Quan chức Singapore nghẹn ngào trước linh cữu ông Lý Quang Diệu
Nhiều quan chức chính phủ xúc động khi vào viếng cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và tỏ lòng thành kính trước linh cữu của người cha lập quốc.
Thi hài “cha đẻ” của đảo quốc sư tử được đặt bên trong biệt thự Sri Temasek ở dinh tổng thống.
Tổng thống Singapore Tony Tan và phu nhân, bà Mary Tan, tới viếng cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu. Thi hài của ông được chuyển tới Sri Temasek để gia đình tiến hành nghi thức riêng. Nghi thức sẽ kết thúc vào tối 24/3.
Bộ trưởng cấp cao Goh Chok Tong và phu nhân (thứ 2 và 3 từ phải sang) tới viếng cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cùng phu nhân tỏ lòng thành kính trước linh cữu ông Lý.
Video đang HOT
Bộ trưởng Phát triển Xã hội và Gia đình Chan Chung Sing (thứ hai từ phải sang) và Bộ trưởng Luật pháp và Giáo dục Indranee Rajah (phải) cũng tới viếng cựu thủ tướng và chia buồn cùng gia đình.
Quốc vương Brunei cùng phu nhân đã nhanh chóng tới Singapore để nói lời vĩnh biệt “người cha lập quốc” của Singapore. Thi thể của ông Lý Quang Diệu sẽ được quàn tại Nhà Quốc hội Singapore từ ngày 25-28/3 để người dân có thể vào viếng từ 10h đến 20h. Tang lễ cấp Quốc gia sẽ được tổ chức vào 12h ngày 29/3 tại Trung tâm Văn hóa, Đại học Quốc gia Singapore với sự tham dự của tổng thống, các bộ trưởng, thành viên Quốc hội, quan chức và người dân Singapore. Thi hài của ông Lý Quang Diệu sẽ được hỏa thiêu tại Đài Hóa thân Mandai cùng ngày.
Trong khi đó, người dân xếp hoa và thiệp chia buồn bên ngoài dinh Istana. Sự ra đi của ông Lý Quang Diệu là nỗi mất mát to lớn đối với người dân Singapore.
Tính tới 17h30 ngày 23/3, người dân Singapore đã viết hơn 11.000 thiệp chia buồn. Họ đặt chúng tại khu tưởng niệm ở dinh Istana.
Theo Tri Thức
Ông Lý Quang Diệu đã tự chọn cách ra đi như thế nào?
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã qua đời lúc 3h18 sáng nay 23/3/2015, hưởng thọ 91 tuổi.
Trước đó, ông Lý Quang Diệu phải nằm viện kể từ ngày 5/2 vừa qua do bị viêm phổi nặng. Từ khi nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị kháng sinh tại khoa chăm sóc đặc biệt.
Chính trị gia "không đi con đường tầm thường"
Vào sinh nhật lần thứ 90 của ông Lý Quang Diệu, tạp chí The Economist của Anh viết - "Sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu dựa nhiều vào sức cuốn hút của cá nhân ông hơn là &'tư tưởng vĩ đại' của ông ấy.
Giống như nhiều người nói, Lý Quang Diệu vừa là người theo chủ nghĩa thực dụng, vừa là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm".
Báo đảng Trung Quốc Quang Minh Nhật báo bình luận, trên thực tế, mọi người không bị thu hút bởi những thể chế, chính sách hay tư tưởng của ông, mà bởi tính cách kiên định, thậm chí có phần nóng nảy của vị lãnh đạo này.
Cố chấp trong nhân sinh quan về cái chết
Theo Quang Minh Nhật báo, căn cứ vào Pháp lệnh chỉ thị điều trị y tế dự định Singapore, nếu bệnh nhân "còn một tia hy vọng" thì không được phép chấm dứt bất kỳ hệ thống hỗ trợ duy trì sinh mạng nào.
Pháp lệnh này đưa ra hạn chế nghiêm ngặt đối với tình trạng sử dụng hệ thống duy trì sinh mạng: Sinh mạng của bệnh nhân có thể kết thúc khi và chỉ khi hệ thống hỗ trợ "chỉ còn đủ khả năng trì hoãn thời gian tử vong".
Ngoài ra, Pháp lệnh này "không phù hợp sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có ý thức tỉnh táo". Hồi tháng 2, báo cáo của Văn phòng Thủ tướng Singapore đã nói rõ tình trạng ông Lý Quang Diệu "ý thức được mọi việc".
Lý Quang Diệu có tầm nhìn rất xa, đồng thời là người cố chấp trong cuộc sống cũng như đối diện với cái chết.
Quang Minh Nhật báo cho hay, sau khi biết tin bản thân mắc bệnh nặng, vị "cường nhân cuối cùng của châu Á" đã lập tức ký Pháp lệnh chỉ thị điều trị y tế dự định nói trên.
Ông Lý giải thích điều này trong cuốn Lý Quang Diệu quan thiên hạ (One Man's View of the World) - "Cách đây không lâu, tôi vừa ký Pháp lệnh chỉ thị điều trị y tế dự định.
Nếu như sinh mạng của tôi chỉ còn có thể dùng ống thở để duy trì và không có khả năng hồi phục, thì tôi ủy quyền cho bác sĩ rút ống thở, giúp tôi có một kết thúc nhẹ nhàng".
"Vạn vật đều có điểm kết. Tôi hy vọng sinh mạng mình kết thúc mà không có đau đớn, chứ không phải nửa tỉnh nửa mê trên giường bệnh, không thể cử động được nữa và chỉ duy trì sự sống nhờ một chiếc ống cắm vào mũi để truyền dịch vào người".
Suốt cuộc đời mình, Lý Quang Diệu đã là một nhà lãnh đạo tin tưởng mạnh mẽ vào quan điểm "trốn tránh là vô dụng". Đối diện với cái chết, ông cũng không muốn "cưỡng cầu" bằng cách để các y bác sĩ sử dụng mọi biện pháp tiêu cực duy trì sự sống cho mình.
Văn phòng Thủ tướng Singapore (PMO) cho biết sẽ tổ chức lễ tang cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cấp nhà nước vào 14 giờ ngày 29/3 tại Trung tâm Văn hóa, Đại học Quốc gia Singapore.
Để tưởng nhớ vị Thủ tướng đầu tiên của mình, cả đất nước Singapore sẽ treo cờ rủ tại tất cả các tòa nhà chính phủ trong suốt thời gian quốc tang, kể từ hôm nay (23/3) và kéo dài đến hết ngày 29/3.
Theo Trí Thức Trẻ
"Ông Lý Quang Diệu từng mơ ước có một đất nước như Việt Nam" TS Doanh bày tỏ, ông Lý Quang Diệu đã nhiệt thành hoan nghênh công cuộc đổi mới, hội nhập của Việt Nam, ủng hộ nước ta gia nhập ASEAN và mong chúng ta phồn thịnh. Luôn ủng hộ Việt Nam Chia sẻ về sự ra đi của cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện...