Quan chức quân đội Mỹ: Sẽ tiến hành bay hàng ngày qua ADIZ của Trung Quốc
Những tuyên bố và hành động gần đây của giới chức và quân đội Mỹ cho thấy các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ sẽ diễn ra dày hơn, dồn dập hơn ở khu vực mà Bắc Kinh đang cố gắng muốn kiểm soát.
Trả lời phỏng vấn trên báo Bloomberg ngày 30/11/2013 một quan chức của quân đội Mỹ (giấu tên) cho biết quân đội Hoa Kỳ sẽ tiến hành các chuyến bay hàng ngày qua khu vực được Trung Quốc đơn phương tuyên bố là “Khu nhận biết phòng không trên biển Hoa Đông”/ ADIZ mà không cần thông báo trước cho Bắc Kinh.
Những tuyên bố và hành động gần đây của giới chức và quân đội Mỹ cho thấy các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ sẽ diễn ra dày hơn, dồn dập hơn ở khu vực mà Bắc Kinh đang cố gắng muốn kiểm soát.
Đầu tuần trước Lầu Năm Góc cũng chính thức thông báo về việc hai chiếc oanh tạc cơ B-52 của mình đã bay qua khu vực ADIZ không thông báo gì cho phía Trung Quốc.
Nói với tờ Bloomberg, quan chức quân đội này cho biết loại máy bay, có trang bị vũ khí hay không khi bay qua vùng ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố sẽ phụ thuộc vào chiến dịch mà chúng đang phụ vụ.
“Đây là tín hiệu quan trong mà Mỹ muốn thể hiện với Trung Quốc. Chúng tôi (nước Mỹ) không sẽ bị bắt nạt và chúng tôi sẽ thực hiện các cam kết của mình trong đó có hiệp ước phòng vệ với Nhật Bản” – Nicholas Burns cựu quan chức phụ trách các vấn đề chính trị của Mỹ từ 2005 – 2008 được báo Bloomberg cũng đã khẳng định điều này.
Trong những ngày gần đây, quân đội Trung QUốc đã điều động các chiến đấu cơ tiến hành tuần tra khu vực ADIZ. Động thái này một phần được cho là cách thể hiện của Trung Quốc trước chuyến thăm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sắp tới đây của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Video đang HOT
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định sẽ có các cuộc tiếp xúc riêng với các nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề liên quan đến vùng ADIZ mà Trung Quốc mới đơ phương tuyên bố.
Theo dự đoán những cuộc tiếp xúc này có thể sẽ không được công khai.
The Giáo Dục
ADIZ là bàn đạp để Trung Quốc tập kích đường không căn cứ Mỹ?
Nếu sử dụng ADIZ trên biển Hoa Đông làm vùng an toàn, Trung Quốc sẽ tính tới thiết lập các sân bay nổi, tận dụng chiếm các đảo trên biển làm căn cứ không quân.
Trong chiến tranh hiện đại, chiến dịch tiến công đường không đóng vai trò rất quan trọng. Khi tác chiến hiệp đồng quân binh chủng, chiến dịch tiến công đường không là hình thức tác chiến chủ yếu để chi viện cho lực lượng binh chủng hợp thành giành thắng lợi trên chiến trường. Khi tiến hành độc lập, chiến dịch tiến công đường không là hình thức tác chiến quyết định đến thắng lợi của chiến dịch, chiến tranh. Hiện nay, chiến dịch tiến công đường không là một hình thức tác chiến chủ yếu của Không quân Trung Quốc.
Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, chiến dịch tiến công đường không của Không quân Trung Quốc thường là một phần của chiến dịch tác chiến liên quân, song nó cũng có thể là một chiến dịch được lực lượng không quân tiến hành độc lập. Chiến dịch tiến công đường không có quy mô lớn, có đặc trưng cơ bản là lực lượng không quân phải chủ động trong mọi tình huống và độc lập tác chiến. Đặc điểm chính của chiến dịch tiến công đường không là, chiến dịch này không chỉ đơn thuần là mục tiêu quân sự, mà thường phải đạt được các mục tiêu chính trị quốc gia, các mục tiêu thường rất nhạy cảm và việc tiến công phải được cấp cao nhất quyết định.
Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) sẽ giúp máy bay Trung Quốc áp sát, rút ngắn được đường bay tác chiến tiến công các mục tiêu của đối phương
Ngoài ra, loại hình chiến dịch này có tính độc lập cao, người chỉ huy chiến dịch nhiều khi phải trực tiếp quyết định quy mô tác chiến. Đặc điểm tiếp theo là có tính phức tạp cao, vì các hoạt động diễn ra ở sâu trong hậu phương của đối phương hoặc ở ngoài khơi, xa căn cứ. Cuối cùng là chiến dịch tiến công đường không diễn ra trên chiến trường rộng, mục tiêu phân tán và có cường độ tác chiến mạnh, tiêu tốn nguồn lực, đòi hỏi chi việc hậu cần lớn.
Những đặc điểm trên cho thấy, việc Trung Quốc đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, ngoài ý đồ chính trị là khẳng định lập trường, chủ quyền về lãnh thổ lãnh hải, không phận với Nhật Bản và Hàn Quốc thì việc thiết lập ADIZ còn nhằm mục đích lớn hơn là dọn đường cho các chiến dịch tiến công đường không của Trung Quốc trong tương lai. Vì cách đó không xa về đông bắc và phía đông nam là các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản và Thái Bình Dương. Nếu sử dụng ADIZ trên biển Hoa Đông làm vùng an toàn, Trung Quốc sẽ tính tới thiết lập các sân bay nổi, tận dụng chiếm các đảo trên biển làm căn cứ không quân. Từ đó, sẽ áp sát, rút ngắn được đường bay tác chiến và nâng cao tính cơ động tiến công các mục tiêu của đối phương.
Sơ đồ bố trì các căn cứ Không quân trên lãnh thổ Trung Quốc
Mục đích của việc thành lập ADIZ là dọn đường cho các chiến dịch tiến công đường không của Trung Quốc; chiếm ưu thế trên không để tiến hành các cuộc tập kích đường không vào mục tiêu của đối phương; tiêu diệt phá hủy các mục tiêu chính trị, quân sự chủ chốt của đối phương; tiêu diệt các lực lượng quân sự tập trung quy mô lớn của đối phương nhằm cô lập đối phương trên chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tác chiến trên bộ và trên biển của Quân đội Trung Quốc.
Theo các chuyên gia quân sự phương Tây, nếu phát động một chiến dịch tiến công đường không, Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành theo các bước cơ bản như sau:
Thứ nhất là lập kế hoạch tác chiến, trong đó sẽ xác định các mục tiêu quan trọng, tập trung các lực lượng của Không quân Trung Quốc vào các mục tiêu chủ yếu của chiến dịch và vào cuộc tập kích đầu tiên. Xác định thời gian, địa điểm tấn công mục tiêu của đối phương. Lập kế hoạch, cường độ tập kích, tập trung lực lượng giáng một đòn mạnh nhất có thể ngay từ cuộc tập kích đầu tiên và xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ để ra những đòn tiến công tiếp theo.
Thứ hai là tiến hành trinh sát và chống trinh sát của đối phương. Giai đoạn này được thực hiện dựa trên việc sử dụng các lực lượng trinh sát, tình báo và các phương tiện thông tin liên lạc vệ tinh, trinh sát vũ trụ, trên không, trên biển và mặt đất để thu thập các tin tức về hoạt động tác chiến của đối phương. Việc chống trinh sát của đối phương được Không quân Trung Quốc đặc biệt coi trọng, tập trung vào việc đảm bảo bí mất ý định và kế hoạch tác chiến, tiến hành ngay trong thời bình và trong suốt quá trình chiến tranh để chống lại việc trinh sát của đối phương.
Việc Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ là âm mưu dọn đường cho các chiến dịch tiến công đường không của không quân nước này.
Thứ ba là gây nhiễu thông tin và giành ưu thế điện tử.
Thứ tư là chọc thủng các hệ thống phòng không của đối phương. Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để tiến hành một chiến dịch tiến công đường không của Không quân Trung Quốc, có vai trò quan trọng quyết định đến thắng lợi của chiến dịch.
Thứ năm là tiến hành tập kích đường không. Giai đoạn này được chia làm hai phân đoạn là tiến công mở màn và các cuộc tiến công tiếp theo.
Cuối cùng là tiến hành vô hiệu hóa cuộc phản công của đối phương. Giai đoạn này, Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng hai hình thức chống phản công gồm: Chống lại đối phương chuẩn bị phản công hoặc tiến hành phản công vào các lực lượng Không quân Trung Quốc; bảo vệ các lực lương Không quân Trung Quốc về căn cứ. Phương pháp vô hiệu hóa các đợt phản công của đối phương bao gồm: Đánh chặn từ trên không; đánh chặn từ mặt đất; bảo vệ tốt các mục tiêu.
Có thể nói, chiến dịch tiến công đường không là một hình thức tác chiến chủ yếu của Quân đội Trung Quốc. Dó đó, việc chuẩn bị hay còn gọi là "dọn đường" cho các chiến dịch tiến công đường không trong tương lai có ý nghĩa rất quan trọng quyết định thành bại của một cuộc chiến và việc thiết lập ADIZ vừa qua là một ý đồ và là nước cờ táo bạo cho những dự định chiến lược của Trung Quốc.
Theo Tri Thức Trẻ
Bí ẩn đằng sau căng thẳng Mỹ-Trung về ADIZ Sự leo thang căng thẳng quân sự giữa Washington và Bắc Kinh thời gian gần đây chỉ là vẻ bề ngoài sau tuyên bố đơn phương của Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông. Nhưng lý do thực sự khiến cho Mỹ giận dữ là Trung Quốc đang có kế hoạch cắt giảm nắm giữ đồng...