Quan chức thân cận của TT Trump sẽ từ chức để tranh ghế Quốc hội Mỹ?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được cho là đang có dự định từ chức để vận động tranh cử trở thành một Thượng nghị sĩ Mỹ, đại diện cho bang Kansas, vào năm tới.
Tạp chí Time đã dẫn lời ba nguồn tin trong Đảng Cộng hòa rằng ông Pompeo đang xem xét tiếp tục là người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ ít nhất là cho đến mùa xuân năm 2020. Một trong những lý do ông Pompeo có thể từ chức là bởi cuộc điều tra luận tội đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến hình ảnh của ông bị ảnh hưởng xấu, và bản thân quan hệ giữa ông và ông Trump cũng đang có rạn nứt.
Ngoại trưởng Pompeo đang có ý định từ chức?
Theo các nguồn tin trong đảng Cộng hòa, việc từ chức của ông Pompeo sẽ được định đoạt dựa trên khả năng ông có thể rời khỏi chính quyền Trump một cách êm thấm nhất. Tuy nhiên vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy ông Pompeo đã bàn về quyết định này với ông Trump.
Các cố vấn của ông Pompeo phủ nhận ý định từ chức của ông. “Ngoại trưởng Pompeo hiện chỉ tập trung vào việc thực thi mục tiêu do các chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đề ra và hoàn thành nghĩa vụ của mình trước những người đang làm việc trong Bộ Ngoại giao. Bất kỳ ai nói điều ngược lại đều sai lầm”, một nguồn tin thân cận với ông Pompeo nói.
Trước đó, một người cung cấp tin mật cáo buộc ông Trump gây sức ép với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky trong một cuộc gọi diễn ra ngày 25/7 nhằm điều tra nghi vấn tham nhũng của cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden, một trong những đối thủ của ông Trump trong cuộc bầu cử 2020, và con trai Hunter Biden để đổi lấy việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine.
Video đang HOT
Ông Trump đã công bố báo cáo đầy đủ cuộc trao đổi qua điện thoại giữa ông và ông Zelensky và khẳng định ông không làm điều gì sai trái, đồng thời chỉ trích cuộc điều tra luận tội ông là một trò săn phù thủy của đảng Dân chủ để đảo ngược kết quả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ đã triệu tập nhiều cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ để phục vụ quá trình điều tra luận tội ông Trump. Nhiều nguồn tin nói rằng ông Trump đã chỉ trích ông Pompeo không thể bảo vệ ông và kiểm soát các quan chức Bộ Ngoại giao, để họ đưa ra những cáo buộc không có lợi.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Ngoại trưởng Mỹ tố Trung Quốc "nói một đằng, làm một nẻo" ở Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích Trung Quốc liên tục không giữ lời hứa, trong đó có vấn đề Biển Đông, và để ngỏ khả năng Washington sẽ có biện pháp cứng rắn với Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Pompeo phát biểu tại Đại học Rice (Ảnh: (news.rice.edu)
"Những gì chúng ta đang phải đối mặt là thách thức từ chính quyền Trung Quốc khi họ không nhất quán với những gì họ đã hứa", Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu tại Viện chính sách công Baker ở Đại học Rice, Houston ngày 15/11.
Ngoại trưởng Pompeo gần đây liên tục đưa ra những lời chỉ trích nhằm vào Trung Quốc, đồng thời cho biết ông sẽ tiếp tục làm như vậy trong các tuyên bố tiếp theo.
Trong bài phát biểu hôm qua, Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích Trung Quốc nhiều lần không thực hiện các cam kết của nước này hoặc tuân thủ theo các quy chuẩn quốc tế, từ việc triển khai vũ khí tại Biển Đông cho tới các động thái trong thị trường toàn cầu.
"(Chủ tịch Trung Quốc) Tập Cận Bình đã cam kết rằng, ông ấy sẽ không triển khai các hệ thống vũ khí tại Biển Đông, nhưng cuối cùng ông ấy vẫn làm", Ngoại trưởng Pompeo nói, đề cập tới tuyên bố của nhà lãnh đạo Trung Quốc hồi năm 2015 rằng, Bắc Kinh "không có ý định quân sự hóa" Biển Đông.
Trong khi đó, thực tế cho thấy Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông và quân sự hóa trái phép các thực thể này, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế.
Ngoại trưởng Pompeo cũng bày tỏ hy vọng rằng, chính quyền Trung Quốc sẽ giữ đúng cam kết, cho phép Hong Kong được hưởng quyền tự do của đặc khu hành chính này sau khi được trao trả về Bắc Kinh vào năm 1997. Cam kết của Trung Quốc được thực hiện theo nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ".
Ngoại trưởng Pompeo cũng chỉ trích việc Trung Quốc không tuân thủ các luật lệ trong hệ thống thương mại toàn cầu, một vấn đề mà Mỹ đang tìm cách giải quyết trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.
"Họ là nước đã đánh cắp mọi thứ của chúng tôi, lấy đi tài sản trí tuệ, buộc các công ty đầu tư tại Trung Quốc phải chuyển giao công nghệ. Họ cũng cung cấp những khoản vay cho các nước trên toàn thế giới khiến các nước này không thể trả nợ, sau đó dọa tịch thu tài sản để xiết nợ vì mục đích chính trị", ông Pompeo nói, đề cập tới các dự án cơ sở hạ tầng gây tranh cãi của Trung Quốc trong khuôn khổ Vành đai và Con đường tại các nước châu Á, châu Âu và châu Phi.
Theo nhà ngoại giao Mỹ, Bắc Kinh đang đặt ra thách thức rất lớn đối với Washington, xét đến quy mô khổng lồ của Trung Quốc, sự liên kết chặt chẽ của Trung Quốc với nền kinh tế Mỹ và chính quyền Trung Quốc.
Cạnh tranh toàn cầu sẽ phát huy hiệu quả khi các công ty Pháp, Mỹ hoặc Trung Quốc có cơ hội giành chiến thắng trên cơ sở cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, ông Pompeo cho biết mọi chuyện không diễn ra như vậy.
Thay vào đó, theo Ngoại trưởng Pompeo, các công ty nhà nước Trung Quốc được hưởng sự trợ cấp rất lớn từ Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với các công ty tư nhân nước ngoài.
Ngoại trưởng Pompeo cho rằng Mỹ cũng phải chịu một phần trách nhiệm khi không đối phó Trung Quốc sớm hơn và cho phép Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng về kinh tế và chính trị toàn cầu. Ông Pompeo khẳng định Washington sẽ tìm cách đối phó với các thách thức từ Trung Quốc.
"Mỹ vẫn chưa làm đủ. Chúng tôi sẽ hợp tác với Trung Quốc trong những lĩnh vực mà chúng tôi có thể hợp tác, nhưng chúng tôi cũng sẽ đảm bảo rằng Mỹ sẽ giải quyết từng thách thức (từ Trung Quốc) theo cách phù hợp", ông Pompeo nhấn mạnh.
Theo Dân trí
Mỹ khó có cửa chen chân vào 'Bộ tứ Norman' Ukraine và Ba Lan có ý định đưa Mỹ vào 'định dạng Norman' về vấn đề xung đột ở Donbass, nhưng xem ra ý tưởng này khó trở thành hiện thực. Kazakhstan muốn làm trung gian giữa Nga với Ukraine Vừa qua, Tổng thống Kazakhstan Nurultan Nazarbayev đã đề xuất tổ chức cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine,...