Quan chức Nga: NATO “đông tiến” có thể gây hậu quả thảm khốc
Việc NATO mở rộng sang Ukraine và Gruzia có thể gây “hậu quả thảm khốc” đối với châu Âu, đại sứ Nga tại NATO ngày 28/7 cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, trong bối cảnh quan hệ giữa Mátxcơva và phương Tây rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Xe tăng trong một cuộc tập trận của NATO tại Ba La hồi tháng 6/2015 (Ảnh: AFP)
“Bất kỳ một trò chơi chính trị nào liên quan tới sự mở rộng của NATO sang Ukraine và Gruzia đều chất chứa đầy những hệ quả địa chính trị lớn nhất, nghiêm trọng nhất đối với tất cả châu Âu”, đại diện thường trực của Nga tại Nga, ông Alexander Grushko, cho biết với kênh truyền hình của Nga LifeNews.
“Tôi hi vọng rằng người dân tại Brussels và các thủ đô khác hiểu đầy đủ về mối nguy hiểm của cuộc chơi này, mối nguy hiểm của những lá bài mà một số lực lượng đang cố gắng sử dụng. Điều này có thể gây những hậu quả thảm khốc”, ông Grushko nhấn mạnh.
Đại sứ Grushk nói thêm, sự mở rộng của NATO cũng có thể gây hậu quả thảm khốc với Ukraine, nơi một cuộc xung đột đã nỗ ra giữa những người đòi độc lập thân Mátxcơva với các binh sĩ Ukraine kể từ năm ngoái.
Việc Mátxcơva sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm ngoái và cuộc xung đột ở miền đông Ukraine sau đó đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và NATO. Mỗi bên cáo buộc lẫn nhau can thiệp vào tình hình của quốc gia Liên Xô cũ.
Video đang HOT
Ông Grushko cáo buộc NATO đang dựng lên một “bức màn thép” tại châu Âu bằng việc triển khai quân và tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần biên giới phía đông nước này, một động thái mà NATO nói là nhằm đề phòng Mátxcơva.
Hồi đầu năm nay, NATO đã nhất trí tăng cường phòng phủ tại 6 trung tâm chỉ huy ở phía đông châu Âu và một lực lượng mũi nhọn gồm 5.000 binh sĩ. NATO cũng cho biết sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự liên tục trong khu vực.
Đáp lại động thái của NATO, Nga ngày 26/7 đã công bố học thuyết hải quân mới nhằm chống lại điều mà Mátxcơva gọi là các nỗ lực “không thể chấp nhận được” của NATO nhằm di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự tới gần biên giới Nga.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Mỹ - Ukraine khởi động tập trận quy mô lớn
Ngày 20/7, Mỹ và Ukraine đã khởi động cuộc tập trận đa quốc gia quy mô lớn mang tên Saber Guardian hay Rapid Trident -2015 (Đinh ba Thần tốc - 2015). Bộ Ngoại giao Nga coi đây là hành động khiêu khích của Mỹ và Ukraine, cảnh báo sẽ gây bùng nổ xung đột trong khu vực.
Cuộc tập trận được khởi động tại thao trường ở huyện Yavorov, tỉnh Lvov (Ảnh: NATO)
Tập trận kéo dài 2 tuần, diễn ra từ ngày 20/7 tới 31/7, với sự tham dự của khoảng 2.000 binh sĩ đến từ 18 quốc gia, trong đó phần lớn là các nước thành viên NATO và hai nước thuộc không gian Xô viết cũ là Moldova và Azerbaijan.
Cuộc tập trận còn có sự tham gia của nhiều phương tiện thiết yếu như xe bọc thép, máy bay trực thăng... và khoa mục bắn đạn thật.
Trong tuyên bố trước khi cuộc tập trận diễn ra, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Igor Dolgov cho biết ngoài binh sĩ Mỹ, cuộc tập trận có sự tham gia của các binh sĩ Anh, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Gruzia, Litva...
"Các cuộc diễn tập chung này... thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine trong cuộc chiến bảo vệ tự do và chủ quyền", Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syvak tuyên bố tại lễ thượng cờ.
"Cuộc tập trận sẽ nâng cao khả năng hợp tác của các nước thành một lực lượng thống nhất nhằm đảm bảo sự ổn định", Tư lênh Mỹ Alfred Renzi khẳng định.
Các nước NATO coi cuộc tập trận, được tiến hành ở miền Tây Ukraine và sát với biên giới Ba Lan, là hành động thể hiện sự đoàn kết và nhất trí trong bối cảnh phải đối mặt với sự phản ứng ngày càng cứng rắn từ Điện Kremlin.
Tuy nhiên, Nga coi cuộc tập trận là hành động khiêu khích có thể "gây bùng nổ xung đột" trong khu vực.
"Các cuộc tập trận quân sự có sự tham dự của các thành viên NATO và quân đội Ukraine đã bắt đầu tại vùng Lvov dưới sự chỉ huy của Mỹ là một bằng chứng rõ ràng cho thấy chính sách khiêu khích của NATO nhằm ủng hộ một cách công khai đối với những chính sách của chính quyền Kiev hiện nay ở miền Đông Ukraine", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Cũng theo tuyên bố trên, cuộc tập trận sẽ để lại những hậu quả xung đột và đe dọa đẩy lùi tiến trình hòa bình miền Đông Ukraine do phe ly khai kiểm soát.
"NATO cần phải hiểu rằng những hành động như vậy... có thể đe dọa làm chệch hướng tiến trình hòa bình ở khu vực bất ổn miền Đông Ukraine", tuyên bố nhấn mạnh.
Trước đó, hồi giữa tháng 6, tại thao trường ở Yavorov cũng đã diễn ra giai đoạn 2 của cuộc tập trận chung Ukraine-Mỹ mang tên Fearless Guardian-2015. Mục đích chính của cuộc diễn tập là nhằm nâng cao năng lực và huấn luyện binh sĩ Cảnh vệ quốc gia Ukraine đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngoài hai cuộc tập trận Rapid Trident-2015 và Fearless Guardian-2015, quân đội Ukraine cũng dự kiến sẽ diễn tập pháo binh ở thao trường Urzuf thuộc ngoại ô Mariupol. Người dân Mariupol và các khu vực lân cận đã nhận được cảnh báo về âm thanh của hỏa lực pháo binh.
Năm 2014, Ukraine cũng đã tổ chức cuộc tập trận Rapid Trident-2014 từ ngày 15 - 26/9 với sự tham gia của hơn 1.200 binh sĩ đến từ 15 quốc gia.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Thái Lan mua sắm tàu ngầm Trung Quốc vì trò chơi địa-chính trị mới Thái Lan mua tàu ngầm Trung Quốc là kỳ quái, là để chơi trò địa-chính trị mới, nhằm vào láng giềng và đã thách thức Mỹ, nhưng Thái Lan cần ASEAN đoàn kết. Gần đây, tàu tuần tra duyên hải Pattani số hiệu 511 của Hải quân hoàng gia Thái Lan quay trở lại nhà máy tiến hành bảo trì, sửa chữa. Tàu...