Quan chức nghiện ngập, vấn nạn mới ở Trung Quốc
Nhiều quan chức Trung Quốc, trong đó có không ít đảng viên cũng bị rơi vào cảnh nghiện ngập, biến việc công thành việc riêng để trục lợi và tiếp tục sa chân vào ma túy.
Sử dụng hồng phiến lâu năm sẽ khiến khả năng tình dục suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới liệt dương và xuất tinh sớm ở nam giới – Ảnh:Trung tâm cai nghiện tự nguyện tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
Đó là kết quả điều tra của phóng viên tại tỉnh Hồ Nam nước này. Theo mạng Tin tức ngày 16.11, sau một thời gian nằm vùng điều tra tại tỉnh Hồ Nam, phóng viên điều tra đã phát hiện những mối quan hệ thiết lập chặt chẽ giữa các quan chức, cán bộ có sử dụng ma túy. Và việc dùng chất gây nghiện để trở thành một phương tiện giao dịch trong quan hệ làm ăn đã ngày càng trở nên phổ biến không thua kém việc dùng mỹ nhân kế.
Việc thiết lập một mạng lưới những kẻ đồng cảnh “nghiện” ngày càng dày đặc và báo này đã nêu lời cảnh tỉnh đáng báo động đỏ.
Chỉ tính riêng năm 2015, huyện Hoành Dương, tỉnh Hồ Nam đã điều tra, xử lý 61 cán bộ, đảng viên đang làm việc tại các văn phòng chính quyền như Sở Quản lý Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp, Sở Nhà đất, Sở Xây dựng, Sở Thủy lợi… dính tới ma túy. Đặc biệt chỉ riêng Sở Quản lý Giao thông đã chiếm tới 8 người nghiện ma túy, bao gồm cả Tổ trưởng tổ đảng, phó giám đốc Sở, Chủ nhiệm Phòng vận hành điều phối xe buýt…
Được biết Sở Cảnh sát tỉnh Hồ Nam đã phải khoanh vùng quan chức nghi vấn và kiên trì định kỳ bắt xét nghiệm nước tiểu hàng tháng mới thu được kết quả. Tuy nhiên số người nghiện dạng ma túy truyền thống thìít, thay vào đó là việc sử dụng đa dạng các loại chất gây nghiện mới như Ketamin, ma túy đá…
Một cán bộ nghiện ma túy đá và hồng phiến thừa nhận: “Đầu tiên tôi dùng vì tò mò, muốn theo đuổi cảm giác kích thích mới mẻ, dùng cho thời thượng kịp thiên hạ. Thấy bao nhiêu ngôi sao, người giàu đều dùng cả. Thế là nghiện”.
Video đang HOT
Không chỉ dừng ở mức độ nghiện ngập, không ít quan chức, cán bộ đã sa vào con đường này còn công khai nghiện ngập, thường xuyên tụ họp đánh bạc và dùng ma túy tại khách sạn, nhà hàng, tạo nên hình ảnh xấu đối với người dân địa phương.
Ba đặc điểm của quan chức nghiện ngập
Cũng từ các vụ án điều tra các quan chức nghiện ngập tại các tỉnh Hồ Nam, Vân Nam, Sơn Tây, Tứ Xuyên…, mạng Tin Tức đã phát hiện 3 đặc điểm trong vòng tròn quan chức nghiệp ngập như sau:
Nghiện theo đường dây: Giới thiệu lẫn nhau để mở rộng hội nghiện. Một quan chức cảnh sát chống ma túy cho biết, thông thường các quan chức nghiện ngập sẽ thành lập nên một nhóm kín, có người cung cấp hàng và địa điểm sử dụng thuốc gây nghiện. Rồi dần dà kẻ nọ giới thiệu kẻ kia, và mua thuốc trong hội này khi đã trót nghiện.
Tự chế công cụ sử dụng ma túy: cấp dưới cung cấp ma túy cho cấp trên.
Quan chức liên kết với bên ngoài để được cung cấp ma túy: Một số quan chức thường bị các doanh nghiệp mua chuộc bằng lợi ích kinh tế và ma túy cho đến khi buộc phải lệ thuộc vào chúng.
Trong số các quan chức bị bắt vì ma túy, phần lớn đều bị cưỡng chế cai nghiện trong 2 năm hoặc ít hơn tùy theo độ nghiện. Tuy nhiên phần lớn đều tái nghiện nhiều lần.
Trung Quốc đang cân nhắc biện pháp cứng rắn hơn khi phát hiện quan chức có hành vi sử dụng ma túy bằng cách cách chức và lập tức cho khai trừ đảng hoặc rời bộ máy chính quyền nơi đó; đồng thời truy cứu trách nhiệm đối với cấp trên trực tiếp và những người xung quanh có liên quan mật thiết với đương sự.
Lucy Nguyễn
Theo Thanhnien
Hãng tin Trung Quốc coi Mỹ là thủ phạm của vấn nạn nhập cư vào châu Âu
Tân Hoa xã vừa có bài bình luận chỉ trích Mỹ chính là nguyên nhân chính của tình trạng nhập cư ồ ạt vào châu Âu, kéo theo khủng hoảng nhân đạo.
Bài bình luận của Tân Hoa xã nêu câu chuyện hàng triệu người trên thế giới bị sốc trước những bức ảnh đầy thương tâm về cậu bé Syria 3 tuổi bị chết đuối nằm úp mặt trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ khi cùng gia đình chạy khỏi Syria để sang châu Âu tránh chiến tranh.
Lính gác Thổ Nhĩ Kỳ và những người tị nạn Syria tại khu vực biên giới giữa 2 nước. Ảnh: Telegraph.
Bài báo cho rằng cần phải nhìn thấu vấn đề - chính Mỹ phải chịu trách nhiệm chủ yếu về tất cả tình trạng hỗn loạn hiện nay [ở Trung Đông và châu Âu].
Bài báo nêu rõ, các nước mà đa số những người nhập cư ra đi - Syria, Libya, Iraq và Afghanistan - đều là mục tiêu cho các cuộc can thiệp của Mỹ, kéo theo tình trạng tàn phá, hỗn loạn, an ninh trong nước bị xấu đi và người dân phải thay đổi chỗ ở trên quy mô lớn.
Theo Tân Hoa xã, người dân ở các nước nói trên thậm chí còn không được hưởng các quyền con người cơ bản và nhiều người trong số họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải bỏ chạy (sang các nước láng giềng hoặc châu Âu) để bảo toàn mạng sống.
Bài báo nhận định rằng các nước châu Âu bị chỉ trích là thờ ơ và thiếu năng lực xử lý khủng hoảng người tị nạn, còn Mỹ thì không nhận ra trách nhiệm đạo lý của họ trong việc "dọn sạch" mớ hỗn độn hiện nay và giải quyết nguyên nhân gốc rẽ của vấn đề.
Bài viết của Tân Hoa xã cho rằng, Syria, cũng như Iraq và Libya trước đây, đều là nạn nhân của chính sách can thiệp của Mỹ ở Trung Đông. Bài viết nhấn mạnh, do sự can thiệp của phương Tây mà Syria đã trở thành "nguồn lớn nhất tạo ra" người di cư sang châu Âu trong các năm 2013, 2104, và nửa đầu năm 2015.
Bình luận viên của Tân Hoa xã nêu rõ, các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS xuất phát từ các phe đối lập Syria nhận được sự hỗ trợ của phương Tây (do Mỹ đứng đầu) để lật đổ chính quyền Syria.
Hãng thông tấn Trung Quốc tiếp tục công kích Mỹ khi cho rằng dù Mỹ đã rút quân khỏi các nước như Iraq và Afghanistan, họ vẫn phải chịu trách nhiệm vì đã "gây mất ổn định cho các quốc gia này"./.
Trung Hiếu
Theo_VOV
"Muốn giải quyết vấn nạn người di cư cần dập tắt nạn buôn người" Đây là nhận định được ông Trần Việt Thái - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao - đưa ra trong cuộc trao đổi tại chương trình Toàn cảnh thế giới. Thưa ông Trần Việt Thái, có thể nhận thấy cuộc khủng hoảng di cư hiện nay không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một khu vực...