Quan chức Trung Quốc: Gia nhập WTO giúp thúc đẩy kinh tế phát triển
Đại sứ Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) Sun Zhenyu đánh giá việc Trung Quốc gia nhập WTO đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế đất nước và thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh chóng.
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/9/2020. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức gia nhập WTO vào trở thành thành viên thứ 143 của tổ chức này. Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO, hoạt động thương mại của nước này tiếp tục phát triển nhanh chóng. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Tân hoa xã, ông Sun cho biết các doanh nghiệp Trung Quốc đã trụ vững trước cạnh tranh quốc tế đồng thời khai phá được tiềm năng của chính mình.
Hai thập kỷ trước, có chưa đến 20 công ty Trung Quốc lọt vào bảng xếp hạng Fortune Global 500 (500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới). Tuy nhiên, đến năm 2020, con số này đã tăng lên 133 doanh nghiệp, lần đầu tiên vượt cả Mỹ.
Ông Sun nhấn mạnh Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, điều chỉnh luật và quy định phù hợp với các cam kết, đồng thời xây dựng một hệ thống kinh tế và thương mại đáp ứng đầy đủ các quy định của WTO theo kế hoạch.
Video đang HOT
Mức thuế trung bình tại Trung Quốc đã giảm từ 15,3% năm 2001 xuống 9,8% năm 2010. Đến năm 2020, mức thuế trung bình tiếp tục giảm xuống 7,4%. Ông Pascal Lamy, cựu Tổng giám đốc WTO đã xếp hạng Trung Quốc ở mức A về việc đáp ứng các cam kết của WTO.
Trong nhiệm kỳ của mình, ông Sun Zhenyu đánh giá ảnh hưởng của Trung Quốc tại WTO ngày càng tăng. Ông cho biết Trung Quốc đã tham gia vào tất cả các cuộc đàm phán lớn của WTO sau Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ năm tại Cancun, Mexico, vào năm 2003.
Ông Sun Zhenyu lưu ý Trung Quốc gia nhập WTO vào thời điểm Vòng đàm phán Doha của WTO bắt đầu và Trung Quốc đã hợp tác với hàng chục quốc gia đang phát triển trong nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ cho đến sức khỏe cộng đồng.
Theo ông Sun Zhenyu, chủ nghĩa đơn phương và chống toàn cầu hóa đã có tác động lớn đến hệ thống thương mại đa phương trong những năm gần đây. Ông Sun cho rằng cần tiến hành ngay việc cải tổ WTO khi kinh tế toàn cầu đối mặt với suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ông Sun Zhenyu nhấn mạnh cần coi trọng việc khôi phục hoạt động của Cơ quan Phúc thẩm WTO và nối lại các cuộc đàm phán thương mại của WTO. Ông cũng gợi ý rằng để đối phó với đại dịch, WTO có thể học hỏi kinh nghiệm thành công của các cuộc đàm phán về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và sức khỏe cộng đồng năm 2003.
Nhóm thành viên WTO đạt thỏa thuận 'lịch sử' về thương mại dịch vụ
Ngày 2/12, một nhóm 67 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), đã đạt được một thỏa thuận tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về tạo thuận lợi cho thương mại trong lĩnh vực dịch vụ.
Trụ sở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nước trên, vốn chỉ chiếm hơn 1/3 tổng số thành viên WTO nhưng chiếm tới 90% thương mại dịch vụ toàn cầu, đã ký kết thỏa thuận trên sau 4 năm đàm phán. Tổng Giám đốc WTO, ông Ngozi Okonjo-Iweala đã ca ngợi thỏa thuận này có ý nghĩa "lịch sử", ước tính sẽ làm giảm các chi phí liên quan đến thương mại dịch vụ tới 150 tỷ USD mỗi năm.
Trong một tuyên bố, Mỹ đã ca ngợi thỏa thuận trên, nói rằng điều này sẽ "cải thiện tính minh bạch và công bằng của các quy trình xin phép cung cấp dịch vụ của các chuyên gia và công ty trong nhiều lĩnh vực".
Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai nhấn mạnh sáng kiến này là cuộc đàm phán thành công đầu tiên trong nhiều năm của WTO trong lĩnh vực dịch vụ và cho thấy cách các thành viên WTO có thể thực hiện các bước đi thực tế và hợp lý để giải quyết các vấn đề thương mại được xác định rõ ràng.
Trên trang Twitter, Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis cũng ca ngợi thỏa thuận mang ý nghĩa "đột phá" này, cho rằng sẽ giúp giảm tệ quan liêu trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.
Trong bối cảnh WTO trong một thời gian dài không ký kết được các thỏa thuận thương mại đa phương giữa tất cả 164 thành viên, nhóm các quốc gia với quy mô nhỏ hơn dần chuyển sang các cuộc đàm phán đa phương có chọn lọc.
Mỹ hối thúc Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận đối với thương mại và tuân thủ chính sách thị trường Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) ngày 22/10 cho biết, cơ quan này đã kêu gọi Trung Quốc triển khai các bước đi nhằm thay đổi cách tiếp cận đối với thương mại và tuân thủ những chính sách thị trường như đã cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)....