Quan chức Nga : Moskva và Paris cùng bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran
Theo Trợ lý Phủ Tổng thống Nga Yury Ushakov ngày 17/8, cả Moskva và Paris cùng chia sẻ các nỗ lực chung trong việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran tại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Putin và Macron.
Trợ lý Phủ Tổng thống Nga Yury Ushakov. (Nguồn: sputniknews)
Theo mehrnews.com, trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp phía Pháp Emmanuel Macron vào ngày 19/8 tới, Trợ lý Phủ Tổng thống Nga (điện Kremlin) Yury Ushakov ngày 17/8 cho biết, cả Moskva và Paris cùng chia sẻ các nỗ lực chung trong việc bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trao đổi với báo giới, ông Ushakov cho hay, cả ông Putin và ông Macron cũng sẽ thảo luận về tình hình liên quan Iran và chương trình hạt nhân của nước này.
Video đang HOT
Hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Ushakov nêu rõ: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng cả Nga và Pháp đều chia sẻ những nỗ lực chung nhằm duy trì Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) và ngăn ngừa việc leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ ở Vịnh Persian.”
Ông cũng nói thêm rằng Nga muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Astana (Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran).
“Chúng tôi có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh này vào tương lai gần cùng với các đối tác. Các công tác (chuẩn bị) thực tế cho hội nghị thượng đỉnh ba bên đang được tiến hành”./.
Theo (Vietnam )
Iran công bố thời hạn để các nước ký JCPOA bảo vệ thỏa thuận
Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 14/8 cho biết nếu Tehran tiến đến giai đoạn 3 của việc giảm thực hiện những nghĩa vụ theo Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Thì các nước ký kết thỏa thuận hạt nhân này sẽ có thêm 60 ngày để hoàn tất những yêu cầu của Iran và bảo vệ thỏa thuận.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani phát biểu tại thủ đô Tehran ngày 8/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một phiên họp của Chính phủ Iran, ông Rouhani nêu rõ nếu giai đoạn 2 trôi qua mà không mang lại bất kỳ kết quả nào, Tehran sẽ tiến tới giai đoạn thứ 3 và cho thêm 60 ngày để các bên tìm ra một giải pháp phù hợp, đúng đắn và cân bằng nhằm giải quyết vấn đề. Ông Rouhani nhấn mạnh quốc gia này vẫn cam kết tuân thủ JCPOA và sẵn sàng đối thoại.
Cho tới nay, Iran đã từng bước hiện thực hóa lời cảnh báo điều chỉnh phạm vi tuân thủ cam kết trong JCPOA, sau khi các quốc gia còn lại, đặc biệt là Anh, Pháp và Đức, không đưa ra được một con đường khả quan để cứu vãn thỏa thuận, giúp Iran tránh những trừng phạt của Mỹ sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018. Tehran tuyên bố vượt xa hạn mức urani làm giàu cấp thấp được phép dự trữ là 300 kg và bắt đầu làm giàu urani hơn giới hạn 3,67% nêu trong thỏa thuận lên 4,5%.
Liên quan đến an ninh vùng Vịnh, Tổng thống Iran đã hối thúc sự hợp tác giữa các nước trong khu vực nhằm bảo vệ an ninh vận tải hàng hải. Ông Rouhani tin rằng Iran và các nước vùng Vịnh có thể tự bảo vệ được khu vực mà không cần tới các lực lượng nước ngoài. Theo ông, việc thành lập một liên minh hàng hải tại đây là không khả thi và kể cả khi điều này được thực hiện, nó cũng sẽ không góp phần đem lại an ninh khu vực.
Eo biển Hormuz chỉ rộng 33 km, nhưng lại là lối vào phía Đông và điểm ra vùng Vịnh, hiện do Iran và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) quản lý. Tình hình tại đây đang ngày càng trở nên căng thẳng do các vụ tấn công tàu chở dầu, việc Iran và Mỹ bắn rơi máy bay do thám không người lái của nhau, cũng như việc Iran bắt giữ tàu chở dầu của Anh.
Mỹ đã mời các nước Australia, Pháp, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Bỉ, Anh và Hàn Quốc tham gia liên minh, khẳng định rằng tất cả các bên liên quan sẽ không chỉ bảo vệ lợi ích của họ mà còn để đảm bảo nguyên tắc cơ bản về giao thông hàng hải tự do và mở. Anh tuyên bố sẽ tham gia sứ mệnh đảm bảo an ninh biển do Mỹ dẫn đầu tại vùng Vịnh để bảo vệ các tàu thương mại đi qua eo biển Hormuz, trong khi Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Đức sẽ không tham gia liên minh hải quân của Mỹ, mà ủng hộ một sứ mệnh của châu Âu trong vấn đề này. Chính phủ Nhật Bản ngày 8/8 tuyên bố Tokyo có thể cử các tàu tới tuần tra ngoài khơi Yemen thay vì tham gia liên minh do Mỹ dẫn đầu vì lo ngại rằng hành động như vậy có thể làm tổn hại quan hệ hữu nghị của Nhật Bản và Iran.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trước đó khẳng định Tehran sẽ không nhân nhượng trước các hành vi "xâm phạm hàng hải" tại eo biển Hormuz.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Gian nan tìm 'liều thuốc' cứu thỏa thuận hạt nhân Iran Đại diện các quốc gia còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, còn gọi là Kê hoach Hanh đông chung toan diên (JCPOA) gồm Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nga và Iran sau cuộc họp khẩn tại Vienna (Áo) ngày 28/7 đã "tái khẳng định tiếp tục cam kết duy trì JCPOA". Toàn cảnh cuộc họp giữa đại diện các nước...