Quan chức ngoại giao Nga nói về khả năng chiến tranh hạt nhân
Sau khi Tổng thống Vladimir Putin đặt kho vũ khí hạt nhân Nga vào tình trạng báo động chiến đấu cao, các nhà ngoại giao hàng đầu nước này đã lên tiếng về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo Topol-M được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk ở vùng Arkhangelsk trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Sputnik
Phát biểu trong cuộc họp báo tại Liên hợp quốc hôm 28/2, đại diện thường trực của Nga, ông Vasily Nebenzya đã trả lời các câu hỏi của các nhà báo về việc liệu có xảy ra chiến tranh hạt nhân hay không.
Kênh truyền hình RT dẫn lời ông Nebenzya khẳng định một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ là thảm họa đối với nhân loại và Moskva hy vọng tình hình căng thẳng ở Ukraine sẽ không đi vào vòng xoáy này.
Video đang HOT
Trong diễn biến liên quan, phát biểu thông qua liên kết video tại hội nghị giải trừ quân bị ở Geneva ngày 1/3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng sẽ không có người chiến thắng nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Nhà ngoại giao hàng đầu Nga cũng bày tỏ hy vọng rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ không bao giờ xảy ra, đồng thời kêu gọi Mỹ loại bỏ các đầu đạn của nước này khỏi châu Âu.
Hôm 27/2, Tổng thống Putin đã ra lệnh đặt các đơn vị mặt đất của quân đội Nga, được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cũng như các tàu của Hạm đội Phương Bắc và Thái Bình Dương vào tình trạng báo động cao. Ông giải thích quyết định này được đưa ra sau khi giới chức Mỹ và các nước đồng minh đưa ra “các lệnh trừng phạt bất hợp pháp” và “các tuyên bố gây hấn” nhằm vào Moskva.
Tuần trước, Nga đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Theo Điện Kremlin, mục tiêu của chiến dịch là để bảo vệ những người dân ở miền Đông Ukraine. Sau nhiều ngày xung đột, Mokva và Kiev đã tổ chức vòng đàm phán đầu tiên tại Belarus vào hôm 28/2. Theo hãng thông tấn TASS, cuộc đàm phán thứ hai sẽ được tổ chức trong hôm nay (2/3).
Khủng hoảng Ukraine buộc nhiều nước tìm giải pháp thay thế nguồn cung dầu khí từ Nga
Lo ngại nguồn cung dầu khí từ Nga bị gián đoạn liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhiều nước đang chủ động tìm kiếm giải pháp thay thế và hạn chế sự phụ thuộc vào Nga.
Công trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt tại bờ biển Tây Jutland, Đan Mạch. Ảnh: AP/TTXVN
Công ty dầu khí quốc gia của Đan Mạch Energinet thông báo dự án xây dựng đường ống dẫn khí dưới biển giữa Na Uy và Ba Lan được nối lại sau một thời gian tạm dừng do những vấn đề về môi trường.
Energinet cho biết công ty đã nhận được cấp phép về môi trường trong dự án xây dựng đường ống dẫn khí chạy qua Biển Baltic, theo đó công tác xây dựng sẽ tiếp tục được triển khai để đảm bảo tiến độ đưa đường ống này vào hoạt động một phần từ tháng 10/2022 trước khi vận hành toàn bộ từ ngày 1/1/2023.
Ba Lan trước đó đã thông báo sẽ không gia hạn hợp đồng mua khí đốt của doanh nghiệp dầu khí Gazprom (Nga), dự kiến hết hạn vào năm 2022. Hiện tại, Gazprom cung cấp 70% nhu cầu khí đốt của Ba Lan.
Tuần trước, sau khi Nga mở chiến dịch đặc biệt liên quan tới Ukraine, Đức cũng đã đình chỉ đưa vào vận hành đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 với Nga mặc dù công trình đã hoàn thành.
Cùng ngày, tập đoàn dầu khí Eni của Italy thông báo rút khỏi dự án xây dượng đường ống dẫn khí Blue Stream nối Nga và Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. Eni hiện nắm giữ 50% cổ phần dự án và một người phát ngôn của Eni thông báo công ty có ý định bán số cổ phần này. Eni đưa ra quyết định trên sau khi các doanh nghiệp BP và Shell đã rút khỏi các dự án liên quan đến Nga.
Cùng ngày, công ty dầu khí ExxonMobil (Mỹ) thông báo sẽ từng bước rút khỏi dự án Sakhalin-1. Đây là một trong những dự án lớn nhất tại Nga với 100% vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và là một hình mẫu về ứng dụng các giải pháp công nghệ tiến tiến, phục vụ cho ngành dầu khí nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng năng lượng. Liên danh thuộc dự án Sakhalin-1 hiện có các công ty con của Rosneft chiếm 20% cổ phần, công ty dầu khí Nhật Bản Sodeco (30% cổ phần), doanh nghiệp quốc doanh ONGC (20%), Exxon-Neftegaz (công ty con của Exxon-Mobil, 30%) và là nhà điều hành dự án Sakhalin-1. ExxonMobil nhấn mạnh sẽ không đầu tư bất cứ dự án mới nào tại Nga.
Tổng Thư ký NATO nhấn mạnh giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Ukraine Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 1/3 đã nhấn mạnh đến nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng tiếp diễn ở Ukraine. Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của NATO về căng thẳng Nga-Ukraine,...