Quan chức Nga phải nộp lại quà đắt tiền
Chính phủ Nga vừa ban hành nghị định cấm quan chức nước này nhận những món quà đắt tiền và phải nộp những món quà được tặng để cơ quan chức năng định giá.
Cụ thể, trong vòng 3 ngày sau khi được tặng quà hoặc kết thúc chuyến công tác tại nơi tặng quà, người nhận quà phải thông báo cho một ủy ban chuyên trách. Món quà được định giá dưới 3.000 rúp (90 USD) sẽ được trả lại cho người được tặng, nếu giá trị hơn thì phải đem bán và tiền thu được nộp vào kho bạc nhà nước. Mặc dù vậy, người được tặng quà vẫn có quyền mua lại món quà nếu thích. Hoa, giải thưởng, văn phòng phẩm không nằm trong danh sách cấm này. Đây được xem là một phần trong nỗ lực chống tham nhũng của Chính phủ Nga.
Theo ANTD
Nga dùng 15 tỷ USD "níu chân" Ukraine không gia nhập EU
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày hôm qua (17/12) đã đem đến cho người đồng cấp phía Ukraine một sự ủng hộ qúy giá khi chấp nhận chi 15 tỷ USD để mua nợ của nước này. Không những vậy Nga còn giảm tới 1/3 giá khí đốt bán cho Ukraine.
Video đang HOT
Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych hội đàm với Tổng thống Nga Putin
Cam kết hỗ trợ tài chính rất lớn trên được Mátxcơva đưa ra trong bối cảnh Kiev đang chịu nhiều áp lực từ những người biểu tình trong nước, ủng hộ việc gia nhập EU.
Ngay sau khi thông tin về thỏa thuận hỗ trợ được công bố, hàng chục nghìn người biểu tình lại đổ ra quảng trường Độc Lập ở trung tâm Kiev, để phản đối cái họ gọi là hành động "bán mình" của Tổng thống Viktor Yanukovych cho điện Kremlin.
Sự hỗ trợ của Mátxcơva sẽ giúp Kiev tránh được nguy cơ khủng khoảng cán cân thanh toán cũng như nguy cơ vỡ nợ giữa lúc nền kinh kế tiếp tục đi xuống kể từ nửa đầu năm ngoái.
Tuy nhiên thỏa thuận này cũng có thể khiến người biểu tình Kiev có thêm động lực sau khi ông Yanukovych từ chối ký vào thỏa thuận thành viên để gia nhập EU, vốn là nguyên nhân khiến biểu tình bùng phát dữ dội nhất kể từ sau cuộc Cách mạng cam năm 2004.
Người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney khẳng định Washington không ấn tượng bởi thỏa thuận này, và cho rằng nó "không giải quyết những lo ngại" của hàng nghìn người biểu tình đã cắm trại suốt ngày đêm trên quảng trường Độc Lập những tuần qua.
Thỏa thuận trên được ông Putin công bố sau cuộc hội đàm kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ tại Kremlin. Vị Tổng thống Nga khẳng định nước mình sẽ bỏ tiền để hỗ trợ người láng giềng Ukraine.
"Chính phủ Nga đã quyết định đầu tư một phần trong Quỹ phúc lợi quốc gia với mức 15 tỷ USD vào các chứng khoán của chính phủ Ukraine", ông Putin tuyên bố.
Bộ trưởng tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Mátxcơva sẽ đầu tư 15 tỷ USD (11 tỷ USD) vào trái phiếu bằng đồng euro, mà Kiev có ý định phát hành vào cuối năm nay. Ông khẳng định Nga sẽ mua 3 tỷ USD trái phiếu trong năm 2013, trong đó đợt mua đầu tiên có thể diễn ra ngay cuối tuần này.
Thông tin này lập tức khiến lợi tức trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ukraine sụt mạnh từ 9,69% xuống 8,75%. Sự sụt giảm này khiến việc đi vay của Ukraine trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Ông Putin cũng khẳng định tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga sẽ bán khí đốt cho Ukraine với mức giá chỉ 268,5 USD/1000 m khối - một mức giá rất "mềm" so với mức 400 USD hiện tại.
Dù vậy người đứng đầu điện Kremlin cũng nhấn mạnh rằng hai nhà lãnh đạo chưa hề thảo luận về việc Ukraine gia nhập Liên minh hải quan do Nga đứng đầu. Đây là liên minh mà Mátxcơva hy vọng có thể cạnh tranh với liên minh châu Âu gồm 28 quốc gia.
"Tôi muốn khiến mọi người bình tĩnh lại. Hôm nay chúng tôi chưa hề thảo luận về vấn đề Ukraine gia nhập Liên minh hải quan", ông Putin khẳng định.
Với việc nền kinh tế Ukraine gặp khó khăn, thủ tướng nước này Mykola Azarov hồi tuần trước cho biết Kiev sẽ cần phải vay 20 tỷ euro (27,5 tỷ USD) từ EU trước khi ký thỏa thuận gia nhập liên minh này.
Nhưng Brussels đã ngay lập tức bác bỏ ý kiến đó và khẳng định, EU sẽ không tham gia một cuộc đấu giá về tương lai của Ukraine.
Theo các nhà phân tích, thỏa thuận vừa được công bố sẽ giúp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Ukraine khoảng 4,5 tỷ USD/năm, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không cần khẩn trương cải cách nền kinh tế.
"Thỏa thuận hôm nay chỉ là một sự "giảm đau" ngắn hạn cho Ukraine. Nhưng những thách thức lớn hơn vẫn còn hiện hữu trong vòng vài năm tới", ông Neil Shearing, đến từ công ty Capital Economics cho biết.
Theo Dantri
Tổng thống Nga ra lệnh tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc Cực Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10.12 ra lệnh quân đội tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực sau khi Canada có ý định tuyên bố chủ quyền tại Bắc Cực và các vùng biển xung quanh. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters "Tôi muốn quân đội đặc biệt quan tâm chú ý đến việc tăng cường triển khai khí...