Quan chức Nhật lo ông Duterte nhai kẹo cao su trước mặt Thiên hoàng
Các quan chức Nhật quan ngại về phong cách dân dã của tổng thống Rodrigo Duterte, khi ông lần đầu tiên tới nước này trên cương vị lãnh đạo Philippines.
Nhật hoàng Akihito và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: AP
“Khi ông Duterte tới thăm xã giao Nhật hoàng, hành động của ông trong sự kiện sẽ có ảnh hưởng lớn. Tôi tin rằng ông hiểu những hậu quả và sẽ không làm điều này (nhai kẹo cao su), nhưng tôi hy vọng phía Philippines nhắc ông về điểm cụ thể đó”, AP dẫn lời Itsunori Onodera, nhà lập pháp cấp cao của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, hôm 23/10 nói.
Ông Duterte dự kiến tới thủ đô Tokyo hôm nay trong chuyến thăm ba ngày, lần đầu tiên với tư cách tổng thống Philippines. Các quan chức Nhật đặc biệt quan tâm đến cuộc gặp giữa ông Duterte và Nhật hoàng Akihiro vào ngày 28/10 này.
Ở một đất nước nơi các phép tắc lịch sự và lễ nghi được coi trọng, nhiều người lo ngại về phong cách suồng sã của ông Duterte. Nhật hoàng từng được tôn sùng như thần thánh cho tới khi kết thúc Thế chiến II và mọi người được kỳ vọng lịch sự hơn nữa trước mặt ông và hoàng gia.
Video đang HOT
Các chương trình truyền hình Nhật gần đây liên tục quay cảnh ông Duterte ăn kẹo cao su trong các cuộc họp, khi đang bắt tay và trong các sự kiện khác. Trong cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Duterte mặc vest kiểu doanh nhân thay vì áo truyền thống “Barong” của Philippines. Ông để tay vào túi khi bước đi và nhai kẹo cao su trong lúc bắt tay và tại một lễ ký kết. Ông Duterte cũng không thường xuyên cài kín cổ áo sơ mi, thường mặc quần âu hoặc quần bò và có lúc bị nhìn thấy không đi tất.
“Thật không thể tin được. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì như thế!”, Kunihiko Miyake, nhà phân tích chính trị, từng là nhà ngoại giao, nói. “ Sao ông ấy lại dám hành động theo cách có thể làm người chủ nhà mất mặt”.
Tuy nhiên, Miyake cũng cho rằng có thể ông Duterte cố tình làm vậy do ông không hài lòng về việc thỏa hiệp trong vấn đề Biển Đông.
Trọng Giáp
Theo VNE
Nhật xem xét nguyện vọng thoái vị của Nhật hoàng
Một ban cố vấn Nhật Bản hôm nay tổ chức phiên họp đầu tiên để thảo luận về nguyện vọng thoái vị của Nhật hoàng Akihito.
Nhật hoàng Akihito. Ảnh: CBC
Theo Strait Times, đây là một vấn đề nhạy cảm chính trị bởi Hiến pháp thời kỳ hậu chiến của Nhật không quy định về việc thoái vị. Điều này cũng có nghĩa Luật Hoàng gia trước tiên phải được sửa đổi, sau đó Nhật hoàng Akihito mới có thể từ bỏ ngai vàng theo như nguyện vọng.
Giới chuyên gia đánh giá quá trình trên sẽ vô cùng phức tạp và có khả năng trì hoãn các kế hoạch mà Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang theo đuổi nhằm cải cách Hiến pháp hòa bình của đất nước, trao nhiều vai trò hơn cho quân đội.
Ban cố vấn, gồm 6 thành viên, do ông Takashi Imai, chủ tịch danh dự Liên đoàn Kinh doanh Nhật Bản (Keidanren) làm chủ trì, sẽ lắng nghe những ý kiến từ các học giả và nhà sử gia.
Thủ tướng Abe dường như sẽ cố gắng hạn chế phạm vi thảo luận nhắm tránh kích động những tranh cãi liên quan tới các vấn đề chính trị nhạy cảm, dễ khiến phe dân tộc bảo thủ, những người ủng hộ chủ chốt của ông, tức giận, theo Japan Times.
"Ban cố vấn là một công cụ để Văn phòng Thủ tướng kiểm soát các cuộc thảo luận" liên quan tới vấn đề thoái vị, một nguồn tin giấu tên thân cận với ông Abe cho biết.
Nhật hoàng Akihito, 82 tuổi, trong một lần xuất hiện hiếm hoi trên truyền hình hồi đầu tháng 8 thông báo ông muốn nhường ngôi vì tuổi cao và sức khỏe yếu. Nhật hoàng hiện có 5 người kế vị là nam giới, gồm một người chú trăm tuổi, một người em trai 80 tuổi, hai con trai là Thái tử Naruhito và Hoàng tử Akishino, cùng một cháu trai mới 10 tuổi.
Người dân Nhật Bản đứng nghe bài phát biểu của Nhật hoàng Akihito tại thủ đô Tokyo, ngày 8/8. Ảnh: Reuters
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nhật hoàng lên kế hoạch thăm Việt Nam Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko có thể lần đầu tiên thăm Việt Nam vào mùa xuân năm sau. Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko. Ảnh: PA Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko dự kiến có chuyến thăm 4 ngày vào tháng ba hoặc tháng 4, tham quan chủ yếu Hà Nội, với mục đích thúc đẩy thiện chí quốc...