Quan chức Nga: Elon Musk có thể trở thành Tổng thống Mỹ, giá dầu năm tới lên 150 USD/thùng
Ngoài các dự báo nêu trên, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev còn cho rằng Anh có thể quay lại EU, sau đó liên minh này sẽ tan rã và một cuộc nội chiến ở Mỹ có thể sẽ xảy ra, sau đó California và Texas trở thành các quốc gia độc lập.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: Reuters
“Mọi người đều thích đưa ra các dự đoán trước thềm năm mới. Nhiều người đang đưa ra những giả thuyết về tương lai, cạnh tranh trong việc dự báo những điều bất ngờ nhất, thậm chí vô lý nhất. Chúng tôi cũng sẽ đóng góp phần mình”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Medvedev nói.
Ông Medvedev dự đoán vào năm 2023, giá dầu có thể lên tới 150 USD/thùng và giá khí đốt tăng lên 5.000 USD/m3. Ông cho rằng Anh có thể quay lại Liên minh châu Âu (EU), sau đó liên minh này sẽ tan rã.
Chính trị gia này dự đoán Ba Lan và Hungary sẽ tiếp quản các khu vực phía Tây của Ukraine. Đệ tứ Đế chế dựa trên nước Đức và các đồng minh sẽ hình thành. Liên minh này có thể gây chiến với Pháp, sau đó châu Âu sẽ phân tách do Ba Lan tách ra.
Video đang HOT
Theo Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cuộc nội chiến ở Mỹ sẽ xảy ra, California và Texas trở thành các quốc gia độc lập. Sau đó, Elon Musk có thể thắng cử Tổng thống Mỹ và từ chối sử dụng đồng euro và USD là loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.
Trong diễn biến liên quan, ông Medvedev cũng đưa ra những nhận định về mối quan hệ giữa Nga và phương Tây. Vị quan chức này cho rằng quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ vẫn rạn nứt trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ tới.
Ông cáo buộc các cường quốc phương Tây không trung thực và điều này đã gây ra rạn nứt có thể kéo dài tới nhiều thập niên tới. Theo ông, việc Nga cố gắng đạt được một thỏa thuận với phương Tây có thể không có nhiều ý nghĩa.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cũng nói rằng những sự kiện diễn ra trong năm 2022 đã khiến Nga không còn giữ những “ảo tưởng” về phương Tây và Moskva có thể sẽ không tin những lời hứa từ đối phương.
Ông Medvedev cho hay Nga đã bị lừa dối khi phương Tây nói việc NATO mở rộng không gây ra mối đe dọa cho Moskva. Ông cáo buộc phương Tây không nói thật khi họ ủng hộ một lộ trình hòa bình tại Ukraine vào năm 2014 và điều này chỉ nhằm cho Kiev có thời gian chuẩn bị cho một cuộc đối đầu với Nga.
Ông dự đoán với rạn nứt hiện tại, Nga và phương Tây có thể sẽ không khôi phục quan hệ bình thường trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập niên tới.
“Từ lúc này, Nga sẽ không cần tới họ cho tới khi một thế hệ chính trị gia mới có quan điểm hợp lý lên nắm quyền. Chúng tôi sẽ cẩn trọng và cảnh giác. Chúng tôi sẽ phát triển quan hệ với phần còn lại của thế giới”, ông nói thêm.
Nga sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu vào năm 2023
Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu tới 7% trong đầu năm 2023 sau khi các nước phương Tây thống nhất áp giá trần đối với dầu thô của nước này.
Một cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Trên đây là tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, người phụ trách chính sách năng lượng của Moskva, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossiya-24 ngày 23/12.
Theo hãng tin TASS của Nga, Phó Thủ tướng Nga Novak cho biết để đối phó với việc áp trần giá dầu, Moskva có kế hoạch cấm cung cấp dầu và các sản phẩm dầu cho các nước yêu cầu tuân thủ quyết định áp trần giá dầu trong hợp đồng. Mức cắt giảm có thể từ 500.000 - 700.000 thùng/ngày, tương đương với 5 - 7% tổng sản lượng khai thác của Nga. Ông khẳng định Moskva sẽ không giao dịch dựa trên các điều khoản về mức trần giá dầu.
Quan chức Nga cũng cho biết thêm khí đốt của nước này rẻ và nhu cầu mua mặt hàng này của Moskva vẫn còn. Ngoài ra, quyết định về việc thiết lập một trung tâm khí đốt tiềm năng ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được đưa ra vào năm 2023.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố dự kiến vào các ngày 26 hoặc 27/12 tới, ông sẽ ký sắc lệnh về các biện pháp trả đũa việc các nước áp giá trần đối với dầu của Nga.
Đầu tháng này, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã hoàn thành việc phê chuẩn bằng văn bản đối với mức giá trần 60 USD/thùng do Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất đối với dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của Nga.
Lệnh cấm vận nhằm vào dầu mỏ của Nga nói trên đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12. Theo đó, từ thời điểm này, EU sẽ không còn mua dầu thô xuất khẩu của Nga. Việc đưa ra mức giá trần đồng nghĩa với việc các nước tham gia sẽ chỉ được phép mua dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ vận chuyển qua đường biển của Nga được bán bằng hoặc thấp hơn mức giá trần. Ngoài ra, EU cũng ngừng nhập khẩu các sản phẩm từ dầu của Nga từ ngày 5/2/2023.
Mỹ bắt đầu bổ sung kho dự trữ dầu mỏ chiến lược Bộ Năng lượng Mỹ ngày 16/12 thông báo dự định mua 3 triệu thùng dầu để bổ sung vào Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) của nước này. Động thái này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định giải phóng lượng dầu kỷ lục từ kho dự trữ trong năm 2022 để ổn định...