Quan chức Nga nói về khả năng Moskva bị loại khỏi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Nhà ngoại giao Dmitry Polyansky đã bình luận về lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelensky về việc tước bỏ tư cách thành viên thường trực của Moskva tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Dmitry Polyansky khẳng định tuyên bố trên là không đáng để quan tâm.
Theo đó, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho biết việc loại trừ Moskva khỏi HĐBA LHQ chỉ có thể xảy ra nếu như toàn bộ tổ chức này bị giải tán và thành lập mới.
Ông phát biểu trên sóng kênh truyền hình Soloviev Live TV: “Đương nhiên, mọi người bình thường đều nhận ra rằng kịch bản này chỉ có thể xảy ra nếu LHQ bị giải tán và thành lập mới”.
Trước đó, Tổng thống Zelensky và Đại sứ Ukraine đều tuyên bố Nga đã nắm giữ bất hợp pháp tư cách thành viên thường trực tại HĐBA sau khi Liên Xô tan rã.
Ông Polyansky khẳng định đó là điều hoàn toàn vô nghĩa và ngay cả các quan chức LHQ cũng đã đưa ra những lời giải thích rõ ràng về vấn đề trên.
Mặt khác, nhà ngoại giao Dmitry Polyansky cho hay việc Tổng thống Ukraine Vlodymyr Zelensky được phép phát biểu từ xa tại HĐBA LHQ và không cần tham vấn trước với các thành viên hội đồng khác là vi phạm quy định hiện có.
Trong bài phát biểu hôm 28/6, nhà lãnh đạo Ukraine kêu gọi LHQ chỉ định Nga là “quốc gia khủng bố” và loại trừ nước này khỏi HĐBA LHQ – nơi nước này có quy chế thành viên thường trực và quyền phủ quyết.
Đại hội đồng LHQ nhất trí thông qua nghị quyết về quyền phủ quyết của HĐBA
Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 26/4, 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm yêu cầu 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) phải giải trình khi họ sử dụng tới quyền phủ quyết đầy quyền lực để cản trở các quyết định của HĐBA.
Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) ngày 1/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghị quyết do Liechtenstein đề xuất được gần 100 nước ủng hộ và bảo trợ, trong đó có Mỹ, một trong 5 nước ủy viên thường trực HĐBA, trước khi được đưa ra Đại hội đồng lấy ý kiến. Một trong những điểm cốt lõi của nghị quyết này là Đại hội đồng sẽ có quyền họp phiên toàn thể thảo luận về vấn đề mà một hay nhiều nước ủy viên thường trực HĐBA sử dụng quyền phủ quyết để cản trở HĐBA ra nghị quyết liên quan. Phiên họp đó của Đại hội đồng sẽ được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi quyền phủ quyết được đưa ra.
Mặc dù không thay đổi được quyền phủ quyết của các nước ủy viên thường trực HĐBA nhưng nghị quyết này được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch của HĐBA và buộc các nước có quyền phủ quyết phải thận trọng hơn khi sử dụng tới quyền lực này.
Kể từ năm 1946 tới nay, quyền phủ quyết của ủy viên thường trực HĐBA đã được sử dụng 295 lần, trong đó Nga là nước sử dụng quyền này nhiều nhất với 143 lần. Trong cơ chế hiện nay của LHQ, chỉ cần một trong 5 nước ủy viên thường trực HĐBA dùng tới quyền phủ quyết thì HĐBA không thể ra được quyết sách gì cho dù đối với vấn đề khẩn cấp.
Chuyên gia nhận định lý do Nga bất ngờ rút khỏi đảo Rắn Việc Nga tuyên bố rút khỏi đảo Rắn giữa lúc chiếm ưu thế trên nhiều mặt trận ở Ukraine gây bất ngờ. Các chuyên gia đã đưa ra nhận định ban đầu về lý do đằng sau động thái này. Đảo Rắn có ý nghĩa chiến lược trên Biển Đen (Ảnh: AFP). Lý giải khác nhau của Nga và Ukraine Giới chức Nga...