Quan chức Nga: Đàm phán hoà bình sẽ diễn ra nếu phương Tây, Ukraine hạ vũ khí
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói đàm phán về Ukraine có thể diễn ra nếu phương Tây và chính quyền Kiev hạ vũ khí, ngừng bắn phá thành phố của Nga.
“Nếu phương Tây và Kiev muốn ngồi vào bàn đàm phán, trên hết, họ nên ngừng bắn phá các thành phố của Nga và hạ vũ khí. Sau đó, có thể tổ chức cuộc đối thoại dựa trên thực tế địa chính trị mới”, TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin cho biết hôm 23/2.
Trước đó, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng phương Tây không thể hiện thiện chí, sẵn sàng cho các sáng kiến hòa bình về xung đột ở Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin. (Ảnh: TASS)
Hôm 21/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết xung đột ở Ukraine sẽ phải kết thúc bằng ngoại giao và đàm phán.
Video đang HOT
Tháng 10 năm ngoái, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã ban hành sắc lệnh cấm các cuộc đàm phán với Nga, tuyên bố ông không quan tâm đến việc đối thoại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Ông Zelensky đang thúc đẩy “kế hoạch hòa bình” gồm 10 điểm, trong đó kêu gọi các lực lượng Nga rút quân, bồi thường thiệt hại và mở tòa án tội phạm chiến tranh. Tuy nhiên, Nga bác đề xuất này, cho rằng những yêu cầu đó là ” không thể chấp nhận được”.
Xung đột Nga – Ukraine gần tròn một năm chưa có hồi kết. Mới đây, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết Trung Quốc nêu ra một số điểm quan trọng trong kế hoạch hòa bình của nước này đối với Nga và Ukraine. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng Kiev đang ưu tiên cho “công thức” hoà bình do Tổng thống Zelensky đã đưa ra.
Nga nhiều lần tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine. Đầu tháng 2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin cho biết các cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra vào mùa xuân năm ngoái đã bị Ukraine đình chỉ. Ông cho rằng chính Washington và Brussels là những bên mà Moskva cần phải đối thoại, không phải Kiev.
Cựu cố vấn an ninh Mỹ: Ukraine muốn đàm phán hòa bình trước khi phương Tây mệt mỏi vì xung đột
Theo một cựu cố vấn an ninh Mỹ, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đang đặc biệt muốn gửi tín hiệu tới châu Âu rằng ông sẵn sàng đàm phán hòa bình để tránh bị chỉ trích về một cuộc xung đột kéo dài.
Đống đổ nát ở Makeyevka, Donetsk sau khi bị Ukraine pháo kích. Ảnh: Sputnik
Trả lời phỏng vấn tờ Fox News, Cựu Trợ lý Đặc biệt về An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush Michael Allen cho rằng Tổng thống Zelensky đang tìm cách đưa Nga ra khỏi đất nước của mình trước khi phương Tây cảm thấy mệt mỏi với cuộc xung đột.
"Tôi nghĩ rằng Zelensky biết ông ấy phải tiếp tục tiến lên và đưa Nga ra khỏi lãnh thổ của mình trước khi phương Tây mệt mỏi với việc tài trợ cho chiến dịch tại đất nước của ông ấy", ông Allen chỉ ra.
Theo chuyên gia này, Tổng thống Zelensky đặc biệt muốn gửi tín hiệu tới người châu Âu rằng ông ấy sẵn sàng đàm phán hòa bình để tránh bị chỉ trích về một cuộc xung đột kéo dài.
Đây là lý do tại sao Tổng thống Zelensky đề xuất một hội nghị thượng đỉnh hòa bình.
Về phần mình, trong một tuyên bố mới nhất đăng trên mạng xã hội Telegram, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga ông Leonid Slutsky thì cho rằng đối với một Ukraine bị bên ngoài tác động, bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng không có giá trị.
Theo ông Slutsky, Ukraine đang đánh mất chủ quyền và sự độc lập. Bên cạnh đó, đàm phán với giới lãnh đạo của nước này sẽ chẳng có giá trị gì chừng nào đất nước còn bị bên ngoài tác động. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Slutsky bình luận về tuyên bố của Tổng thư ký (TTK) Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg.
Trước đó, TTK NATO phát biểu trên đài BBC rằng phương Tây nên tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine để buộc Nga phải ngồi xuống đàm phán cũng như công nhận Ukraine là một quốc gia châu Âu có chủ quyền và độc lập.
Theo ông Slutsky, Ukraine vẫn là một quốc gia và không ai thách thức tình trạng này. Mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt là bảo vệ công dân Nga, chứ không phải để tiêu diệt Ukraine.
Ông Slutsky nhấn mạnh Kiev đang mất chủ quyền và độc lập nhanh chóng vì những người bảo trợ phương Tây.
Hiện xung đột Nga-Ukraine bước sang tháng 11 với việc hai nước đột ngột thay đổi chiến thuật tấn công.
Trong khi Ukraine bắt đầu sử dụng máy bay không người lái tấn công cơ sở năng lượng của Nga thì Nga cũng bắt đầu chú ý tới việc làm suy yếu năng lực tấn công tầm xa bằng máy bay không người lái của Ukraine.
Trong một diễn biến mới nhất, vào đêm giao thừa, quân đội Nga đã gánh chịu tổn thất nặng nề khi Ukraine sử dụng tên lửa HIMARS đánh trúng vào vị trí trú quân tạm thời của lực lượng Nga ở Donbass.
Ngày 2/1, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 63 binh sĩ Nga thiệt mạng trong vụ tấn công bằng tên lửa HIMARS của Ukraine.
Nga yêu cầu được tham gia cuộc điều tra vụ rò rỉ đường ống Dòng chảy phương Bắc Nga và Đức phải được tham gia vào cuộc điều tra quốc tế về vụ rò rỉ hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc ở biển Baltic. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Vershinin đã tuyên bố như trên trong cuộc họp báo ngày 5/10 ở Moskva. Khí đốt rò rỉ từ đường ống dẫn Dòng chảy phương Bắc chạy dưới biển...