Quan chức Trung Quốc u mê trong “làn khói trắng”
Nạn cán bộ công chức Nhà nước nghiện ngập đang trở thành vấn đề nhức nhối ở Trung Quốc. Với địa vị của mình, những cán bộ tha hóa này có thể nhận hối lộ bằng ma túy hoặc dễ dàng có được “hàng trắng” nhờ quen biết với các cơ quan thực thi pháp luật.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Đông tiêu hủy lượng lớn heroin
“Đau đớn và đáng ghê tởm”
Ngày 10-5, trang mạng SCMP đăng bài viết có tựa đề “Bê bối khỏa thân và phê ma túy của Chủ tịch thành phố Lâm Tương – báo động tình trạng nghiện trong giới cán bộ”. Bài viết dẫn lời các cựu quan chức cho rằng, trường hợp Cung Vệ Quốc – Chủ tịch thành phố Lâm Tương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị cảnh sát bắt giữ tháng trước là một phần trong bức tranh nghiện ngập và tham nhũng của giới cán bộ nước này.
Lần xuất hiện công khai gần đây nhất của “ngôi sao chính trị đang lên” Cung Vệ Quốc là ngày 7-4. Một tuần sau đó, ông Cung, 43 tuổi, được đưa vào bệnh viện Quảng Châu trong tình trạng bị trầm cảm, tờ Beijing News đưa tin. Chỉ trong vài ngày, cảnh sát đã phát lệnh điều tra với lý do nghi ngờ ông này sử dụng ma túy và ngày 21-4, ông Cung bị cách chức.
Báo Trịnh Châu buổi chiều đưa tin, ông Cung dùng ma túy không phải mới một hai năm. Điều kỳ lạ là, thông tin về việc Chủ tịch thành phố nghiện ma túy đã không được cảnh sát và cán bộ địa phương đả động trước khi ông này chính thức “ngã ngựa”.
Ông Khương Tôn Phú, cựu Phó Chủ tịch thành phố Lâm Tương, đã bày tỏ trên trang mạng cá nhân rằng ông thực sự thấy buồn cho thành phố khi có những cán bộ tha hóa. “Ông Cung là một con nghiện ma túy. Khi cảnh sát đến, ông ta hoàn toàn trần truồng” – vị cựu Phó Chủ tịch viết.
Khoảng 1 năm trước, một bài viết trên hãng tin Tân Hoa xã gọi thực trạng lạm dụng ma túy trong giới công chức là “đau đớn và đáng ghê tởm”. Theo bài báo này, lạm dụng “hàng trắng” thường được liên quan đến các vụ việc tham nhũng, trong đó quan chức có thể nhận ma túy như một khoản hối lộ, hoặc dễ dàng có được chúng nhờ mối quan hệ với cơ quan thực thi pháp luật.
Một số cán bộ tha hóa lại dùng tiền tham ô để thỏa mãn cơn nghiện. Đặc biệt, những quan chức có tiền sử nghiện ma túy và tham nhũng thường vướng vào nhiều mối quan hệ bất chính. Điển hình như trường hợp của ông Cung Vệ Quốc. Năm 2014, một phụ nữ người Tứ Xuyên liên tiếp nhiều ngày đến trước cửa cơ quan chính quyền thành phố Lâm Tương yêu cầu được gặp Cung Vệ Quốc. Một người biết chuyện đã cho hay, cô này là bồ nhí của ông Cung và đang mang thai 6 tháng.
Giám sát lỏng lẻo
Video đang HOT
Các báo cáo chính thức về thực trạng cán bộ công chức Trung Quốc nghiện ngập được công khai từ năm 2008. Vào năm này, một cán bộ ngành thuế không được nêu tên ở huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc đã bị bắt vì lạm dụng ma túy. 1 năm sau, Sài Tứ Thanh – Phó Bí thư thị trấn ở tỉnh Sơn Tây cũng mất chức vì “phê” thuốc.
Đến năm 2011, Dương Hồng Vệ – nguyên Châu trưởng Châu tự trị dân tộc Di Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, bị sa thải vì nhận hơn 10 triệu NDT tiền hối lộ và bị cáo buộc nghiện “ku ka” – một dạng ma túy hỗn hợp thường được thấy ở biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar.
Vụ việc nghiêm trọng liên quan tới nhiều quan chức nghiện gần đây nhất là vào tháng 10-2014, cơ quan chống tham nhũng tỉnh Vân Nam đã công bố 41 cán bộ thuộc Châu tự trị dân tộc Thái Cảnh Pha Đức Hoành bị tước bỏ tư cách đảng viên, đưa đi cai nghiện vì lạm dụng ma túy.
Hãng Tân Hoa xã dẫn lời một cán bộ làm việc tại Trung tâm cai nghiện và phục hồi sức khỏe ở tỉnh An Huy: “Trong các vụ án mà tôi nghiên cứu hồ sơ, không ai trong số cán bộ mắc nghiện bị ép buộc hay bị lừa sử dụng ma túy. Họ đã sử dụng nó một cách tự nguyện và như một thói quen”.
“Số lượng cán bộ chìm đắm trong chất gây nghiện có thể là rất lớn, lớn hơn chúng ta tưởng tượng. Trong tình trạng tiền tài vượt quá nhu cầu của bản thân, một vài quan chức cần tìm đến “chất trắng” để thỏa mãn”, một luật sư nhận định.
Theo các chuyên gia, ngoài áp lực công việc, sự thiếu giám sát là yếu tố chính tạo ra một “quân đoàn” cán bộ Nhà nước mất trí vì nghiện ma túy. Một cựu quan chức ở tỉnh Hồ Nam cho rằng, việc phát hiện cán bộ công chức nghiện ma túy không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, đây là vấn đề rất ít được đề cập, mọi người thường tránh nói đến và thực tế ma túy đã trở thành “món hàng” mà nhiều người lấy nó để hối lộ cán bộ. Việc lạm dụng ma túy càng phổ biến hơn ở cán bộ cấp cơ sở, bởi tình trạng giám sát và nỗ lực dẹp nạn ma túy ở vùng nông thôn Trung Quốc còn rất yếu kém.
Theo_An ninh thủ đô
Những lầm tưởng tai hại về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày đang trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với rất nhiều người. Và có không ít những lầm tưởng về đau dạ dày khiến cho bệnh càng nặng hơn.
Từ rất lâu trong dân gian, đã truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc, những cách để điều trị bệnh đau dạ dày. Hầu hết mọi người đều tin tưởng tuyệt đối vào những phương pháp đó. Tuy nhiên, chính những quan niệm ấy lại là những sai lầm gây hại cho dạ dày của bạn.
Ăn cháo luôn tốt nhất cho bệnh dạ dày
Nhiều người vẫn cho rằng, cháo nhuyễn và mềm dễ tiêu hóa, sẽ có tác dụng làm giảm gánh nặng của dạ dày.
Ăn cháo không phải là tốt nhất cho người đau dạ dày. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, khi ăn cháo, thông thường bạn sẽ ăn rất nhanh, không nhai kỹ, hoặc cháo quá loãng sẽ không có phản xạ nhai, điều đó không kích thích dịch vị tiết ra. Thậm chí, nếu cháo nhiều nước thì sẽ làm loãng dịch vị, làm dạ dày giãn nở nhiều hơn nhưng co bóp ít hơn, chậm hơn, không tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.
Đặc biệt, đối với bạn thích ăn cháo nóng thì càng không tốt vì thực tế, độ nóng của cháo không có lợi cho sự kích thích dạ dày. Vì thế, những người đau dạ dày không nên ăn cháo, nhất là cháo nóng thường xuyên, tốt nhất nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ.
Uống sữa tươi thường xuyên tốt cho dạ dày
Theo tin tức ghi trong cuốn Bệnh dạ dày và cách điều trị của Nhà xuất bản Lao động, rất nhiều người cho rằng, uống nhiều sữa tươi tốt cho dạ dày. Tuy vậy, tác dụng đó chỉ dừng lại ở việc uống bổ sung. Nếu như bạn thường xuyên uống sữa tươi thì lại có tác dụng ngược đối với dạ dày.
Uống sữa thường xuyên không tốt cho dạ dày. Ảnh minh họa.
Uống một ly sữa tươi nóng lúc dạ dày bị căng chướng sẽ giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu này, bởi sữa có thể làm tiêu axit trong dạ dày, giúp tạm thời hình thành một lớp bảo vệ dạ dày, mang lại cảm giác dễ chịu. Nhưng khi uống quá nhiều, tác dụng của lượng axit trong sữa tươi mạnh hơn tác dụng của axit trong dạ dày, vì thế ko có lợi cho dạ dày. Sữa đậu nành là một lựa chọn không tồi cho bạn.
Tưởng gừng cũng chữa dạ dày
Dùng nhiều gừng sẽ khiến bệnh dạ dày càng nặng hơn. Ảnh minh họa.
Trong dan gian, gừng là một phương thuốc dân gian cổ truyền để chữa bệnh về tiêu hóa, vì thế mọi người thường cho rằng gừng cũng có thể chữa bệnh dạ dày. Tuy nhiên, cũng cần biết rằng, gừng chỉ có tính nóng và là thực phẩm có tính kích thích, nếu dùng quá nhiều sẽ gây kích thích axit dạ dày tiết ra làm bệnh dạ dày càng nặng hơn.
Trẻ nhỏ không bị đau dạ dày
Lâu nay, người ta thường nghĩ, bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều trường hợp viêm loét dạ dày xảy ra ở những trẻ nhỏ.
Đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ sẽ không bị đau dạ dày. Ảnh minh họa.
Chia sẻ với báo Gia đình Xã hội, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, cho biết, nhiều người cho rằng bệnh đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở đối tượng trẻ em, chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh tiêu hóa nói chung. Bệnh đau dạ dày phổ biến nhất ở nhóm trẻ trong độ tuổi từ 10-14.
Trước sự gia tăng của căn bệnh này ở trẻ em, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ, không nên ép trẻ ăn bằng được mà cần khuyến khích để tạo cảm giác thèm ăn. Khi thấy trẻ bị đau bụng thường xuyên, cần đưa đến cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Mạc Nhiên
Đời sống pháp luật
Giẫm đạp hoảng loạn vì tưởng nhầm bị khủng bố Vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy ra tại ký túc xá Trường đại học Nairobi (cách thủ đô Nairobi của Kenya 20 km về hướng tây bắc) hôm 12.4 đã khiến ít nhất một sinh viên thiệt mạng và khoảng 150 người khác bị thương, theo Al Jazeera. Người nhà nạn nhân vụ thảm sát kinh hoàng tại đại học Garissa (miền bắc...