Quan chức Trung Quốc đặt điều kiện đàm phán
Môt quan chưc ngoai giao TQ ngang ngươc cáo buộc VN cố tình gây ra các cuộc đụng độ trên Biển Đông, đồng thời tuyên bố sẵn sàng đàm phán sau khi VN rút cac tàu về.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công các tàu của Việt Nam gần vùng biển hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981
Yi Xianliang, Phó tổng vụ trưởng Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay tuyên bố Trung Quốc yêu cầu Việt Nam rút tàu khỏi khu vực đặt giàn khoan HD-981. Tuyên bố được đưa ra sau khi Việt Nam khẳng định Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công và đâm vào tàu Việt Nam, khiến môt sô tàu bị hư hỏng nặng và 6 kiêm ngư viên bị thương.
Theo Yi, Trung Quốc sẵn sàng giải quyết vấn đề với Việt Nam thông qua đàm phán nhưng vơi điêu kiên Hà Nội phải cho rút cac tàu về. “Chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này một cách thích hợp. Chúng tôi có khả năng, tự tin và sự khôn ngoan để làm điều đó”, Reuters dẫn lời quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc.
Du đang xâm pham trăng trơn chu quyên cua Viêt Nam, Băc Kinh lai cho rằng hoạt động đặt giàn khoan HD-981 được tiến hành trên khu vực nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và đã “kiềm chế tối đa” trong việc sử dụng vòi rồng để phản ứng lại các cuộc đụng độ mà họ cho là xuất phát từ phía Việt Nam. Quan chưc co tên Yi con biên bach răng cac tau cua Trung Quốc hoat đông ơ vung thuôc quyền chủ quyền của Trung Quốc, bât châp thưc tê ro rang răng vị trí hạ đặt của giàn khoan nay nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Bình luận của Yi được đưa ra không lâu sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trinh Quôc Binh cho rằng “không có xung đột nào xảy ra” kể từ khi giàn khoan dầu khí HD-981 được hạ đặt trên Biển Đông hồi cuối tuần trước. Quan chức này còn tìm cách giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của sự việc bằng cách cho rằng biến cố trên biển vừa rồi chỉ có tính chất cục bộ.
Video đang HOT
Trên thực địa, hiên Trung Quốc triển khai đến 80 tàu xung quanh giàn khoan gây căng thẳng trong khu vực. Thông tin nay đươc ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia Viêt Nam, thông báo. Trong số này có 7 tàu quân sự, 33 tàu hải cảnh, hải giám, ngư chính, nhiều tàu cá và tàu phục vụ.
Trong cac ngay qua, tau Trung Quốc cac loai đa cố tình đâm vào tàu cảnh sát va tau kiêm ngư của Việt Nam, đông thơi dung voi nươc ap lưc cao đê pha hoai tau Viêt Nam đang thưc thi phap luât trên vung biên thuôc chu quyên cua Viêt Nam. Trước động thái này, Phó tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu nhấn mạnh: “Chúng tôi không quan tâm những gì mà Trung Quốc nói. Chúng tôi đang làm nhiệm vụ của mình để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Chúng tôi chỉ điều tàu đến khu vực này theo luật, nhưng Trung Quốc đã đưa tàu hộ vệ tên lửa để hỗ trợ cho các tàu dân sự của họ”.
Ông Thu cung noi thêm răng, trong quá trình ngăn cản Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, các tàu của Việt Nam đã hết sức kiềm chế dù bị tấn công một cách hung hăng. Tuy nhiên, ông tuyên bố nếu tàu Trung Quốc tiếp tục đâm húc, phía Việt Nam sẽ có hành động tự vệ vì “mọi sự kiềm chế đều có giới hạn”.
Theo Xahoi
4 điểm nghiêm trọng khi Trung Quốc đưa giàn khoan ra Biển Đông
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xem là hành động khiêu khích nghiêm trọng nhất của Bắc Kinh đối với những tranh chấp trên Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki tuyên bố quyết định đưa giàn khoan dầu hiện đại HD-981 trị giá 1 tỷ USD vào sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền biển đảo của Việt Nam và chỉ cách đảo Lý Sơn 120 hải lý hôm 1/5 là hành động "mang tính khiêu khích và không giúp ích gì cho công tác duy trì hòa bình cũng như ổn định trong khu vực".
Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan dầu về nước song Bắc Kinh lại cảnh báo Việt Nam không được quấy rối hoạt động của HD-981. Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền với vùng đặc quyền rộng 3 dặm bao quanh giàn khoan dầu.
Giàn khoan dầu HD-981 của Trung Quốc trên Biển Đông
Không những vậy, Trung Quốc còn ngang nhiên khẳng định giàn khoan dầu HD-981 hoạt động trong khu vực hải phận quốc gia và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chuỗi đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1974.
Hành động đó của Trung Quốc hoàn toàn sai so với Công ước Luật Biển 1982. Bởi đây không phải là quốc gia quần đảo, và không có một quy định nào cho phép Trung Quốc quy định đường cơ sở bao quanh quần đảo. Việt Nam luôn xác định Hoàng Sa là quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, luôn tuân thủ quy định về quần đảo theo Công ước Luật Biển 1982. Theo đó, hòn đảo nào có đời sống kinh tế riêng, thích hợp với đời sống con người thì có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa. Còn đối với những đảo nhỏ bé không có đời sống kinh tế riêng, không thích hợp với cuộc sống con người thì chỉ có lãnh hải 12 hải lý.
Nghiêm trọng hơn là việc Trung Quốc đã tự cho ra đời tấm bản đồ "đường chín đoạn" miêu tả một khu vực rộng lớn hình chữ U chiếm gần trọn Biển Đông bất chấp mọi luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng luôn mập mờ trong việc thể hiện tham vọng bá quyền của mình. Chính sự mập mờ này đã khơi mào căng thẳng tại nhiều khu vực trên Biển Đông. Theo tờ The Economist, có 4 lý do thể hiện mức độ cực kỳ nghiêm trọng khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 tới hải phận của Việt Nam.
Thứ nhất, Trung Quốc thường xuyên đưa các tàu cá và tàu tìm kiếm dầu tới vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh tiến hành khoan dầu tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Thứ hai, trong sự việc lần này, Trung Quốc đã điều tới 80 tàu bao gồm cả tàu hải quân để bảo vệ giàn khoan HD-981.
Thứ ba, giàn khoan HD-981 được đặt trên một vùng biển rộng lớn và Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn khi phải một mình đối phó với hành động trái phép từ Bắc Kinh.
Cuối cùng, sự xuất hiện của giàn khoan dầu HD-981 trên Biển Đông được xem là hành động Trung Quốc muốn phản đối chuyến thăm tới 4 nước châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong chuyến thăm này, Tổng thống Obama đã tái khẳng định cam kết hỗ trợ an ninh và duy trì chiến lược "trục châu Á" với các đồng minh trong khu vực.
Thậm chí, tại Nhật Bản, ông Obama còn tuyên bố rằng quần đảo tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo trên biển Hoa Đông - Senkaku/Điếu Ngư, nằm trong hiệp ước an ninh chung giữa hai nước và được Washington bảo vệ. Ngoài ra, Mỹ cũng đã ký một bản hiệp ước an ninh mới có hiệu lực trong 10 năm với đồng minh Philippines ngay trước thời điểm ông Obama đặt chân tới thăm Manila.
Nguồn tin từ phía lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam, các vụ va chạm giữa tàu hộ vệ cho giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã khiến 8 tàu Việt Nam bị hư hỏng và 6 kiểm ngư viên bị thương.
Theo VNN
Bắt giám đốc công ty điều hành phà Sewol Các công tố viên đã bắt người đứng đầu công ty điều hành phà Sewol vào hôm thứ Năm (8/5) trong cuộc điều tra mở rộng về nguyên nhân gây ra thảm họa khiến hơn 300 người chết hoặc mất tích, hãng thông tấn Yonhap đưa tin. Ông Kim Han-sik (giữa) tới Văn phòng Công tố viên Incheon hôm 29/4. (Ảnh: Yonhapnews) Một...