Quan chức quân sự Mỹ-Trung hội đàm tại Lầu Năm Góc sau vụ J-11 chặn P8
Các quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức hội đàm về quy tắc ứng xử tại Lầu Năm Góc vào ngày 27-28/8.
Theo Reuters, cuộc hội đàm này được lên kế hoạch từ lâu trước khi xảy ra sự cố Washington lên án hành vi chặn “nguy hiểm” của máy quân sự Trung Quốc đối với máy bay tuần tra của Mỹ trên không phận quốc tế tại Biển Đông.
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc đã thực hiện hành vi áp sát máy bay tuần tra Mỹ 10 mét ở Biển Đông hôm 19/8. Hình minh họa.
Dự kiến trong cuộc hội đàm này hai bên cũng sẽ thảo luận về mối quan tâm của Mỹ đối với các hành vi của quân đội Trung Quốc mà Washington xem là sự khiêu khích có thể đưa quan hệ song phương vào một cuộc khủng hoảng lớn nếu xảy ra tính toán sai lầm trong vùng lãnh thổ tranh chấp.
Các tuyên bố bá quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng đang đe dọa trực tiếp tới an ninh và lợi ích quốc gia của các đồng minh Mỹ và dẫn tới các bất đồng giữa hai bên về cách hành xử của nhau trong khu vực.
Do đó, cuộc hội đàm lần này được tổ chức để hai bên có thể thảo luận về các tiêu chuẩn đa phương đối với các hành vi trên không và các hoạt động hàng hải.
Video đang HOT
Chuẩn Đô đốc James Foggo, Trợ lý Phó Chánh hoạt động Hải quân Mỹ, là một trong những quan chức quân đội Mỹ tham gia cuộc thảo luận lần này. Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ cử các quan chức nào tới Lầu Năm Góc.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đòi Mỹ chấm dứt hoạt động do thám
Quân đội Trung Quốc ngày 28/8 đã yêu cầu Mỹ chấm dứt do thám trên biển và trên không gần biên giới nước này, với lý do hành động đó làm tổn hại quan hệ giữa các cường quốc Thái Bình Dương có thể dẫn tới "các rủi ro không mong muốn".
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Hu Quân.
Mỹ nên "thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm giảm bớt và tiến tới chấm dứt hoàn toàn các hoạt động do thám cự ly gần đối với Trung Quốc", người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc Dương Hu Quân cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua.
Các bình luận của ông Dương diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington tranh cãi về một vụ việc hồi tuần trước trên vùng trời cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 220 km.
Washington cáo buộc một máy bay chiến đấu Trung Quốc bay gần nguy hiểm một máy bay quân sự Mỹ, trong khi Bắc Kinh nói rằng các thông tin này "hoàn toàn không có cơ sở".
"Địa điểm xảy ra vụ việc cách đảo Hải Nam 220 km, chứ không phải cách Hawaii 220 km và càng không phải cách Florida 220 km. Vì vậy, sai đúng trong trường hợp này đã rõ", ông Dương nói.
Vụ chạm trán đã gây ra những so sánh với một vụ việc hồi tháng 4/2001, khi một máy bay chiến đấu của Trung Quốc va chạm với một máy bay do thám EP-3 của hải quân Mỹ trên vùng trời cách Hải Nam khoảng 110 km.
Khi đó, một phi công Trung Quốc đã thiệt mạng và máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống Hải Nam, nơi Trung Quốc bắt giữ phi hành đoàn gồm 24 thành viên trong hơn 1 tuần cho tới khi Bắc Kinh và Washington đi đến một thỏa thuận nhằm trả tự do cho họ.
Ông Dương cho hay các tàu và máy bay Mỹ từ lâu đã tham gia vào "các hoạt động do thám thường xuyên, ở cự ly gần và trên diện rộng đối với Trung Quốc".
"Các sứ mệnh như vậy không chỉ làm tổn hại tới các lợi ích an ninh của Trung Quốc, mà còn tổn hại niềm tin chiến lược và quan hệ song phương. Chúng cũng có thể dẫn tới các vụ việc không mong muốn", phát ngôn viên nói.
Trung Quốc dọa tiến hành do thám gần lãnh thổ Mỹ
Liên quan tới một cuộc gặp giữa giới chức quân đội hai nước đang diễn ra tại Washington, ông Dương không tiết lộ các thông tin chi tiết.
Trong khi đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm 25/8 đã cảnh báo rằng Bắc Kinh xem các chuyến bay do thám của Mỹ là một "hành động thù địch".
Hôm qua, Thời báo Hoàn cầu tuyên bố nếu Mỹ không chấm dứt các chuyến bay như vậy, Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động tương tự gần lãnh thổ Mỹ.
Một "phương án như vậy ngày càng trở nên có thể xảy ra khi các công nghệ quân sự của Trung Quốc đang phát triển", tờ báo cho biết trong một bài xã luận.
Khi bị chất vấn về một khả năng như vậy, ông Dương đưa ra một câu trả lời không rõ ràng.
"Đối với các sứ mệnh mà máy bay và tàu của quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành trong tương lai, điều đó sẽ được quyết định dưa trên các yêu tố khác nhau", ông Dương nói.
Trung Quốc thiếu các căn cứ quân sự ở Tây Bán Cầu mà Washington có tại châu Á-Thái Bình Dương, như tại Hawaii, Guam, Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến bất kỳ hoạt động do thám nào như vậy của Bắc Kinh nhằm vào Mỹ trở nên rất khó khăn.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Đài Loan "xua" máy bay Trung Quốc: Bắc Kinh phủ nhận xâm phạm không phận Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc của Đài Loan rằng 2 máy bay quân sự nước này đã vi phạm không phận Đài Loan 4 lần. Đài Loan đã phải triển khai chiến đấu cơ "xua" máy bay Trung Quốc. Đài Loan hôm thứ hai vừa qua đã phái chiến đấu cơ ngăn chặn 2 máy bay quân sự Trung Quốc, được...