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1) cho biết, thông qua hợp đồng với trung tâm Apollo, trước đây trường từng có GV bản ngữ là người Philippines đến giảng dạy tiếng Anh.
"Về những GV Sở tuyển thì mình chưa thể đánh giá vì chưa có cơ hội tiếp xúc nhưng những GV người Philippines từng dạy ở trường, tôi đánh giá cao khả năng tiếng Anh và chuyên môn sư phạm của họ.
Nhiều phương pháp dạy tiếng Anh của họ rất hay vì tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của họ. Không chỉ có kinh nghiệm về chuyển tải, GV Philippines còn có lợi thế mà GV đến từ các nước châu Âu đôi khi không thể bằng là văn hóa của họ rất gần với mình", cô Châu cho hay.
Đại diện nhiều trường cho rằng, chưa thể đánh giá về GV khi chưa làm việc nên... chờ rồi mới biết. Nhưng các trường tỏ ra ra khá yên tâm vì đội ngũ này đã được khảo sát về chuyên môn và khả năng sư phạm. Hơn nữa, Sở GD-ĐT TPHCM đã chia sẻ, trong quá trình làm việc, nếu trường thấy GV không đủ chuyên môn và không đáp ứng các yêu cầu thì có thể ngưng hợp đồng.
Khi việc thuê GV bản ngữ ở các trường lâu nay vẫn theo kiểu "tự lo", nhiều trường loay hoay lúng túng thì chủ trương tuyển GV nước ngoài tham gia sâu vào việc dạy học tiếng Anh ở trường là cần thiết.
Nhưng phải chăng cần linh động trong việc phân bổ GV. Nếu các trường đã có thể thuê GV đến từ Mỹ, Anh hay Úc, liệu có cần thiết phải đổi GV người Philippines theo chủ trương? Còn nữa, việc kiểm soát chất lượng giảng dạy của đội ngũ GV bản ngữ cũng cần thật chặt chẽ để không rơi vào cảnh sai rồi mới tìm cách sửa như tình trạng học ngoại ngữ lâu nay chúng ta đang gặp phải.
Hoài Nam
Theo dân trí
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm trường ĐH Nguyễn Huệ Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn cán bộ vừa đến thăm và làm việc với trường ĐH Nguyễn Huệ (Đồng Nai). Sau khi kiểm tra một số đơn vị, Bộ trưởng đã nghe nhà trường báo cáo về truyền thống trường ĐH Nguyễn Huệ, tiền thân là trường sĩ quan lục quân 2. Phát biểu tại buổi...