Quan chức Nga nói về ‘bản án tử hình’ cho quân đội Ukraine dưới thời ông Trump
Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyanskiy tuyên bố rằng bất kỳ quyết định nào của chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc cắt giảm hỗ trợ cho Kiev sẽ là “bản án tử” đối với quân đội Ukraine.
Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm 27/11, Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc, ông Dmitry Polyanskiy cáo buộc chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã gia tăng hỗ trợ Ukraine nhằm “gây rối loạn cả ở Liên bang Nga và với đội ngũ mới tại Nhà Trắng”.
Ông Polyanskiy cho rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “đang sợ hãi” trước việc ông Trump quay trở lại nắm quyền vào tháng 1/2025 và ông Zelensky có lý do để lo ngại.
“Ngay cả khi chúng ta gạt sang một bên dự đoán rằng ông Donald Trump sẽ cắt giảm viện trợ cho Ukraine, điều mà đối với quân đội Ukraine sẽ là một bản án t.ử hìn.h, thì ngày càng rõ ràng rằng ông ấy và đội ngũ của mình, dù thế nào đi nữa, sẽ tiến hành một cuộc kiểm toán đối với viện trợ đã được cung cấp cho Kiev”, Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc nói.
Theo ông Polyanskiy, Liên bang Nga đã nhiều lần đề xuất đàm phán, nhưng Ukraine và các đồng minh phương Tây lại ưu tiên cho sự leo thang xung đột.
Ông Polyanskiy cảnh báo rằng quyết định của chính quyền Biden và các đồng minh châu Âu khi cho phép quân đội Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Liên bang Nga đã “đặt thế giới trên bờ vực của một cuộc xung đột hạt nhân toàn cầu”.
“Chúng tôi sẽ đáp trả dứt khoát trước mỗi làn sóng leo thang từ phương Tây”, ông Polyanskiy tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng Moskva “tin đó là quyền của mình khi sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở quân sự của những nước cho phép sử dụng vũ khí chống lại các cơ sở của chúng tôi”.
Theo hãng tin Reuters, nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump chưa đưa ra bình luận nào về phát biểu của Phó Đại sứ Liên bang Nga tại Liên hợp quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, ông Robert Wood, cho biết Washington sẽ “tiếp tục đẩy mạnh viện trợ an ninh cho Ukraine nhằm tăng cường khả năng của nước này, bao gồm cả phòng không và đặt Ukraine vào vị trí tốt nhất có thể trên chiến trường”.
Trên thực tế, ngày 19/11, Ukraine đã tấ.n côn.g tỉnh Bryansk của Liên bang Nga bằng sáu quả tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Ukraine.
Thông báo cùng ngày của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết hệ thống phòng không của nước này đã bắ.n hạ 5 quả tên lửa ATACMS và làm hư hại quả còn lại. Mảnh vỡ tên lửa rơi xuống một cơ sở quân sự và gây cháy, nhưng không gây thương vong.
Về phần mình, Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin tuyến bố vào ngày 21/11 rằng việc sử dụng các loại vũ khí tầm xa, bao gồm ATACMS không ảnh hưởng đến tiến trình của các hành động quân sự trong khu vực mà Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt.
Tuy nhiên, Ukraine vẫn tiếp tục các nỗ lực sử dụng tên lửa tầm xa nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Liên bang Nga.
Hãng tin Ria Novosti trích dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, cho biết trong ba ngày qua, quân đội Ukraine đã tấ.n côn.g các mục tiêu ở tỉnh Kursk hai lần bằng vũ khí tầm xa của phương Tây.
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thừa nhận rằng vào ngày 23 và 25/11, ba tên lửa ATACMS tầm xa do quân đội Ukraine phóng đã trúng mục tiêu ở khu vực Kursk.
Cụ thể là vào ngày 23/11, năm tên lửa ATACMS nhắm mục tiêu vào làng Lotarevka, gần vị trí của một đơn vị tên lửa phòng không S-400. Hai trong số các tên lửa này được cho là đã đán.h trúng mục tiêu, trong khi ba tên lửa còn lại được cho là đã bị phá hủy.
Sau đó hai hôm, quân đội Ukraine lại tổ chức tấ.n côn.g bằng tên lửa ATACMS vào sân bay Kursk-Vostochny. Bảy tên lửa được cho là đã bị đán.h chặn, trong khi một tên lửa đã trúng mục tiêu. Theo Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, các mảnh vỡ tên lửa rơi xuống gây ra “vết thương nhẹ” cho hai binh sĩ.
Ngoài ra, sau khi kiểm tra khu vực bị tấ.n côn.g, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã xác nhận rằng: “Quân đội Ukraine đã tấ.n côn.g bằng tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất”, đồng thời tuyên bố Moskva đang “chuẩn bị các hành động đáp trả đối với các cuộc tấ.n côn.g bằng ATACMS ở tỉnh Kursk”.
Tổng thống Ukraine đề cập tới kịch bản tệ nhất trong xung đột với Liên bang Nga
Trong khi nhiều quan chức xác nhận Ukraine lần đầu tấ.n côn.g vào lãnh thổ Liên bang Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất, Tổng thống nước này, ông Volodymyr Zelensky đã đề cập về kịch bản tồi tệ nhất trong xung đột với Moskva.
Theo tờ Bưu điện Kiev (The Kyiv Post) ngày 20/11, nhiều hãng truyền thông Mỹ dẫn nguồn tin ẩn danh cho biết các quan chức Mỹ xác nhận Ukraine đã sử dụng tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g các mục tiêu trong lãnh thổ Liên bang Nga vào hôm 19/11.
Căn cứ vào lời của hai quan chức Mỹ, đài CNN đưa tin: "Ukraine đã đán.h trúng một kho vũ khí của Liên bang Nga bằng tên lửa do Mỹ cung cấp. Đây là lần đầu tiên loại vũ khí này được sử dụng để tấ.n côn.g vượt biên giới".
Các báo cáo tương tự cũng xuất hiện trên website của tổ chức truyền thông độc lập, phi lợi nhuận NPR và tờ Thời báo New York (The New York Times), nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Bài viết trên website của tổ chức truyền thông độc lập, phi lợi nhuận NPR nói rằng quan chức Mỹ xác nhận Ukraine lần đầu sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS tấ.n côn.g vào lãnh thổ Liên bang Nga. Ảnh chụp màn hình website NPR
Báo Bưu điện Kiev cho biết các cuộc tấ.n côn.g này diễn ra sau nhiều tháng đàm phán với Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc sử dụng vũ khí nhằm vào bên trong lãnh thổ Liên bang Nga, nhưng mãi tới ngày 17/11 vừa qua, ông chủ thứ 46 của Nhà Trắng mới "bật đèn xanh" cho việc này.
Trả lời phỏng vấn với tờ O Globo của Brazil ngày 19/11, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Tây Bán cầu, ông Brian Nichols, cho rằng việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa có thể buộc Nga phải bước vào bàn đàm phán hòa bình.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tại Kiev ngày 19/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không xác nhận liệu cuộc tấ.n côn.g vào một kho vũ khí gần Bryansk có được thực hiện bằng tên lửa ATACMS hay không, nhưng ông khẳng định Ukraine có khả năng tấ.n côn.g tầm xa và sẽ sử dụng năng lực này.
Cũng trong ngày 19/11, ông Zelensky đã nói với Fox News rằng Ukraine "sẽ thua" trong cuộc chiến với Liên bang Nga nếu Mỹ cắt viện trợ quân sự.
Cụ thể ông Zelensky tuyên bố: "Nếu họ cắt viện trợ, chúng tôi - tôi nghĩ chúng tôi sẽ thua" và cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ chiến đấu. Chúng tôi có khả năng sản xuất, nhưng không đủ để giành chiến thắng. Và tôi nghĩ, điều đó cũng không đủ để sống sót".
Theo tờ Bưu điện Kiev, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump thường xuyên ch.ỉ tríc.h khoản viện trợ hàng tỷ USD mà chính quyền Joe Biden đã cung cấp cho Kiev kể từ khi Liên bang Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Nhưng quá trình vận động tranh cử, Ông Trump, với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà đã nhiều lần cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh nhưng không nói rõ chi tiết cách thức thực hiện.
Tuần này, các đồng minh của Trump lên tiếng ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ quyết định của ông Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g vào bên trong lãnh thổ Liên bang Nga, cáo buộc đây là một hành động leo thang nguy hiểm.
Trả lời phỏng vấn Fox News ngày 18/11, ông Mike Waltz - người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia, nhận định: "Đây là một bước leo thang khác và không ai biết điều này sẽ đi đến đâu".
Trong khi đó, Quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia trong chính quyền Trump 1.0, ông Richard Grenell, người từng được xem là ứng viên sáng giá cho vị trí Ngoại trưởng Mỹ, nói rằng: "Không ai lường trước được việc ông Joe Biden sẽ leo thang chiến tranh ở Ukraine trong thời kỳ chuyển tiếp. Điều này như thể ông ấy đang phát động một cuộc chiến hoàn toàn mới".
Tuy nhiên, theo ông Grenell, "bây giờ mọi thứ đã thay đổi. Tất cả các tính toán trước đây đều vô giá trị. Và tất cả đều vì chính trị".
Trong khi đó, tổng thống Ukraine nói với Fox News rằng "sự đoàn kết" giữa Ukraine và Mỹ là "điều quan trọng nhất." Ông Zelensky cho rằng ông Trump có thể gây ảnh hưởng đến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin để chấm dứt chiến tranh, vì "ông ấy mạnh mẽ hơn ông Putin rất nhiều".
Trong bối cảnh Liên bang Nga đang giành thêm lợi thế và các cuộc đàm phán ngày càng được đề cập nhiều, Ukraine lo ngại sẽ rơi vào thế bất lợi khi bàn thảo về một thỏa thuận hòa bình.
Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấ.n côn.g tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga Báo Mỹ cho hay chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của Mỹ để tấ.n côn.g sâu vào lãnh thổ Nga và nguồn tin của Reuters đã tiết lộ về thời điểm Kiev bắt đầu thực thi đòn đán.h. Tờ Thời báo New York ngày 17/11 dẫn nguồn tin ẩn danh là quan...