Quan chức Trung Quốc lợi dụng công tác nước ngoài mua ngà voi trái phép
Giới chức ngoại giao và quân đội Trung Quốc đã đổ xô mua ngà voi bất hợp pháp trong các chuyến thăm chính thức tới Tanzania, đẩy giá thành lên cao, một nhóm hoạt động môi trường ngày 6/11 cho biết.
Một vụ buôn lậu ngà voi lớn bị bắt giữ tại Trung Quốc.
Ước tính hàng nghìn con voi bị sát hại mỗi năm tại châu Phi để cung cấp cho nhu cầu ngày càng gia tăng tại châu Á về các sản phẩm ngà voi, hầu hết từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi.
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Tanzania vào năm 2013, các thành viên chính phủ và phái đoàn doanh nghiệp của ông đã mua quá nhiều ngà voi tới nỗi giá tăng gấp đôi lên 700 USD/kg, Cơ quan điều tra môi trường (EIA) có trụ sở tại Anh, cho biết trong một báo cáo, dẫn lời những người buôn bán ngà voi tại Dar es Salaam, thành phố lớn nhất của Tanzania.
“Khi khách đến, cả phái đoàn, đó là lúc kinh doanh sôi động”, EIA dẫn lời một người bán hàng có tên là Suleiman, cho hay.
Họ nói rằng người mua đã lợi dụng sự kiểm tra an ninh lỏng lẻo đối với các vị khách ngoại giao nước ngoài để để vận chuyển lậu ngà voi trên máy bay của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Các vụ mua bán tương tự cũng diễn ra trong một chuyến thăm trước đó của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, báo cáo cho hay. Đội ngũ nhân viên sứ quán Trung Quốc cũng được miêu tả là “các khách hàng lớn”.
Một chuyến thăm của tàu hải quân Trung Quốc tới Tanzania hồi năm ngoái sau các cuộc tuần tra chống cướp biển tại Vịnh Aden đã “thúc đẩy buôn bán ngà voi tại thành phố Dar es Salaam”, báo cáo cho hay.
Một công dân Trung Quốc có tên là Yu Bo đã bị bắt trong chuyến thăm của hải quân Trung Quốc khi anh này cố gắng vào cảng Dar es Salaam trên một chiếc xe chở 81 chiếc nhà voi, được giấu dưới các bức chạm khắc bằng gỗ mà ông ta dự định chuyển cho 2 quan chức hải quân của Trung Quốc, theo EIA.
Ông Yu đã bị một tòa án địa phương kết án 20 năm tù giam hồi tháng 3.
Video đang HOT
Tanzania là một đồng minh chủ chốt của Trung Quốc tại Đông Phi và Tổng thống Jakaya Kikwete đã ký kết các thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ USD trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng trước.
Tanzania có khoảng 142.000 con voi khi ông nhậm chức hồi năm 2005. EIA cho hay, đến năm 2015, số voi đã giảm mạnh xuống chỉ còn khoảng 55.000 do nạn săn bắn trái phép.
Việc mua bán ngà voi hoàn toàn bị cấm vào năm 1989 theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) mà cả Trung Quốc và Tanzania đều ký kết.
Trung Quốc thường nói rằng nước này rất chú ý tới việc bảo vệ động vật hoang dã, và trong những năm gần đây đã tiến hành vài vụ bắt giữ những kẻ buôn lậu ngà voi số lượng lớn. Truyền hình cũng chiếu cảnh tiêu hủy ngà voi bị bắt giữ.
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) ước tính khoảng 25.000 con voi châu Phi đã bị săn bắt để lấy ngà vào năm 2011. WWF dự đoán con số đó còn tăng và và số lượng voi còn lại có thể chỉ là 470.000 cá thể.
An Bình
Theo AFP
Vì sao Đức không muốn làm Nga phật lòng?
Giới lãnh đạo Châu Âu đã có những thời gian căng thẳng khi tranh luận về việc nên trừng phạt Nga như nào vì vụ sáp nhập Crimea cũng như tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine mà họ cáo buộc do Moscow gây ra. Tuy nhiên, đối với nhiều người Đức, họ hoàn toàn không muốn làm phật lòng Nga, không muốn "chú gấu Nga" xù lông lên.
Thủ tướng Đức (bên phải) và Tổng thống Nga
Trên bức tường của văn phòng nghị sĩ cánh tả Jan van Aken có một bức ảnh đen trắng được đóng khung rất lớn. Đó là bức ảnh một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đang mạo hiểm đi trên cái tháp nhỏ trên nóc tòa nhà Reichstag để treo một banner có hình chiếc búa và lưỡi liềm với khung cảnh đổ nát của thủ đô Berlin ở đằng sau.
Khi được hỏi tại sao ông lại treo bức ảnh đó ở Quốc hội Đức, ông đã trả lời nghiêm túc rằng, đối với Đức, người Nga là những người giải phóng. Họ đã cứu Berlin và nước Đức khỏi tay phát xít.
Ông Van Aken không bỏ qua sự đóng góp của các nước khác như Anh nhưng ông đánh giá rằng, vai trò của Hồng quân Liên Xô là rất lớn.
Bức tranh trên đã phần nào nói lên được vì sao nhiều người Đức có tình cảm với người Nga và họ không muốn chống lại Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine như các nước phương Tây khác và Mỹ.
Theo lời ông Van Aken đến từ Đảng Die Linke, nhiều thành viên trong đảng vẫn rất biết ơn về những gì Liên Xô đã làm cho đất nước họ.
Những dấu hiệu về cuộc chiến giải phóng nước Đức của Liên Xô vẫn còn ở đó để mọi người đều có thể nhìn thấy. Thậm chí ở tòa nhà Bundestag, những chữ viết, ký hiệu nguệch ngoạc của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vẫn còn nguyên vẹn, không bị ai xóa đi.
Các nghị sĩ Đức đến tòa nhà Bundestag đều có thể nhìn thấy tên của các chiến sĩ với ngày đề là tháng 4 năm 1945 khi họ bước vào Quốc hội.
Cách tòa nhà Bundestag không xa là một tượng đài Xô-viết rất lớn để tưởng niệm những người đã hy sinh khi tiến vào giải phóng Berlin. Rõ ràng, những tình cảm ấm áp, yêu thương của người Đức với Nga vẫn còn nguyên.
Các Thủ tướng tiền nhiệm của Đức đều có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những người Đông Đức trẻ tuổi hơn như bà Angel Merkel đều học tiếng Nga.
Berlin luôn cảm thấy gần gũi với Moscow hơn so với London hay Washington. Tất nhiên, Đức gần Nga hơn nhưng sự gần gũi ở đây còn là trên khía cạnh tình cảm gắn bó.
Hai cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt và Gerhard Schroeder đều chỉ trích việc Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Ngoài những người tiền nhiệm của Thủ tướng Merkel, một loạt doanh nhân quyền lực của Đức cũng đồng loạt thống nhất với nhau về việc Nga quan trọng đối với Đức như thế nào, từ ông chủ của tập đoàn lừng danh Siemens - người thường chụp ảnh với Tổng thống Putin, đến giám đốc điều hành của Adidas và của tập đoàn thép không lồ Thyssen Krupp.
Không chỉ có mối quan hệ tình cảm với Moscow, Berlin còn phụ thuộc rất lớn vào mối quan hệ kinh tế với Nga. Giá trị thương mại song phương giữa hai nước đạt khoảng 76 tỉ euro năm 2013. Ngoài ra, có khoảng 6.000 công ty Đức và hơn 300.000 công việc ở Đức đang phụ thuộc vào các đối tác Nga với tổng đầu tư lên tới 20 tỉ euro.
Đức hiện tại cũng là nhà xuất khẩu sang Nga lớn nhất trong Liên minh Châu Âu (EU). Tập đoàn Volkswagen, BMW, và hãng sản xuất xe tải MAN tất cả đều đang có chi nhánh tại Nga trong khi VW sẵn sàng bơm thêm 1,8 tỉ euro vào thị trường Đông Âu cho đến năm 2018. Tập đoàn Opel - một hãng sản xuất xe của Đức năm ngoái bán tới hơn 80.000 chiếc xe cho thị trường Nga.
Trong lĩnh vực bán lẻ, các cửa hàng Metro của Đức cũng đang khát khao chinh phục thị trường Nga trong năm nay.
Điều đáng nói hơn cả là Đức phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga với khoảng 35% khí đốt cung cấp cho người Đức là từ Nga.
Thủ tướng Đức thận trọng trong chính sách với Nga
Với những lý do trên, người ta có thể hiểu vì sao trong thời gian qua, nữ Thủ tướng quyền lực của Đức - bà Angela Merkel lặng lẽ theo đuổi một tiến trình hòa dịu với Nga bất chấp sức ép từ Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU). Mặc dù trên lời nói, bà Merkel thể hiện một thái độ cứng rắn hơn với Nga khi công khai chỉ trích Moscow đồng thời tuyên bố sẵn sàng tung ra những biện pháp trừng phạt nhằm vào nước này vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tuy nhiên, trong hành động, chính phủ Đức tìm cách né không làm phật lòng Nga. Chính sách này phản ánh chiến lược bảo vệ lợi ích quốc gia và trấn an người dân Đức đang lo ngại về việc "gây thù chuốc oán" với Moscow.
Trong khi tiếp tục cảnh báo Tổng thống Putin, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tiến hành thêm các cuộc đối thoại với điện Kremlin.
Trong những ngày gần đây, giới lãnh đạo Đức liên tục nhấn mạnh đến việc làm dịu căng thẳng với Nga thay vì khiêu khích để vấp phải đòn trả đũa mạnh hơn.
Mới đây nhất, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã lên tiếng khẳng định, không có dấu hiệu nào cho thấy các lực lượng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công xâm lược Ukraine dù Moscow đang triển khai một đội quân hùng hậu ở biên giới hai nước.
"Hiện tại, chúng tôi không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ có nguy cơ trước mắt về một cuộc xâm lược Ukraine từ Nga", ông Steinmeier nói đồng thời kêu gọi Moscow giúp khôi phục lại sự bình yên ở miền đông Ukraine. Khu vực này đang rơi vào tình hình rối loạn, bất ổn.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nhân viên bán hàng Hồng Kông bày cách buôn lậu ngà voi cho khách Các nhân viên bán hàng tại 2 cửa hàng mỹ nghệ có tiếng ở Hồng Kông, Trung Quốc đã bị bí mật ghi âm về việc tư vấn cho các phóng viên ngầm đóng giả thành khách hàng về cách thức buôn lậu ngà voi trái phép qua biên giới, báo chí Anh đưa tin. Một nữ nhân viên bán hàng Hồng Kông...